HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VN – CHI NHÁNH HOÀNG MAI
3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam
Để nâng cao chất lượng thẩm định tại các Chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng công thương. Theo tác giả, trong thời gian tới Ngân hàng TMCP công thương VN cần kiên quyết thực hiện các biện pháp sau:
+ Nâng cao chất lượng cán bộ đầu vào bằng cách kiên quyết thực hiện đúng các chỉ tiêu tuyển dụng ban đầu theo đúng quy định tại Ngân hàng; bãi bỏ hiện tượng ép chi nhánh nhận những nguồn nhân lực yếu và kém vào làm việc tại Ngân hàng đặc biệt là vị trí CBTD. Bên cạnh đó cần xây dựng một tiêu chí tuyển dụng chuẩn mực cho nhân viên đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực đầu vào.
+ Quản lý chặt chẽ hơn nữa trong công tác đào tạo cán bộ mới cũng như cán bộ đang đương chức tại các chi nhánh nhằm làm cho các khoá đào tạo thực sự mang lại chất lượng. Hiện nay, các khoá đào tạo tại Trung tâm đào tạo của Ngân hàng được đánh giá là phong phú và có ích nhưng chưa thực sự có chất lượng cao một phần vì nội dung đào tạo còn cứng nhắc, phần khác do thái độ của cán bộ dự học.
Như vậy, để sau mỗi khoá học đạt được kết quả cao thì việc kiểm tra cuối khoá phải thật sự nghiêm ngặt, công minh và có chế độ xử lý những cán bộ có điểm yếu kém hợp lý.
+ Tiếp tục hoàn thiện bộ máy sao cho hoạt động mang lại kết quả cao nhất + Thực hiện nghiêm túc công tác thanh tra, kiểm tra đối với việc tuân thủ quy trình, quy định đối với các hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng.
+ Kiên quyết xử lý hơn nữa trong việc xử lý các cán bộ vi phạm đạo đức nghề nghiệp để làm gương răn đe cho các cán bộ đang làm nhiệm vụ.
KẾT LUẬN
Có thể nói rằng thẩm định tín dụng đóng vai trò quan trọng nhất trong hoạt động tín dụng của ngân hàng nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng thẩm định là yếu tố đầu tiên và tiên quyết ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của các Ngân hàng nói chung và chi nhánh Hoàng Mai nói riêng.
Qua thực tế nghiên cứu công tác thẩm định tín dụng tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Mai, bên cạnh những mặt đã đạt được như cú chớnh sỏch khỏch hàng, chớnh sỏch lói suất phự hợp, quy trỡnh thẩm định rừ ràng với từng sản phẩm cụ thể … vẫn còn một số những mặt chưa đạt được như chất lượng cán bộ tín dụng vẫn chưa cao, chưa xây dựng được mô hình tổ chức phù hợp, chất lượng thông tin còn không đảm bảo, việc thực hiện quy trình thẩm định không được tuân thủ nghiêm túc … để hoạt động bền vững và an toàn trong bối cảnh nền kinh tế còn khó khăn, chứa đựng nhiều rủi ro, chi nhánh cần không ngừng khắc phục những hạn chế hiện đang tồn tại nói trên.
Ngoài nỗ lực tự hoàn thiện của ngân hàng, để hoạt động cho vay DNNVV đạt hiệu quả cao rất cần có sự thay đổi chuyển mình về chất của các cơ quan ban ngành, chính phủ, địa phương và bản thân các DNNVV. Đối với các DNNVV đó là sự nâng cao về trình độ chuyên môn, kiến thức quản lý của đội ngũ lãnh đạo DN để phương án được lập có tính khả thi cao, nâng cao chất lượng BCTC. Đối với các cơ quan ban ngành chính phủ cần thiết phải có sự thay đổi về cơ chế, chính sách nhằm tạo khung pháp lý ổn định, chặt chẽ cùng với cung cấp thông tin minh bạch, nhanh chóng, đa dạng và đáng tin cậy. Có như vậy công tác thẩm định cho vay DNNVV mới thật sự đạt hiệu quả cao.
Bên cạnh những vấn đề mà tác giả đề cập đến trong bài viết này, còn rất nhiều những yếu tố, những khía cạnh mà tác giả chưa chạm đến được do trình độ và thời gian còn hạn chế. Chính vì vậy, rất mong sự đóng góp của quý thầy cô và bạn bè, đồng nghiệp để luận văn thêm phần sâu sắc và thật sự có ý nghĩa trong thực tế.