Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại Hiệu quả huy động vốn được thể hiện ở khả năng đáp ứng cao nhất nhu cầu sử

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 20 - 23)

dụng vốn của ngân hàng. Đó là sự đáp ứng kịp thời đầy đủ, nhu cầu sử dụng vốn với chi phí hợp lý

Để đánh giá hiệu quả huy động vốn của một ngân hàng thương mại ta cần dựa vào các chỉ tiêu cụ thể. Mỗi chỉ tiêu nêu lên một mặt của hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại.

1.3.1.Tốc độ tăng ổn định của vốn huy động Quy mô và tốc độ tăng của vốn huy động

Hiệu quả huy động vốn thể hiện ở việc gia tăng quy mô của nó. Nguồn vốn có quy mô và tốc độ tăng đều qua các năm là nguồn vốn tăng ổn định. Tốc độ tăng vốn huy động được xác định như sau:

Tốc độ tăng vốn huy

động năm (i) = (Vốn huy động năm (i) - Vốn huy động năm (i-1) x 100%

Vốn huy động năm (i-1) Cơ cấu vốn huy động

Tỷ trọng vốn huy động loại (i)

=

Vốn huy động loại (i)

x 100%

Tổng vốn huy động

Chỉ tiêu này phản ánh kết cấu của nguồn vốn huy động. Qua chỉ tiêu này, ta có thể phân đoạn thị trường gắn với quy mô và tốc độ gia tăng của mỗi nguồn tương ứng và tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của NHTM trong huy động vốn. Sự biến đổi về cơ cấu vốn huy động sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu cho vay, đầu tư kéo theo sự thay đổi lợi nhuận, rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Xu hướng biến đổi cơ cấu vốn huy động phù hợp phải đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong tương lai về cho vay và đầu tư.

1.3.2.Nhóm các chỉ tiêu về chi phí huy động vốn

Chỉ tiêu chi phí huy động/ Tổng vốn huy động được dùng để đánh giá xem một đồng vốn ngân hàng huy động được cần phải bỏ ra bao nhiêu chi phí

Thành phần cơ bản của chi phí huy động vốn của các ngân hàng thể hiện ở khoản chi phí trả lãi (trả lãi cho tiền gửi và tiền vay), cùng với khoản chi phí không dưới dạng lãi suất (chi phí phi lãi) mà ngân hàng phải bỏ ra để huy động vốn, trong đó chi phí trả lãi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí. Do vậy, chi phí trả lãi có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận ngân hàng. Để cạnh tranh mở rộng nguồn tiền, các ngân hàng đều cố gắng tạo ra các ưu thế của riêng mình, trong đó có ưu thế về lãi suất cạnh tranh.

Chỉ tiêu chi phí huy động/tổng vốn huy động được chia nhỏ làm hai chỉ tiêu khác là:

- Chi phí trả lãi/tổng vốn huy động cho thấy để huy động được một đồng vốn thì ngân hàng cần phải trả bao nhiêu tiền dựa trên lãi suất công bố cho khách hàng

- Chi phí phi lãi/ tổng vốn huy động cho thấy một đồng vốn huy động được ngân hàng bỏ ra chi phí là bao nhiêu cho việc quản lý, cất giữ, bảo quản….

Một ngân hàng có thể đưa ra mức lãi suất danh nghĩa cao hơn các ngân hàng khác hoặc cũng có thể tạo ra lãi suất cạnh tranh bằng các phương pháp như trả lãi làm nhiều lần trong kỳ hoặc trả lãi trước. Để xác định chi phí huy động vốn, hiện nay các ngân hàng thường sử dụng các chỉ tiêu: chi phí vốn bình quân, chi phí vốn cận biên và chi phí huy động hỗn hợp.

Chi phí bình quân: Đây là chỉ tiêu được sử dụng rộng rãi nhất. Chỉ tiêu này chú trọng vào cơ cấu hỗn hợp các nguồn vốn mà ngân hàng đã huy động được trong quá khứ và xem xét cẩn thận mức lãi suất mà thị trường đã áp đặt ngân hàng phải trả mỗi lần đi vay:

Chi phí trả lãi bình quân = Chi phí trả lãi x(100)

% Tổng vốn đi vay và tiền gửi

Chỉ tiêu này có ích khi sử dụng để đánh giá hiệu quả huy động vốn trong quá khứ, nhưng nó có những nhược điểm như: không bao gồm các chi phí liên quan đến huy động như quảng cáo, chi phí khuyến mại trong huy động vốn và các loại vốn huy động được đem đầu tư vào các tài sản không sinh lời như dự trữ bắt buộc, tài sản cố định, dự trữ thanh toán, đóng phí bảo hiểm tiền gửi

Do đó, tỷ suất sinh lời tối thiểu để bù đắp chi phí (tỷ suất thu nhập hoà vốn) được tính như sau:

Tỷ suất sinh lời tối thiểu để

bù đắp chi phí = Tổng chi phí lãi + chi phí phi lãi

x100%

Tổng tài sản Có sinh lời

Chỉ tiêu trên có nghĩa là thu nhập từ các tài sản sinh lời tối thiểu phải bằng tỷ lệ này để có thể bù đắp tổng chi phí huy động vốn

Chi phí huy động vốn cận biên

Chỉ tiêu chi phí bình quân tuy có ưu điểm là đơn giản nhưng chỉ nhìn về quá khứ để xem xét chi phí và tỷ suất lợi nhuận tối thiểu đã thực hiện của ngân hàng.

Trong khi đó, phần lớn các quyết định kinh doanh của ngân hàng là cho hiện tại và tương lai. Chỉ tiêu chi phí huy động vốn cận biên cho phép khắc phục nhược điểm của phương pháp chi phí bình quân. Chi phí huy động vốn cận biên là chi phí bỏ ra để có thêm một đồng vốn huy động. Căn cứ vào chi phí huy động vốn cận biên, ngân hàng xác định mức lợi nhuận tối thiểu cần đạt được từ những tài sản có thêm từ các nguồn vốn này

Chi phí huy động vốn cận biên = Chi phí trả lãi tăng thêm Tổng vốn huy động tăng thêm Lợi nhuận thu được từ tài sản Có sinh lời tăng thêm nhờ sử dụng nguồn vốn huy động thêm:

Tỷ suất sinh lời cận biên = Chi phí trả lãi tăng thêm Tài sản Có sinh lời tăng thêm

Công thức tính chỉ tiêu chi phí huy động vốn cận biên thường được áp dụng trong trường hợp cần xác định chi phí huy động của một loại nguồn vốn hoặc để ngân hàng đưa ra quyết định nên huy động từ một loại nguồn vốn nào. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, để tài trợ khoản cho vay, các ngân hàng sẽ huy động từ nhiều nguồn khác nhau, và sử dụng định giá tài sản có tăng thêm. Do vậy, ngân hàng cần phải quan tâm xem xét chi phí huy động vốn từ một số loại nguồn vốn.

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động huy động vốn của ngân

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w