Từ bảng 2.2 ta thấy rằng, nguồn vốn huy động của chi nhánh có xu hướng tăng lên mỗi năm với tỷ lệ tăng tương đối tốt. Cụ thể: Nguồn vốn huy động năm 2009 đạt 1.098.243 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2008 là 31,07%, nguồn vốn năm 2010 tiếp tục tăng hơn so với năm 2009 là 41,31% tương ứng với lượng vốn huy động là 1.551.910 triệu đồng. Là một chi nhánh mới thành lập, để đạt được những kết quả như trên là sự cố gắng của toàn thể ban lãnh đạo, nhân viên trong chi nhánh. Chi nhánh đã chủ động, linh hoạt nắm bắt tình hình diễn biến của thị trường, triển khai kịp thời các sản phẩm dịch vụ mới, các chính sách khách hàng phù hợp, có tính cạnh tranh cao, nhằm giữ vững ổn định khách hàng truyền thống và thu hút ngày càng nhiều khách hàng mới.
Bên cạnh việc tập trung nghiên cứu áp dụng các sản phẩm tiền gửi đa dạng để thu hút và giữ ổn định nguồn vốn từ các tổ chức, Chi nhánh cũng rất chú trọng đẩy mạnh công tác huy động vốn từ dân cư bằng việc tăng cường phát triển mạng lưới. Trong năm 2010, chi nhánh đã mở mới thêm một phòng giao dịch loại 2 và nâng cấp kiện toàn 3 quỹ tiết kiệm thành 3 phòng giao dịch loại 2, bước đầu họat động có hiệu quả tăng khả năng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng
Về cơ cấu huy động vốn, trong tổng nguồn vốn huy động được của chi nhánh, nguồn vốn huy động từ dân cư luôn là nguồn vốn lớn nhất, với tỷ trọng tăng tương đối nhanh qua các năm. Với đặc điểm của nó, nguồn vốn huy động được từ dân cư luôn tạo nên sự ổn định về nguồn cho chi nhánh. Năm 2008, nguồn vốn huy động được từ dân cư là 416.115 triệu đồng, năm 2009 nguồn này tăng lên 507.660 triệu đồng, tăng 91.545 triệu đồng tương ứng với 22%. Năm 2010, nguồn vốn này tăng lên 822.410 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 62%.
ĐVT: triệu đồng
Nguồn tiền gửi 2008 2009 2010
Tăng giảm tương đối 2009/2008 (%) 2010/2009 (%)
Tiền gửi từ dân cư 416.115 507.660 822.410 22,00 62,00 Tiền gửi từ doanh nghiệp 341.822 490.583 479.500 43,52 -2,26 Vay của các định chế TC 80.000 100.000 250.000 25,00 150,00 Tổng nguồn tiền gửi 837.937 1.098.243 1.551.910 31,07 41,31
Nguồn tiền gửi của doanh nghiệp tại chi nhánh chủ yếu là tiền gửi thanh toán, chiếm khoảng 80% tổng tiền gửi doanh nghiệp. Nguồn tiền gửi này tăng lên ở năm 2009 và có xu hướng giảm nhẹ vào năm 2010. Nếu như năm 2009 nguồn tiền gửi của DN tăng từ 341.822 triệu đồng lên 490.583 triệu đồng, tương ứng với 43,52% thì năm 2010, nguồn tiền gửi này chỉ đạt 479.500 triệu đồng, giảm 2,26%
so với năm 2009.
Sở dĩ có những biến động trên của nguồn vốn là do năm 2010, lạm phát tăng mạnh vào những tháng cuối năm đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống của dân cư. Tình hình huy động vốn của các Ngân hàng thương mại gặp rất nhiều khó khăn. Cuộc chạy đua lãi suất diễn ra quyết liệt giữa các ngân hàng, mặt bằng lãi suất huy động liên tục tăng cao. Để đảm bảo hiệu quả kinh doanh buộc các NHTM phải tăng lãi suất cho vay. Trước tình hình đó các doanh nghiệp đã tận dụng tối đa các nguồn vốn tự có và tự điều hòa vốn trong nội bộ Tập đoàn, Tổng công ty để duy trì hoạt động SXKD nên nguồn vốn nhàn rỗi gửi vào ngân hàng của các tổ chức đã giảm mạnh. Bên cạnh đó, với lãi suất tăng cao như vậy đã thu hút được nguồn tiền gửi dân cư từ các kênh đầu tư khác vào ngân hàng khiến nguồn tiền huy động từ dân cư tăng lên.
b. Hoạt động tín dụng
Từ bảng 2.3 ta thấy rằng tổng dư nợ của chi nhánh luôn có xu hướng tăng lên theo các năm và đặc biệt tăng mạnh vào năm 2010. Cụ thể, tổng dư nợ của chi nhánh năm 2008 là 775.508 triệu đồng, năm 2009 là 942.133 đồng, tăng 166.625 triệu đồng, tương ứng với 21,49%. Dư nợ của chi nhánh đặc biệt tăng mạnh vào năm 2010, tăng từ 942.133 triệu đồng lên 1.825.900 triệu đồng, tương ứng với 93,80%. Dư nợ của chi nhánh tăng lên là do trong năm 2010 chi nhánh đã bắt đầu tạo được niềm tin nơi khách hàng và trở thành điểm đến của những khách hàng thiếu vốn cho quá trình kinh doanh. Ngoài ra, dư nợ tăng trong năm 2010 còn do trong năm chi nhánh đã cho phép một số phòng giao dịch được cung ứng thêm sản phẩm cho vay đặc biệt là cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Xét theo kỳ hạn cho vay, Năm 2008 khi mới đi vào thành lập tổng dư nợ của chi nhánh là 775.508 triệu đồng, trong đó cho vay ngắn hạn là 376.453 triệu đồng, chiếm 48,54% tổng dư nợ, cho vay trung dài hạn là 399.055 triệu đồng, chiếm 51,46% tổng dư nợ. Với tỷ lệ trên ta thấy rằng tỷ lệ cho vay ngắn hạn và trung dài hạn của chi nhánh gần như bằng nhau, thậm chí tỷ lệ cho vay trung dài hạn còn lớn hơn tỷ lệ cho vay ngắn hạn. Điều này có lẽ là bất bình thường đối với một chi nhánh ngân hàng thương mại tuy nhiên do chi nhánh Hoàng Mai mới đi vào hoạt động đầu năm 2008 nên khách hàng chưa biết đến chi nhánh nhiều. Ban lãnh đạo chi nhánh đã phải tận dụng mối quan hệ của mình để có thể tài trợ một phần những dự án lớn nhằm đem lại nguồn thu cho chi nhánh.
Sang đến năm 2009, tỷ lệ cho vay ngắn hạn tăng lên nhanh chóng, tăng từ 376.453 triệu đồng lên 546.767 triệu đồng, tăng 45,24% so với năm 2008. Trong khi đó, tỷ lệ cho vay trung dài hạn lại có xu hướng giảm đi, giảm từ 399.055 triệu đồng xuống còn 395.366 triệu đồng, với tỷ lệ giảm rất nhỏ, dư nợ cho vay trung dài hạn vào năm 2009 của chi nhánh chiếm khoảng 42% tổng dư nợ của chi nhánh.
Năm 2010, tỷ lệ cho vay ngắn hạn tiếp tục tăng lên với tốc độ tương đối nhanh, tăng từ 546.767 triệu đồng lên 1.201.980 triệu đồng, tăng 655.213 triệu đồng, tương ứng với 119,83%. Tỷ lệ cho vay trung dài hạn cũng tăng từ 395.366 triệu đồng lên 623.921 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 57,81%. Sở dĩ năm 2010, cả tỷ lệ cho vay ngắn hạn và trung dài hạn của chi nhánh đều tăng là do sau hai năm hoạt động chi nhánh đã có một lượng khách hàng truyền thống cùng với những khách hàng tiềm năng mới khiến cho hoạt động cho vay của chi nhánh tăng trưởng rất nhanh. Năm 2010, cho vay ngắn hạn tăng lên chủ yếu là tăng ở cho vay thương nghiệp; cho vay công nghiệp và cho vay xây dựng cơ sở hạ tầng. Cho vay dài hạn tăng chủ yếu do năm 2010 chi nhánh tiếp tục đầu tư vốn cho một số dự án như nhà máy thủy điện Sơn La.
Xét về thành phần kinh tế, tỷ lệ cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, tỷ lệ này năm 2008 là 55,6% (tương ứng với 431.113 triệu đồng) sang đến
năm 2010 tỷ lệ này vào khoảng 55,96% (tương ứng với 1.021.777 triệu đồng). Tỷ lệ cho vay đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình chiếm tỷ lệ nhỏ, năm 2008 chiếm 5,9% (tương ứng với 45.721 triệu đồng), sang năm 2010 tỷ lệ này là 6,6% (tương ứng 121.271 triệu đồng). Đối với cho vay khách hàng lớn, chi nhánh tập trung vào một số khách hàng quen thuộc như tập đoàn phát triển nhà và đô thị, tập đoàn điện lực Việt Nam, Tổng công ty cổ phần điện lực dầu khí; công ty cổ phần Nhuộm Hà Nội, Công ty CP Len Hà Đông; công ty CP Xuất nhập khẩu Tạp Phẩm
Tiêu chí 2008 2009 2010
Tăng giảm tương đối 2009/2008
(%) 2010/2009 (%)
Theo kỳ hạn 775.508 942.133 1.825.900 21,49 93,80
CV ngắn hạn 376.453 546.767 1.201.980 45,24 119,83
CV trung hạn 134.726 157.039 206.306 16,56 31,37
CV dài hạn 264.329 238.327 417.614 -9,84 75,23
Theo thành phần kinh tế 775.508 942.133 1.825.900 21,49 93,80
Doanh nghiệp lớn 298.674 399.912 682.853 33,90 70,75
Doanh nghiệp nhỏ và vừa 431.113 479.649 1.021.777 11,26 113,03
Bảng 2.2. Dư nợ tại chi nhánh từ năm 2008 – 2010
ĐVT: triệu đồng
(Nguồn: Ngân hàng TMCP công thương VN – CN Hoàng Mai
c. Hoạt động dịch vụ
Năm 2010, chi nhánh không ngừng tăng lên các sản phẩm dich vụ nhằm đáp ứng ngày càng lớn nhu cầu của khách hàng. Thu dịch vụ của chi nhánh năm 2010 đạt 11.669 triệu đồng, bằng 228% so với năm 2009 và đạt 106% kế hoạch đặt ra.
- Hoạt động thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại và kinh doanh ngoại tệ:
Năm 2010 tình hình kinh tế thế giới và trong nước diễn biến phức tạp; giá vàng và ngoại tệ biến động thất thường. Bên cạnh đó, do đặc thù của chi nhánh khách hàng chủ yếu là các đơn vị sản xuất, kinh doanh thương nghiệp và công nghiệp, không nhiều đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu, đồng thời do tác động trực tiếp của chính sách tiền tệ thắt chặt đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và tài trợ thương mại. Tuy nhiên, với sự chủ động nắm bắt kịp thời diễn biến của thị trường và tích cực trong tiếp thị, chăm sóc khách hàng nên hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và tài trợ thương mại trong năm vẫn đạt kết quả vượt bậc so với năm trước.
+ Nghiệp vụ thanh toán quốc tế:
- Doanh số phát hành thanh toán 144 món L/C nhập khẩu: 1.677.842,78 EUR;
429.869.000 JPY và 66.651.405,89 USD.
- Doanh số thanh toán 173 món L/C xuất khẩu: 1.689.607,58 EUR;
452.921.000 JPY và 69.275.325,52 USD.
- Doanh số nhờ thu đi: 1.241.188,20 USD - Doanh số nhờ thu đến: 2.267.814,76 USD - Doanh số chuyển tiền: 16.057.000 USD
+ Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ: với hơn 1.650 giao dịch mua và bán ngoại tệ:
- Doanh số mua ngoại tệ: 23.958.420,21 USD; 1.087.335,13 EUR;
106.830.484 JPY
- Doanh số bán ngoại tệ: 3.237.344,53 USD; 1.083.229,66 EUR; 228.872.939 JPY
+ Nghiệp vụ bảo lãnh:
- Doanh số phát hành bảo lãnh: 180.560.435.142 VNĐ và 6.823.048,52 USD Tổng doanh số mua bán ngoại tệ từ khách hàng đạt 32.349 ngàn USD bằng 100%
kế hoạch năm, đáp ứng phần nào nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu theo quy định phục vụ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Dịch vụ chuyển tiền, thu chi nội bộ, công tác kế toán
Năm 2010, dịch vụ chuyển tiền điện tử liên ngân hàng đạt 217.425 món với số tiền là 7.870 triệu đồng; chuyển tiền bù trừ đạt 13.061 món với số tiền là 1.290.494 triệu đồng, chuyển tiền song phương đạt 10.064 món với số tiền là 3.953.538 triệu đồng. Đây là kết quả rất đáng khích lệ trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế cuối năm 2010.
Công tác thanh toán bù trừ, điện tử, thanh toán liên ngân hàng luôn đảm bảo nhanh chóng, an toàn với chất lượng ngày càng cao. Cán bộ giao dịch được đào tạo nâng cao chất lượng phục vụ bằng phong cách chuyên nghiệp.
Công tác hạch toán thu chi nội bộ luôn đảm bảo tính kịp thời, chính xác, đúng quy chế tài chính. Qua các đợt kiểm tra của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam và kiểm toán Nhà Nước đều được đánh giá cao.
Hoạt động phát hành thẻ
Công tác tiếp thị phát hành thẻ được đẩy mạnh và tập trung vào các trường đại học, các doanh nghiệp đang có quan hệ với chi nhánh để phát hành thẻ ATM, thẻ tín dụng quốc tế, dịch vụ trả lương qua thẻ… Năm 2010, chi nhánh đã đạt được một số kết quả thích đáng như phát hành thẻ Epartner đạt 82,1% kế hoạch đặt ra, thẻ tín dụng quốc tế đạt 105% kế hoạch năm 2010, dịch SMS banking đạt 337% kế hoạch năm.
Hoạt động ngân quỹ
Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định trong giao nhận, kiểm điếm, bảo quản vận chuyển cũng như công tác quản lý kho và quỹ tiền mặt, hồ sơ khách hàng, giấy tờ có giá, đồng thời điều hòa tiền mặt hợp lý, duy trì tồn quỹ phù hợp tránh lãng phí vốn nhưng vẫn đảm bảo phục vụ khách hàng kịp thời. Công tác thu chi tiền mặt nhanh chóng, chính xác, đúng quy trình. Các nhân viên kiểm ngân luôn phát huy tinh thần trách nhiệm, trung thực, liêm khiết. Ngoài ra hiện nay để phục vụ công tác huy động vốn và chăm sóc khách hàng, phòng tiền tệ kho quỹ thường xuyên đi thu tiền mặt tại các điểm thu của Bệnh viện Bạch Mai, công ty TNHH Hà Nội chợ lớn (HC), công ty CP truyền thông VTC online…
2.2. Thực trạng chất lượng thẩm định tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ