2.2. Thực trạng chất lượng thẩm định tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng
2.2.3. Thực trạng chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh
Như đã trình bày trong chương 1, các yếu tố làm nên chất lượng tín dụng của một chi nhánh đều là các yếu tố mang tính chất định tính. Do vậy, không có một chỉ tiêu chính xác nào có thể đo lường được chất lượng thẩm định tín dụng. Tuy nhiên trong luận văn này, tác giả sử dụng các chỉ tiêu đo lường chất lượng tín dụng để qua đó thấy được chất lượng thẩm định tín dụng và tìm nguyên nhân giải quyết. Dưới đây tác giả xin tính toán một số chỉ tiêu chính làm nên chất lượng tín dụng của một chi nhánh:
a. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn:
Tỷ lệ nợ quá hạn = Số dư nợ quá hạn
x 100%
Tổng dư nợ
Bảng 2.3: Tỷ lệ nợ quá hạn của DNNVV tại Chi nhánh Hoàng Mai ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010
2010/2009
Tuyệt đối Tương đối (%)
Nợ quá hạn 16.599 34.010 17.411 104,89
Tổng dư nợ 942.133 1.825.900 883.767 93,80
Tỷ lệ nợ quá hạn
(%) 1,76 1,86 0,1 5,68
(Nguồn: Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Mai)
Từ bảng 2.4 ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh có xu hướng tăng lên từ 1,76% năm 2009 lên 1,86% năm 2010. Nợ quá hạn của chi nhánh tăng từ 16.599 triệu đồng năm 2009 lên 34.010 triệu đồng năm 2010, tăng 17.411 triệu đồng tương ứng với 107,88%. Như vậy, trong năm 2010 tốc độ tăng của nợ quá hạn lớn hơn tốc độ tăng của tổng dư nợ (tốc độ tăng của tổng dư nợ là 93,8%). Điều này làm cho tỷ lệ nợ quá hạn năm 2010 lớn hơn tỷ lệ nợ quá hạn năm 2009.
Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2010 tăng lên chủ yếu tập trung ở một số công ty như:
Công ty CP đầu tư và XNK Hoàng Mai, Công ty CP ĐTXD HT Hùng Vương.
Trong đó, khoản nợ quá hạn của công TY CPĐT và XNK Hoàng Mai được chi nhánh đánh giá là có khả năng thu hồi, nguyên nhân gây ra tình trạng nợ quá hạn của công ty là do tại thời điểm cuối năm, tiền trở nên khan hiếm và công ty khó khăn trong việc thu tiền để trả nợ ngân hàng. Tại thời điểm 31/08/2011, khoản nợ quá hạn này đã được công ty trả hết.
Đa phần các khoản quá hạn còn lại của chi nhánh đã chuyển sang xử lý rủi ro, trích lập theo đúng quy định của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam. Tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh có xu hướng tăng lên qua các năm nhưng vẫn ở mức cho phép của ngân hàng Nhà Nước (tỷ lệ nợ xấu đối với các ngân hàng theo quy định của NHNN Việt Nam không quá 5%). Tuy nhiên theo kế hoạch đặt ra của NHCT VN và của Chi nhánh Hoàng Mai thì việc để tỷ lệ nợ quá hạn như trên là không đạt kế hoạch đặt ra. Theo kế hoạch đặt ra tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh được phép là dưới 1%.
Như vậy, cán bộ và lãnh đạo tín dụng của Chi nhánh cần hết sức chú ý hơn nữa trong việc tính cực thu hồi nợ quá hạn, giảm tỷ lệ nợ xấu xuống dưới mức cho phép. Tích cực thực hiện tăng trưởng tín dụng nhưng phải đảm bảo cho hoạt động của Chi nhánh.
b. Vòng quay Vốn tín dụng
Vòng quay Vốn tín dụng = Doanh số thu nợ
Dư nợ bình quân
Bảng 2.4: Vòng quay Vốn tín dụng năm 2009 và năm 2010
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010
2010/2009
Tuyệt đối Tương đối (%) Doanh số thu nợ 1.708.258 3.129.787 1.421.529 83,22 Dư nợ bình
quân 858.821 1.384.017 525.196 61,15
Vòng quay
VTD 1,99 2,26 0,27 13,69
(Nguồn: Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Mai)
Từ bảng trên ta thấy, vòng quay Vốn tín dụng của chi nhánh có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể năm 2009, vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh là 1,99 vòng, đến năm 2010 vòng quay này tăng lên 2,26 vòng, tăng 0,27 vòng. Vòng quay vốn tín dụng tăng lên cho thấy vốn sử dụng để cho vay của chi nhánh luân chuyển với tốc độ nhanh hơn, vốn của ngân hàng tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh hơn. Từ đó thấy khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng và chất lượng tín dụng của chi nhánh tốt hơn.
Vòng quay vốn tín dụng tăng do cả doanh số thu nợ và dư nợ bình quân của chi nhánh trong kỳ tăng. Tuy nhiên, tốc độ tăng của doanh số thu nợ cao hơn tốc độ tăng của dư nợ bình quân. Một trong số những nguyên nhân khiến cho doanh số thu
nợ của chi nhánh năm 2010 tăng là do năm 2010, chi nhánh chú trọng nhiều đến cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, điều này được thể hiện rừ nhất ở việc cho vay ngắn hạn của chi nhánh tăng rất nhanh, tỷ lệ cho vay ngắn hạn chiếm 65,83%, tổng dư nợ. Như vậy, vòng quay Vốn tín dụng của chi nhánh tăng lên là phù hợp với đặc điểm phát triển hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong năm 2010.
c. Thu nhập từ hoạt động tín dụng
Thu nhập từ hoạt động tín dụng =
Lãi từ hoạt động tín dụng Tổng thu nhập Bảng 2.5. Thu nhập từ hoạt động tín dụng của chi nhánh
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 2010/2009
Tuyệt đối Tương đối (%) Lãi từ hoạt động tín
dụng 65.086 104.014 38.928 59,81
Tổng thu nhập 135.472 228.117 92.645 68,39
Thu nhập từ hoạt
động tín dụng (%) 48,04 45,6
(Nguồn: Ngân hàng TMCP công thương VN – CN Hoàng Mai)
Từ bảng trên ta thấy, thu nhập từ hoạt động tín dụng của chi nhánh có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2009, thu nhập từ hoạt động tín dụng của chi nhánh là 48,04%, năm 2010 giảm xuống còn 45,6%. Nguyên nhân là do trong năm 2010, tốc độ tăng của lãi thu từ hoạt động tín dụng tăng chậm hơn so với tốc độ tăng của tổng thu nhập trong kỳ.
Một trong những nguyên nhân khiến cho thu nhập từ hoạt động tín dụng của chi nhánh có xu hướng giảm nhẹ là do trong năm 2010, theo sự chỉ đạo của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam, các chi nhánh cần đẩy mạnh tăng thu phí dịch vụ để nhằm mục đích giảm tỷ lệ lợi nhuận phụ thuộc vào hoạt động tín dụng. Thực hiện theo sự chỉ đạo trên, chi nhánh đã không ngừng tăng thêm các dịch vụ phục vụ khách hàng do vậy khoản phí thu được từ dịch vụ tăng lên so với năm 2009. Việc tăng lợi nhuận từ việc cung cấp dịch vụ là một xu hướng phát triển tất yếu của các ngân hàng Việt Nam bởi hiện nay ở Việt Nam nói chung và ngân hàng TMCP công thương Việt Nam chi nhánh Hoàng Mai nói riêng nguồn thu từ tín dụng vẫn là nguồn thu chủ yếu để ngân hàng tồn tại và phát triển.
d. Hiệu suất sử dụng vốn
Hiệu suất sử dụng vốn = Tổng dư nợ Tổng vốn huy động
Bảng 2.6: Hiệu suất sử dụng vốn của chi nhánh
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 2010/2009
Tuyệt đối Tương đối (%)
Tổng dư nợ 942.133 1.825.900 883.767 93,8
Nguồn huy động 1.098.244 1.551.910 453.666 41,31
Hiệu suất sử dụng vốn (%) 85,79 117,66
(Nguồn: Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Mai)
Hiệu suất sử dụng vốn của chi nhánh tăng nhanh vào năm 2010. Cụ thể:
năm 2009 hiệu suất sử dụng vốn của chi nhánh là 85,79%, năm 2010 hiệu suất sử dụng vốn tăng lên 117,66%. Hiệu suất sử dụng vốn tăng lên chủ yếu là do trong năm tổng dư nợ của chi nhánh tăng lên rất nhanh.
Tổng dư nợ năm 2010 lớn hơn so với tổng nguồn vốn huy động được trong năm cho thấy trong năm chi nhánh đã phải đi vay thêm nguồn huy động của các chi nhánh khác để cho vay, điều này góp phần làm tăng chi phí cho chi nhánh. Như vậy, trong năm với việc chú trọng phát triển dư nợ, chi nhánh đã không cân đối được nguồn vốn đầu vào, điều này có thể gây rủi ro cho chi nhánh nếu chất lượng tín dụng không đảm bảo.
Từ việc tính toán các chỉ tiêu ở trên ta thấy rằng trong năm 2010 dư nợ của chi nhánh tăng lên rất nhanh, bên cạnh đó tỷ lệ nợ xấu cũng tăng lên nhanh chóng.
Cùng với nó là hiện tượng chi nhánh phải mua vốn của NHCT Việt Nam để đảm bảo cho hoạt động cho vay của mình. Điều đó một phần nào cho thấy hoạt động tín
dụng của chi nhánh có dấu hiệu bất ổn, nếu cứ tiếp tục phát triển theo đà của năm 2010, chi nhánh có thể sẽ gặp rủi ro nếu chất lượng tín dụng không đảm bảo.
Nguyên nhân của hiện tượng trên có thể xuất phát từ nhiều yếu tố, dưới đây có thể kể đến một vài yếu tố cơ bản như:
+ Hiện nay, Ngân hàng công thương VN đã có một quy chế tín dụng trong đó nờu rừ quy định, quy trỡnh về hoạt động tớn dụng ỏp dụng trong hệ thống. Hệ thống quy chế quy trình được ban hành với từng sản phẩm tín dụng cụ thể. Điều này đã tạo điều kiện rất nhiều giúp cán bộ tín dụng có thể xác định đúng hướng thẩm định của mình đối với mỗi sản phẩm tín dụng, không gây mất thời gian cũng như chi phí thẩm định. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc chi nhánh tác giả nhận thấy rằng hầu như hiện nay việc tuân thủ quy trình quy định của NH TMCP công thương VN không được CBTD chấp hành một cách nghiêm chỉnh. Sở dĩ như vậy là vì một phần do quy trình quy định của NH TMCP công thương VN quá nhiều và dài, CBTD không thể cập nhật được hết, cộng với đó là việc các quy trình quy định ban hành thường xuyên nếu cập nhật được hết sẽ mất rất nhiều thời gian của CBTD. Phần nữa là hiện nay, CBTD còn hay làm theo thói quen vốn có của mình áp dụng cho tất cả các khách hàng. Chính tất cả những điều này gây ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.
+ Về năng lực của CBTD, tại chi nhánh Hoàng Mai hiện nay 90% cán bộ tín dụng tốt nghiệp đại học. Tuy nhiên, CBTD tại chi nhánh đa phần ít tuổi, kinh nghiệm làm việc chỉ từ 1-3 năm hoặc mới ra trường do vậy kinh nghiệm trong công tác thẩm định còn ít, việc thẩm định còn nhiều lúng túng vì vậy rất có thể dẫn đến những quyết định tín dụng không đúng. Ngoài ra, hiện nay ở chi nhánh do mới thành lập nên nguồn nhân lực còn thiếu và yếu chính vì vậy CBTD tại chi nhánh phải ôm đồm quá nhiều việc như: chăm sóc khách hàng sử dụng post quẹt thẻ, đối với nhân viên nữ còn phải trực lễ tân hay hỗ trợ kho quỹ, làm công tác văn thư ở phòng … Tất cả những điều trên cũng một phần gây nên việc chất lượng công tác thẩm định chưa đạt kết quả.
+ Về mặt cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho công tác thẩm định: Hiện nay, ở chi nhánh việc trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho công tác thẩm định của CBTD còn chưa đạt yêu cầu. Hầu như mọi chi phí liên quan đến việc thẩm định đều do CBTD tự lo và chi trả, phần hỗ trợ của chi nhánh rất ít và không đảm bảo cho việc thẩm định. Chính điều này cũng phần nào đó tác động đến chất lượng thẩm định tín dụng của CBTD.
+ Đối với chất lượng thông tin phục vụ cho công tác thẩm định, hiện nay tại chi nhánh thông tin dùng cho công tác thẩm định chủ yếu do khách hàng cung cấp và thông tin qua CIC. Đối với thông tin thu thập từ CIC chỉ cho biết tình hình quan hệ tín dụng và dư nợ của các DN tại các tổ chức tín dụng khác còn không cho biết được tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của khách hàng. Chính vì vậy, hầu như việc thẩm định được dựa trên thông tin do khách hàng cung cấp. Thông tin này có thực sự đáng tin cậy hay không cán bộ tín dụng không thẩm định được đặc biệt là với những khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Như vậy, đây cũng là một yếu tố làm ảnh hưởng không tốt đến chất lượng thẩm định tín dụng của chi nhánh.
+ Công tác kiểm tra, kiểm soát thẩm định tín dụng: Hiện nay ở chi nhánh công tác kiểm tra, kiểm soát thẩm định tín dụng được thông qua ba bước: bước 1 là trưởng phòng thẩm định, bước 2 là Phòng rủi ro và bước 3 là giám đốc/phó giám đốc chi nhánh phụ trách. Mặc dù theo quy trình thẩm định của NH TMCP công thương VN đây là một quy trình chặt chẽ nhưng trên thực tế tại chi nhánh tất cả mọi công tác thẩm định đều do phòng nghiệp vụ xử lý tức là chỉ có CBTD và trưởng phòng khách hàng/ phòng giao dịch. Cán bộ thẩm định rủi ro hầu như không giúp gì cho việc nâng cao chất lượng thẩm định, việc thẩm định rủi ro của phòng rủi ro chỉ mang tính hình thức không mang lại kết quả. Điều này có thể khiến cho chất lượng công tác thẩm định không được tốt, quyết định tín dụng dễ mang ý nghĩ chủ quan bởi thông thường CBTD và trưởng phòng khách hàng/ phòng giao dịch sẽ có quyết định giống nhau về một vấn đề.
+ Đối với việc chỉ đạo tín dụng trong từng thời kỳ: Việc chỉ đạo tín dụng trong từng thời kỳ của NH TMCP công thương Việt Nam được thực hiện rất tốt, công tác chỉ đạo luôn đảm bảo chính xác, kịp thời, điều này góp phần làm giảm rủi ro tín dụng tại chi nhánh.
2.3. Đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng của chi nhánh 2.3.1. Kết quả đạt được
Một là, nhờ xây dựng được chính sách khách hàng, chính sách lãi suất hợp lý, tạo điều kiện cho các DNNVV tiếp xúc với nguồn vốn ngân hàng mà thị phần tín dụng của chi nhánh ngày càng được mở rộng, tạo được niềm tin nơi khách hàng và là điểm đến tin cậy của một số khách hàng truyền thống.
Hai là, Hiện nay Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam đã xây dựng được một quy trỡnh tớn dụng đầy đủ rừ ràng, dễ ỏp dụng với từng sản phẩm riờng biệt điều này một phần giúp cán bộ tín dụng tiết kiệm được nhiều thời gian trong công tác thẩm định, phần khác giúp CBTD có hướng thẩm định đúng đắn không đi vào quá nhiều mặt không quan trọng của quá trình thẩm định từ đó nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại chi nhánh.
Ba là, 90% CBTD của chi nhánh có bằng đại học chính quy trở lên, dễ dàng trong việc tiếp cận cái mới và dễ thay đổi cho thích ứng với xu thế phát triển của ngành cũng như có khả năng tốt trong việc nắm bắt các vấn đề kinh tế - xã hội, xu hướng thay đổi của nền kinh tế và khả năng phát triển của các ngành nghề trong nền kinh tế. Đây là yếu tố nền tảng tạo nên chất lượng thẩm định tín dụng tốt của chi nhánh.
Bốn là, theo quy định của Ngân hàng TMCP công thương VN thời gian thẩm định một bộ hồ sơ vay vốn luôn phải đảm bảo đúng quy định, điều này giúp tiết kiệm được thời gian cũng như nắm bắt được cơ hội của khách hàng do vậy tạo niềm tin cho các doanh nghiệp khi vay vốn tại Chi nhánh.
Năm là, chi nhánh luôn có sự chỉ đạo tín dụng trong từng thời kỳ đúng đắn và hiệu quả góp phần tạo những định hướng tín dụng đúng đắn trong từng thời kỳ từ đó nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng nói riêng và chất lượng tín dụng nói chung.
Sáu là, công tác kiểm tra, kiểm soát công tác thẩm định được thực hiện thường xuyên giúp CBTD rất nhiều trong việc ra quyết định cho vay. Bên cạnh việc kiểm tra, kiểm soát quá trình thẩm định, cán bộ kiểm tra tại chi nhánh còn thực hiện kiểm tra việc tuân thủ quy trình thẩm định của CBTD. Điều này giúp nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi CBTD trong việc thực hiện quy trình cho vay và đưa ra quyết định cho vay đúng đắn.
Bẩy là, việc thực hiện đào tạo nghiệp vụ, hướng dẫn thực hiện các quy định mới tại chi nhánh được thực hiện khá thường xuyên nhằm mục đích nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho CBTD tại chi nhánh để đáp ứng ngày càng tốt hơn đòi hỏi của công tác thẩm định tín dụng. Những buổi tập huấn như thế một mặt góp phần đào tạo nâng cao trình độ cho CBTD, mặt khác tạo điều kiện cho các CBTD trong cùng chi nhánh trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân