Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh hoàng mai (Trang 47 - 50)

VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.3.1. Nhân tố chủ quan

Trình độ, năng lực và đạo đức của Cán bộ tín dụng

Trong tất cả các bước của quy trình thẩm định, cán bộ tín dụng luôn là người trực tiếp thực hiện từ việc thu thập, khai thác xử lý thông tin của khách hàng đến việc phân tích thông tin và quyết định cho vay. Có thể nói quá trình thẩm định của cán bộ tín dụng có tính quyết định đến chất lượng công tác thẩm định. Thật vậy, nếu cán bộ tín dụng làm sai quy trình, thẩm định qua loa, không chính xác hoặc vi phạm lợi ích nghề nghiệp … sẽ dẫn đến các quyết định sai lầm gây tổn thất cho ngân hàng, đặc biệt là với các dự án đầu tư lớn, thời gian thực hiện trong nhiều năm và có tầm ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế - xã hội của quốc gia. Ngược lại, nếu cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn giỏi, kinh nghiệm thực tế nhiều, am hiểu nhiều

về lĩnh vực thẩm định và có ý thức trong công việc thẩm định thì sẽ làm cho chất lượng thẩm định tín dụng được nâng cao. Vì vậy, việc nâng cao trình độ, năng lực và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng phải được đặt lên hàng đầu.

Nhận thấy tầm quan trọng của chất lượng nguồn nhân lực mà ngày nay các ngân hàng không ngừng bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định cùng với chế độ khen thưởng, đãi ngộ thích đáng.

Quy trình thẩm định tín dụng

Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng.

Dựa vào quy trình tín dụng, CBTD có thể dễ dàng hoạch định cho mình từng bước thẩm định rừ ràng, chớnh xỏc, đảm bảo đỳng hướng và đạt hiệu quả thẩm định cao hơn. Chính vì vậy, quy trình thẩm định tín dụng phải được xây dựng một cách khoa học, thực tế và dễ dàng trong việc thực hiện. Hiện nay các ngân hàng luôn không ngừng đổi mới công nghệ, áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến giúp cán bộ tín dụng đánh giá và phân tích hồ sơ vay vốn một cách nhanh chóng và hiệu quả. Nếu quy trình thẩm định tín dụng không khoa học, thủ tục rườm rà, phức tạp sẽ làm mất nhiều thời gian, công sức cũng như chi phí và thậm chí có thể mất cơ hội tài trợ khách hàng hoặc dẫn đến tình trạng ngân hàng đầu tư vào một dự án không thích đáng.

Chính sách tín dụng trong từng thời kỳ của cấp quản lý:

Hoạt động tín dụng trong mỗi giai đoạn là khác nhau do vậy đòi hỏi phải có chính sách khác nhau trong từng thời kỳ. Chính sách tín dụng trong từng thời kỳ là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Một chính sách kịp thời, nhanh chóng và chính xác sẽ giúp tránh được một số rủi ro khách quan ảnh hưởng trong quá trình thẩm định. Chẳng hạn, trong thời gian vừa qua, bất động sản gần như đóng băng, tính thanh khoản kém, nền kinh tế khan tiền, việc nhanh chóng đưa

ra quyết định không cho vay kinh doanh bất động sản trong thời gian này sớm có thể giúp ngân hàng tránh được một số rủi ro liên quan. Tuy nhiên để có được một chính sách tín dụng hợp lý lại phụ thuộc trực tiếp đến trình độ của nhà quản lý ngân hàng. Một nhà quản lý nhạy bén với thị trường, dự đoán trước được xu hướng của nền kinh tế sẽ đưa ra những chính sách tín dụng trong từng thời kỳ chính xác.

Ngược lại, một nhà quản lý không thích ứng được với thị trường, việc đưa ra quyết định chậm trễ sẽ gây ra rủi ro trong hoạt động tín dụng của một ngân hàng.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho công tác thẩm định:

Hiện nay việc đầu tư một hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho công tác thẩm định tốt là việc được hầu hết các nhà quản trị ngân hàng quan tâm, bởi một phần nó có thể giúp CBTD tiết kiệm thời gian và công sức cho công tác thẩm định, mặt khác việc sử dụng những phần mềm quản lý, tính toán hiệu quả phương án có thể giúp cán bộ tín dụng quản lý khách hàng dễ dàng hơn, việc thẩm định đưa ra kết quả chính xác hơn.

Công tác kiểm tra, kiểm soát thẩm định tín dụng:

Thẩm định tín dụng là công tác luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, những rủi ro này có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và sự tồn tại của một ngân hàng.

Thêm vào đó, công tác thẩm định tín dụng lại do nhân tố chủ quan là con người quyết định. Điều này lại càng làm tăng thêm sự rủi ro của công tác thẩm định tín dụng. Mặt khác, thẩm định luôn đòi hỏi chính xác ở một mức độ nhất định để giúp tránh được nhiều nhất những rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Chính vì vậy mà công tác tổ chức, kiểm soát thẩm định tín dụng là một khâu không thể thiếu trong quy trình tín dụng của bất cứ một ngân hàng nào, nó không những giúp ngân hàng hạn chế được những rủi ro mà còn làm tăng tinh thần trách nhiệm trong mỗi cán bộ thẩm định. Công tác kiểm tra, kiểm soát thẩm định tín dụng đòi hỏi phải được thực hiện nghiêm ngặt để kịp thời phát hiện ra những sai lầm và có các biện pháp xử lý kịp thời, chính xác nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh hoàng mai (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w