Nội dung thẩm định tín dụng tại Chi nhánh a. Quy trình thẩm định

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh hoàng mai (Trang 68 - 72)

2.2. Thực trạng chất lượng thẩm định tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng

2.2.2. Nội dung thẩm định tín dụng tại Chi nhánh a. Quy trình thẩm định

Tại chi nhánh Hoàng Mai, lãnh đạo và nhân viên chi nhánh thực hiện theo quy trình thẩm định mà ngân hàng TMCP công thương Việt Nam ban hành. Cụ thể:

Bước 1: Hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ vay vốn từ khách hàng và sao gửi hồ sơ chuyển sang phòng quản lý rủi ro:

Ở khâu này, CBTD thực hiện tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ theo quy định của chi nhánh. Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ đúng quy định, CBTD tiếp tục kiểm tra tính đầy đủ, xác thực, hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ. Sau đó, nếu thấy hồ sơ đã phù hợp và đầy đủ, CBTD có trách nhiệm báo cáo về tình trạng hồ sơ với trưởng phòng khách hàng/ trưởng phòng giao dịch đồng thời sao gửi một bản lên phòng quản lý rủi ro.

Bước 2: Thẩm định các điều kiện tín dụng, lập TTTĐ, kiểm soát, trình duyệt TTTĐ:

- CBTD: Căn cứ các tài liệu do khách hàng cung cấp, thông tin thu thập được trong quá trình kiểm tra thực tế tại đơn vị và các thông tin từ các nguồn khác (CIC, cơ quan quản lý doanh nghiệp, thông tin từ phòng quản lý chi nhánh và thông tin NHCT VN, các nguồn tin khác …), CBTD thực hiện thẩm định tín dụng bao gồm thẩm định khách hàng vay vốn, thẩm định phương án SXKD/dự án đầu tư; dự kiến lợi ích mang lại khi cho vay; thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay; xác định phương thức cho vay và lãi suất cho vay phù hợp. Sau khi thực hiện đầy đủ các nội dung trên. CBTD thực hiện lập tờ trình thẩm định và chuyển kiểm soát phê duyệt.

- Kiểm soát và trình duyệt TTTĐ: lãnh đạo phòng khách hàng/ phòng giao dịch thực hiện kiểm tra, rà soát toàn bộ hồ sơ vay vốn và nội dung TTTĐ, yêu cầu CBTD bổ sung, làm rừ, chỉnh sửa cỏc nội dung cũn thiếu hoặc cỏc thụng tin chưa đầy đủ (nếu cú). Sau đú nờu rừ ý kiến đồng ý, khụng đồng ý cho vay vào phớa sau tờ trình thẩm định. Sau đó, trình toàn bộ bộ hồ sơ vay vốn lên cấp có thẩm quyền quyết định cho vay phê duyệt.

Bước 3: Thẩm định rủi ro tín dụng độc lập và trình báo cáo rủi ro:

- Lập Báo cáo rủi ro: Cán bộ quản lý rủi ro thực hiện nghiên cứu hồ sơ do phòng khách hàng cung cấp, thẩm định rủi ro tín dụng, phát hiện các dấu hiệu rủi ro, đánh giá mức độ rủi ro tín dụng và đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Sau đó tiến hành lập báo cáo rủi ro và trình toàn bộ hồ sơ kèm báo cáo rủi ro lên lãnh đạo phòng quản lý rủi ro.

- Kiểm soát báo cáo rủi ro: lãnh đạo phòng quản lý rủi ro thực hiện kiểm tra, rà soỏt lại toàn bộ hồ sơ và nội dung BCRR; yờu cầu cỏn bộ QLRR bổ sung; làm rừ, chỉnh sửa các nội dung còn thiếu hoặc thông tin chưa đầy đủ (nếu có).

Bước 4: Xét duyệt cho vay: người có thẩm quyền quyết định thực hiện (người có thẩm quyền có thể là giám đốc chi nhánh hoặc chủ tịch hội đồng tín dụng): Người có thẩm quyền quyết định tín dụng yêu cầu phòng khách hàng bổ sung hồ sơ, tài liệu, làm rừ nội dung TTTĐ (nếu cần); Ra quyết định phờ duyệt hoặc từ chối khoản vay trên cơ sở kiểm tra toàn bộ hồ sơ khoản vay, TTTĐ, BCRR.

b. Nội dung thẩm định

Thẩm định tư cách pháp lý của DNNVV

Mục đích của việc thẩm định tư cách pháp lý đối với DNNVV tại Chi nhánh nhằm mục đích xem xét xem khách hàng có đủ tư cách pháp lý hay không? Có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật hay không? Ngành nghề kinh doanh có phù hợp theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay không? Ngoài ra, CBTD còn phải thẩm định tư cách của người đứng đầu doanh nghiệp xem có đủ tư cách hay không? Thẩm quyền quyết định mục đích huy động vốn thuộc về cấp nào trong doanh nghiệp.

Thẩm định khả năng tài chính của DNNVV

Khả năng tài chính của DNNVV cho biết tình hình kinh doanh của DN tại thời điểm vay vốn và trong quá khứ. Nó có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Chính vì vậy nên phân tích khả năng tài chính của DNNVV phải đánh giá được chất lượng tài sản có, tài sản nợ của DN, tỷ trọng từng khoản mục tài sản trên doanh thu, sự biến động của tài sản và nguồn vốn qua các năm có phù hợp hay không? Nguồn tài trợ cho tài sản là nguồn nào? Có đảm bảo tính ổn định hay không? Doanh thu và lợi nhuận hàng năm tăng giảm như thế nào? Nguyên nhân là do đâu?...

Thẩm định Phương án SXKD/dự án đầu tư

Thẩm định Phương án sản xuất kinh doanh

Trên cơ sở đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm, thị trường đầu vào, đầu ra của sản phẩm cũng như khả năng cạnh tranh, mạng lưới tiêu thụ và phân phối của khách hàng, CBTD dự kiến khả năng tiêu thụ của sản phẩm để từ đó đánh giá hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của PASXKD.

Thẩm định dự án đầu tư

Việc thẩm định dự án đầu tư phức tạp và đòi hỏi kinh nghiệm của CBTD rất nhiều so với thẩm định phương án SXKD. Khi thẩm định dự án đầu tư, CBTD cần phải làm rừ được thị trường của sản phẩm tại thời điểm vay vốn và sau khi sản phẩm của dự án được tiêu thụ như thế nào? Nguồn cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án có dồi dào không hay phụ thuộc vào số ít các nhà sản xuất? Phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án có bố trí hợp lý không? Cán bộ quản lý có đầy đủ kinh nghiệm và sự hiểu biết không? Phương diện kỹ thuật của dự án có đáp ứng được nhu cầu của dự án hay không? Nguồn vốn tham gia dự án là những nguồn nào và tính khả thi của các nguồn vốn tham gia dự án? Trên cơ sở những ý cần tìm hiểu trên, CBTD phải đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án và khả năng trả nợ của khách hàng.

Bên cạnh đó, do dự án đầu tư thông thường có thời gian dài. Do vậy, trong quá trình thực hiện dự án sẽ gặp phải rất nhiều những rủi ro. Chính vì vậy, khi thực hiện thẩm định dự án đầu tư, CBTD cần xem xét đánh giá những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình thực hiện dự án để có kết quả đánh giá chính xác về dự án đầu tư.

Thẩm định tài sản bảo đảm

Khi thẩm định tài sản bảo đảm CBTD cần làm rừ và đỏnh giỏ được những vấn đề sau tính pháp lý của tài sản, nguồn gốc, đặc điểm của TSBĐ, quyền sở hữu tài sản/quyền khai thác tài nguyên/quyền sử dụng đất của bên bảo đảm; tài sản hiện có tranh chấp không, khả năng thu hồi nợ vay trong trường hợp phải xử lý TSBĐ

2.2.3. Thực trạng chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh hoàng mai (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w