2.2. Thực trạng chất lượng thẩm định tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân a. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn một số tồn tại trong công tác thẩm định tín dụng là hạn chế chất lượng của công tác thẩm định tín dụng của chi nhánh Hoàng Mai như:
Một là, trình độ của một số CBTD tại Chi nhánh còn chưa đảm bảo cho việc thực hiện thẩm định tín dụng. Đa phần các CBTD đã tốt nghiệp đại học chính quy nhưng phần lớn là các trường dân lập với các khoa không đúng chuyên ngành được tuyển dụng cho vị trí CBTD. Chính vì vậy, khả năng của CBTD không thể đáp ứng được nhu cầu của công tác thẩm định, do vậy chất lượng thẩm định tín dụng không đảm bảo.
Hai là, việc tuân thủ quy trình quy định của CBTD chưa đảm bảo, CBTD chưa đi vào thẩm định để tìm ra câu hỏi chính của công tác thẩm định một phương án cụ thể mà quá dàn trải vào những yếu tố khác như đánh giá rủi ro thị trường đối với những doanh nghiệp siêu nhỏ đôi khi là không cần thiết thì lại được các CBTD đi vào rất sâu, việc thực hiện theo quy trình chỉ mang tính chất chống đối, làm cho đủ nhất là những tờ trình thẩm định theo mẫu, thậm chí còn có hiện tượng tờ trình thẩm định của hai khách hàng khác nhau gần như giống nhau về mặt thẩm định.
Ba là, thông tin phục vụ cho công tác thẩm định chưa đạt yêu cầu có thể dẫn đến những quyết định tín dụng sai lầm. Thông tin này xuất phát từ hai nguồn là nguồn thông tin do khách hàng cung cấp và nguồn thông tin do CBTD tự thu thập.
Đối với nguồn thông tin do khách hàng cung cấp: hiện nay việc thiếu một hệ thống thông tin tài chính mang tính trung thực, minh bạch và hệ thống kiểm soát hiệu quả, đồng bộ tại hầu hết các DNNVV đã trở thành hiện tượng phổ biến không thể khắc phục do nhiều yếu tố cả chủ quan lẫn khách quan.
Đối với nguồn thông tin do CBTD tự thu thập: tại chi nhánh hiện nay, việc thu thập thêm thông tin sử dụng cho mục đích cho vay ngoài thông tin từ phía khách hàng còn quá nghèo nàn, thậm chí những thông tin thu thập được cũng chưa phản ánh chính xác được thực tế kinh doanh của các doanh nghiệp hiện thời. Điều này một phần do hệ thống cung cấp thông tin tại chi nhánh chưa hiệu quả, phần khác kinh nghiệm của các CBTD tại chi nhánh còn ít, không đủ khả năng thu thập thông tin phục vụ cho công tác thẩm định.
Bốn là, Cán bộ tín dụng tại chi nhánh hiện phải ôm đồm quá nhiều công việc, làm ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định. Thực tế hiện nay tại chi nhánh do nguồn nhân lực còn yếu, không đáp ứng đủ nhu cầu của công việc do vậy CBTD thường được điều chuyển tạm thời hoặc phải sử dụng một phần thời gian trong ngày để hỗ trợ các bộ phận khác thực hiện công việc của họ như đi làm thủ quỹ một vài ngày, hay đi thu quỹ các điểm lẻ thường xuyên trong ngày, trực lễ tân tại chi nhánh… Tất cả những công việc trên phần nào đó đã tác động làm ảnh hưởng đến
công tác thẩm định của CBTD, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng của chi nhánh. Ngoài ra, việc sử dụng nguồn lực như thế gây lãng phí nguồn nhân lực cho chính chi nhánh.
Năm là, Công tác kiểm tra kiểm soát thẩm định tín dụng còn mang tính hình thức, chưa phát huy được hiệu quả. Mặc dù công tác kiểm tra kiểm soát thẩm định tín dụng được thực hiện thường xuyên theo đúng quy định của Ngân hàng TMCP công thương VN nhưng thực tế công tác này chỉ được thực hiện theo kiểu có cho đủ chứ thực sự không giúp được nhiều cho CBTD trong việc đưa ra quyết định tín dụng đúng đắn. Do vậy, công tác thẩm định tín dụng vẫn mang tính chủ quan là nhiều, chất lượng thẩm định tín dụng từ đó cũng không cao.
Sáu là, các văn bản quy định thường xuyên thay đổi gây khó cập nhật cho cán bộ tín dụng. Với những cán bộ cập nhật đầy đủ thì lại mất quá nhiều thời gian dẫn đến việc đầu tư thời gian cho công tác thẩm định ít, chất lượng thẩm định tín dụng giảm sút.
Bẩy là, hiện nay tình trạng CBTD còn chịu nhiều ảnh hưởng từ các phía trong việc đưa ra quyết định cho vay còn phổ biến, quyết định tín dụng đôi khi còn bị sai lệch, không phản ánh được thực chất tình hình kinh doanh cũng như phương án kinh doanh của khách hàng. Từ đó, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của chi nhánh
b.Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ quan
Một là, trong thời gian vừa qua chi nhánh đã thực hiện đào tạo cho cán bộ mới tuyển dụng cũng như cán bộ còn đang đương chức tại chi nhánh nhằm mục đích nâng cao trình độ cho các cán bộ cũng như để đào tạo bồi dưỡng thêm nghiệp vụ mới hay quy tŕnh quy định mới của ngân hàng TMCP công thương Việt Nam.
Tuy nhiên, hoạt động đào tạo của chi nhánh nói riêng và ngân hàng TMCP công thương VN nói chung không đạt kết quả như mong muốn, nó không những không
giúp nâng cao trình độ cho các CBTD mà còn gây ảnh hưởng đến công việc của CBTD. Nguyên nhân của việc này một phần xuất phát từ nội dung của khóa học không tạo sức hấp dẫn, không giúp các CBTD trao đổi kinh nghiệm với nhau mà còn mang nặng tính lý thuyết. Một nguyên nhân nữa khiến hoạt động của công tác trên không đạt kết quả như mong muốn là do ý thức của chính CBTD tham gia khóa học.
Hai là, khả năng tiếp cận, thu thập và xử lý thông tin của CBTD tại Chi nhánh còn yếu. Chủ yếu các thông tin sử dụng cho công tác thẩm định là thông tin do khách hàng cung cấp và thông tin ở trung tâm thông tín tín dụng CIC hay ở hội sở và các chi nhánh khác của ngân hàng.
Ba là, Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của chi nhánh trong thời gian qua còn nhiều hạn chế, công tác xử lý còn nhiều yếu kém chưa thực sự đáp ứng được nhiệm vụ là kiểm tra, kiểm soát rủi ro của chi nhánh. Thực trạng này xuất phát từ hai nguyên nhân chính: Thứ nhất là do trình độ của CBKT còn chưa đạt yêu cầu, đôi khi cán bộ kiểm tra còn chưa nắm vững được một số quy định của Ngân hàng hoặc chưa nắm rừ được những nội dung trong cụng tỏc thẩm định dẫn đến kết luận kiểm tra cũng sai lệch. Thứ hai là hiện tại ở chi nhánh, CBTD là người thực hiện hết công tác thẩm định chính vì vậy khi rủi ro xảy ra thì trách nhiệm là thuộc về CBTD, các bộ phận hỗ trợ thẩm định như Cán bộ và lãnh đạo phòng quản lý rủi ro hầu như không phải chịu trách nhiệm liên quan đến những rủi ro này. Chính vì vậy không nâng cao được tinh thần trách nhiệm của Cán bộ quản lý rủi ro trong công tác thẩm định.
Bốn là, để đạt kế hoạch kinh doanh đặt ra là tăng trưởng tín dụng và thu hút khách hàng nên trong nhiều trường hợp chi nhánh đã mạo hiểm trong hoạt động cho vay với mục đích kéo khách về với chi nhánh. Trong số những khách hàng cho vay, có khách hàng làm ăn tốt, hoàn trả nợ đúng hẹn nhưng cũng có doanh nghiệp gặp phải nhiều rủi ro, nên không thể hoàn trả nợ được như cam kết. Điều này cũng làm cho nợ quá hạn, nợ xấu của chi nhánh tăng cao.
Năm là, Việc cho vay đối với khách hàng DNNVV tại chi nhánh đôi khi còn quá chú trọng tới việc có tài sản bảo đảm, CBTD vẫn chưa ý thực được việc sử dụng tài sản bảo đảm chỉ là một phương án dự phòng trong trường hợp xấu nhất có rủi ro xảy ra nhằm giảm bớt tổn thất cho ngân hàng chứ tài sản bảo đảm không phải là yếu tố quyết định đến chất lượng thẩm định và chất lượng của các món vay.
Sáu là, Hiện tượng một số CBTD vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vì mục đích cá nhân mà làm sai lệch kết quả thẩm định, chất lượng thẩm định không cao và tiềm ẩn rủi ro lớn cho chi nhánh.
Bẩy là, công tác tổ chức điều hành tín dụng tại chi nhánh chưa đạt yêu cầu, đôi khi vì những tác động từ nhiều phía mà CBTD phải thực hiện thẩm định tín dụng theo quy trình ngược. Điều này không những gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong công tác thẩm định mà còn ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng tại chi nhánh.
Nguyên nhân khách quan
Ngoài những nguyên nhân chủ quan nêu ở trên, những hạn chế về chất lượng thẩm định tín dụng của chi nhánh còn do các yếu tố khách quan như:
Một là, môi trường pháp lý chưa đồng bộ: Hiện nay ở nước ta hệ thống pháp luật chung cho nền kinh tế nói chung và hệ thống văn bản luật cho các tổ chức tín dụng còn chưa hoàn chỉnh và đồng bộ, thiếu hoàn chỉnh và thay đổi thường xuyên.
Mặt khác từ khi ban hành luật đến khi các doanh nghiệp tiếp cận, tìm hiểu và áp dụng là cả một quá trình. Ngoài ra với nội dung của các văn bản thiếu tính chặt chẽ làm ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh của một số doanh nghiệp. Do đó, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và chất lượng thẩm định của chi nhánh trong thời gian qua.
Hai là, thời điểm cuối năm 2010 vừa qua là thời điểm khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng như kinh tế trong nước, lãi suất tăng cao đột ngột với biên độ tăng khá lớn. Điều này gây ảnh hưởng rất xấu tới hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp do đó một số doanh nghiệp do không ứng phó được với sự biến động của thị trường đã lâm vào tình trạng khó khăn, không trả được nợ ngân hàng và gây ra nợ quá hạn tại chi nhánh.
Ba là, hiện nay các doanh nghiệp rất tinh vi trong việc đi vay ngân hàng, xuất hiện hàng loạt những doanh nghiệp nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt vốn ngân hàng, sử dụng vốn ngân hàng sai mục đích … Tất cả những điều trên đều góp phần làm sai chất lượng thẩm định tín dụng tại chi nhánh.
Bốn là, do một số khách hàng của công ty đầu tư trên vùng núi như Hòa Bình, Sơn La, Phú Thọ … chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện thời tiết. Trong một số trường hợp do chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết đã khiến cho việc thực hiện hợp đồng gặp nhiều khó khăn, gây ảnh hưởng đến việc trả nợ ngân hàng của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM