Huy động vốn từ dân cư

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 45 - 51)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI

2.1.2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh

2.2.2.1 Huy động vốn từ dân cư

Huy động vốn từ dân cư bao gồm tiền gửi của khách hàng và phát hành giấy tờ có giá.

Tiền gửi của khách hàng:

Về cơ cấu loại tiền : MB rất quan tâm đến hình thức huy động vốn theo loại tiền. Cũng giống các NHTM Việt nam khác, trong hình thức huy động này, huy động vốn bằng nội tệ chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với huy động vốn bằng ngoại tệ.

Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền như sau:

Nguồn: Báo cáo kiểm toán các năm 2008 - 2010

Nhìn bảng trên có thể thấy, vốn huy động bằng nội tệ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Trong các năm 2008-2010, tỷ lệ huy động vốn bằng nội tệ chiếm từ 71% -80%. Vốn huy động bằng ngoại tệ bao gồm: tiền ký quỹ đảm bảo thanh toán LC tiền gửi thanh toán các hợp đồng xuất khẩu của các TCKT và tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ của dân cư. Vốn huy động bằng ngoại tệ bị ảnh hưởng nhiều bởi diễn biến tỷ giá, lãi suất ngoại tệ trên thị trường quốc tế, cán cân xuất khẩu và tỷ lệ lạm phát. Năm 2008 và năm 2009, với sự nỗ lực không ngừng trong phát triển các dịch vụ thanh toán, MB đã thu hút được nhiều khách hàng là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Năm 2009, huy động vốn bằng ngoại tệ chiếm 29% vốn huy động. Năm 2010 trước yêu cầu giảm lãi suất huy động bằng ngoại tệ của ngân hàng nhà nước, tỷ trọng huy động vốn bằng ngoại tệ chiếm 22% so với tổng vốn huy động. Đó là vì, nguồn huy động vốn ngoại tệ chủ yếu là từ USD, mà trong năm 2010 luôn có sự mất ổn định về

Bảng 2.3: Cơ cấu theo loại tiền gửi của khách hàng

2008 2009 2010

Chỉ tiêu

Số dư (tỷ đồng)

Tỷ trọng (%)

Số dư (tỷ đồng)

Tỷ trọng (%)

Số dư (tỷ đồng)

Tỷ trọng (%)

Tiền gửi VND 21.605 80 28.453 71 51.534 78

Tiền gửi ngoại tệ 5.557 20 11.525 29 14.206 22

Tổng cộng 27.162 100 39.978 100 65.740 100

lãi suất USD do sự điều chỉnh lãi suất từ Cục dự trữ Liên bang Mỹ và đồng USD dần dần bị mất giá, cho nên dẫn đến nguồn huy động vốn bằng ngoại tệ sẽ bị giảm sút.

Về huy động vốn theo cơ cấu kỳ hạn

Tiền gửi không kỳ hạn: Tiền gửi không kỳ hạn bao gồm các tiền gửi thanh toán, tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi vốn chuyên dùng, tiền ký quỹ được huy động chủ yếu từ TCKT, các doanh nghiệp và tài khoản của các TCTD khác, dân cư huy động không đáng kể, chiếm khoảng 40% trong số vốn huy động từ tiền gửi của dân cư. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn ở MB là khá cao so với hệ thống ngân hàng ở Việt nam và MB coi đây là một lợi thế để tăng thu nhập cho ngân hàng. Năm 2008, tỷ trọng này là 40%, năm 2009 tỷ trọng này là 42% và năm 2010 chiếm 39%. Điều này cho thấy, tuy nguồn tiền gửi không kỳ hạn không bị ràng buộc về thời gian rút, nhưng biến động về tỷ trọng các năm là không nhiều. Có thể xem đây là là một nguồn vốn ổn định và ít chịu tác động bởi lãi suất, do chi phí huy động thấp hơn nhiều so với nguồn tiền gửi có kỳ hạn. Năm 2010, lãi suất huy động có kỳ hạn là 8%-14%/năm, trong khi lãi suất huy động không kỳ hạn là 2,4%. Đây là nguồn vốn đang được khai thác nhất, vì đối với các đơn vị, nguồn tiền này luôn biến động.Tiền gửi không kỳ hạn được chú trọng, vì bộ phận này có tính chất như đảm bảo cho số vốn mà các đơn vị vay của ngân hàng.

Hơn nữa, các đơn vị có tiền gửi này sẽ sử dụng các dịch vụ thanh toán: Séc, UNC, UNT, chuyển tiền.

Bảng 2.4 : Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn của khách hàng

Chỉ tiêu

2008 2009 2010

Số dư

Tỷ

trọng Số dư

Tỷ

trọng Số dư

Tỷ trọng (Tỷ

đồng) (%)

(Tỷ

đồng) (%)

(Tỷ

đồng) (%) Tiền gửi không kỳ hạn 8.987 33 14.567 36 20.087 30

Tiền gửi thanh toán 8.974 33 14.53 36 20.03 30

Tiền gửi tiết kiêm không kỳ

hạn 12.195 0 36.701 0 53.85 0

Tiền gửi có kỳ hạn 16.266 60 23.17 58 39.809 61

Tiền gửi có kỳ hạn 6.659 25 8.9 22 17.59 27

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 9.607 35 14.269 36 22.222 34

Tiền gửi vốn chuyên dùng 28,6 0 197. 0 3.114 5

Tiền ký quỹ 1.881 7 2044 4 2.731 4

Tổng cộng 27.163 100 39.978 100 65.741 100

Nguồn: Báo cáo kiểm toán các năm 2008-2010

Theo cơ cấu nguồn tiền gửi theo kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn (gồm tiền gửi của TCKT và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của cá nhân) chiếm tỷ trọng lớn, từ 58%-61%

trong các năm 2008, 2009, 2010. Tuy tốc độ tăng là không nhiều, nhưng doanh số tiền gửi vẫn tăng mạnh, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2009, lượng tiền gửi có kỳ hạn tăng 42% so với năm 2008, và tỷ lệ này là 72% năm 2010 so với năm 2009. Đây là nguồn chính để MB cho vay trung và dài hạn, tăng khả năng sử dụng vốn, khả năng dịch chuyển kỳ hạn nợ.

Tiền gửi có kỳ hạn hầu hết là tiền gửi của TCKT, kỳ hạn thường dưới 12 tháng.

Nguồn tiền này tăng trưởng mạnh qua các năm, tăng từ 6.658 tỷ đồng năm 2008 lên 17.587 tỷ đồng năm 2010. Năm 2008 lãi suất huy động tiền gửi tại các NHTM rất cao, có thời điểm lên 20% năm, nên các TCKT chuyển sang gửi có kỳ hạn tại các NHTM như một kênh đầu tư sinh lợi nhuận cao và an toàn trong điều kiện một số kênh đầu tư khác kém hấp dẫn và rủi ro. Sang năm 2009 lãi suất huy động giảm xuống lên tỉ trọng giảm xuống con 22%. Tiền gửi có kỳ hạn của cá nhân chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số dư tiền gửi, chiếm 34%-36%. Tiền gửi có kỳ hạn của MB chủ yếu là ngắn hạn, tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng chỉ chiếm khoảng 4%. Nguồn tiền này tuy lớn nhưng không ổn định, nếu lãi suất huy động và uy tín ngân hàng không tốt so với các ngân hàng khác thì các cá nhân sẽ rút ra để gửi nơi nào có lãi suất cao hơn và uy tín tốt hơn.

Cơ cấu đối tượng khách hàng

Tiền gửi từ TCKT: Nhìn bảng cơ cấu có thể thấy, tiền gửi từ TCKT chiếm thế mạnh trong tổng vốn huy động từ khách hàng của MB. Tỷ trọng dao động từ 62%- 64%. Doanh số vốn huy động tăng cao qua các năm: năm 2009 tăng 45% so với năm 2008, năm 2010 doanh số huy động vốn từ TCKT tăng 71% so với năm 2009. Tiền gửi của TCKT bao gồm tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi vốn chuyên dùng và tiền ký quỹ. Trong tổng tiền gửi doanh nghiệp tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn là lớn

hơn so với có kỳ hạn, chiếm khoảng 61%-68%. Đây là một lợi thế của MB vì lãi suất huy động loại tiền gửi này thường thấp hơn rất nhiều so với huy động tiền tiết kiệm.

Nguồn tiền này hình thành chủ yếu từ nguồn tiền gửi thanh toán của các TCKT.

Bảng 2.5: Cơ cấu đối tượng tiền gửi của khách hàng

Nguồn: Báo cáo kiểm toán các năm 2008-2010 Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu các dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp quân đội, MB đã thu hút được sự chú ý của một loạt các doanh nghiệp quân đội lớn như:

Công ty vật tư Công nghiệp Bộ Quốc phòng, Tổng công ty bay dịch vụ Việt Nam. Các doanh nghiệp này vừa là cổ đông chiến lược, vừa là khách hàng thường xuyên sử dụng các dịch vụ của MB, góp phần tạo nên một khối lượng lớn vốn không kỳ hạn, luôn chuyển qua ngân hàng. Ngoài ra, MB đã mở rộng phát triển quan hệ với rất nhiều tổng công ty, tập đoàn lớn như: Tổng công ty Sông Đà, Viettel, Công ty xăng dầu Quân đội,

Công ty xuất nhập khẩu Cà phê Tây Nguyên, Tập đoàn Mai Linh, Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty lương thực Miền Nam…Theo đó, MB cung cấp trọn gói các dịch vụ tín dụng, thanh toán quốc tế, trả lương qua tài khoản…cho các đối tác. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, Ngân hàng tiếp tục duy trì cải tiến các sản phẩm hiện có như sản phẩm chiết khấu bộ chứng từ , sản phẩm cho vay đảm bảo bằng hàng tồn kho và các khoản phải thu. Ngoài ra, MB còn nghiên cứu triển khai các sản phẩm mới như thấu chi, bao thanh toán quốc tế.. MB đã ký hợp đồng thỏa thuận hợp tác toàn diện với nhiều các đối tác quan trọng, trong đó có: Liên hiệp hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai (Dona Coop), Công ty cổ phần An Phú Long, Tổng công ty Viễn thông toàn cầu (GTel) Công ty TNHH Tập đoàn Phú Thái, Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Năm 2009, MB tiếp tục tăng cường phục vụ các tập đoàn kinh tế lớn trong nước như: Tổng Công ty Than khoáng sản Việt Nam (TKV) Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN. MB ký hợp tác với nhiều doanh nghiệp để đa dạng hóa dịch vụ và tiện ích như: Tổng Công ty Bảo hiểm Prudential Việt Nam, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (VNPOST, Tập đoàn bưu chính viễn thông (VNPT, Tập đoàn điện lực, Công ty XNK, giúp các khách hàng có nhiều tiện dụng trong việc sử dụng dịch vụ của MB. Ngoài ra, với việc đẩy mạnh dịch vụ kiều hối thông qua các chương trình quảng bá, khuyến mại, chăm sóc khách hàng, tăng kiều hối năm 2009 lên 200%. Đồng thời, số giao dịch tăng 180%. Như vậy, MB đã luôn nỗ lực phấn đấu thành một ngân hàng hàng đầu ở Việt Nam trong việc thu hút lưọng vốn từ tiền gửi của doanh nghiệp. Để thực hiện mục tiêu này, MB đã xác định ưu tiên hàng đầu là tập trung và khai thác các đối tượng khách hàng doanh nghiệp truyền thống, các tập đoàn kinh tế và các doanh nghiệp lớn, tiếp đến là tập trung chọn lọc các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sau đó là phát triển các dịch vụ khách hàng cá nhân

Tiền gửi dân cư: Đây là nguồn tiền của dân cư chưa sử dụng đến, đem gửi vào ngân hàng để lấy lãi. Nó thực sự là nguồn tiềm năng dồi dào cho ngân hàng, khi chuyển sang cơ chế hạch toán kinh doanh. Trong 3 năm gần đây, nguồn tiền gửi từ dân cư chiếm tỷ trọng khoảng 36%-38% trong tổng vốn huy động từ dân cư. Xét về tỷ trọng trong tổng nguồn vốn huy động từ dân cư, nguồn tiền gửi tiết kiệm từ dân cư tương đối ổn định, biến động không nhiều, nhưng tốc độ tăng là khá lớn. Năm 2009,

doanh số tiền gửi từ dân cư tăng 51% so với năm 2008 và năm 2010 tăng 54% so với năm 2009, nhưng tỷ trọng huy động lại giảm do sự tăng trưởng mạnh của các khoản tiền gửi của tiền gửi của các TCTD, nhất là tiền gửi có kỳ hạn. Năm 2010, tỷ trọng tiền gửi của dân cư chiếm 36% giảm so với năm 2009 (38%), do tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm của TCKT tăng lên 39% (so với 32% năm 2009).

Tiền gửi tiết kiệm của dân cư bao gồm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn chiếm chủ yếu (khoảng 94%-96%) trong 3 năm gần đây. Điều này có lợi cho ngân hàng, bởi vì ngân hàng có cơ sở nguồn vốn để cho vay với thời gian tương đối dài, lãi suất cao hơn và có kế hoạch thu hồi vốn đúng hạn. Tiền gửi có kỳ hạn được người dân ưa chuộng hơn, chiếm tỷ trọng lớn, thể hiện sự tin tưởng của nhân dân với ngân hàng và mục đích gửi tiền để hưởng lợi nhuận, phản ánh chính sách khách hàng đúng đắn, đi đôi với hoạt động quảng bá các sản phẩm tiện ích cao hơn hẳn so với các NHTM khác. Tuy nhiên, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của cá nhân bị ảnh hưởng bởi lãi suất. Do vậy, tuy nguồn này có tính ổn định cao, nhưng nếu lãi suất có sự chênh lệch với ngân hàng khác và ngân hàng có uy tín không tốt thì sẽ ảnh hưởng đến tâm lý người gửi tiền, dẫn đến tình trạng rút tiền ồ ạt gửi vào các ngân hàng khác.

Phát hành giấy tờ có giá chiếm khoảng 5% tổng vốn huy động của MB.

Bảng 2.6: Huy động qua phát hành giấy tờ có giá của MB

Chỉ tiêu

2008 2009 2010

Số dư (triệu đồng)

Tỷ trọng

(%)

Số dư (triệu đồng)

Tỷ trọng

(%)

Số dư (triệu đồng)

Tỷ trọng

(%) Trái phiếu phổ thông

830.000 75 4.360.000 99

Trái phiếu chuyển đổi

1.000.0 00 99

Giấy tờ có giá khác

7.

236 1

278.5 37 25

50.

642 1

Tổng cộng

1.007.

236 100

1.108.5

37 100

4.410.

642 100 Nguồn: Báo cáo kiểm toán các năm 2008-2010

Giấy tờ có giá của MB bao gồm trái phiếu (giấy tờ có giá trung và dài hạn) và kỳ phiếu chứng chỉ tiền gửi (giấy tờ có giá ngắn hạn). Hình thức phát hành giấy tờ có giá bằng kỳ phiếu và chứng chỉ tiền gửi chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn huy động từ phát hành giấy tờ có giá. Nguyên nhân là người dân còn lạ lẫm với hình thức này, trong khi MB chưa thực hiện tốt tuyên truyền quảng cáo. Kỳ phiếu là hình thức ngân hàng chủ động phát hành phiếu nợ để huy động vốn thường nhằm mục đích đã định. Kỳ phiếu thường có lãi suất lớn hơn tiền gửi tiết kiệm, nhưng không linh hoạt bằng tiền gửi tiết kiệm. Do vậy, kỳ phiếu chỉ chiếm một phần nhỏ tổng nguồn huy động phát hành GTCG. Chứng chỉ tiền gửi là một giấy biên nhận có lãi suất về khoản tiền gửi tại một ngân hàng hay các tổ chức ký thác khác trong một thời gian xác định và chúng có thể được chuyển nhượng trong thời gian hiệu lực. Việc xuất hiện chứng chỉ tiền gửi cho phép MB có thể huy động vốn một cách chủ động mà không phải phụ thuộc vào tiền gửi của khách hàng. Khả năng chuyển nhượng tạo nên sự hấp dẫn hơn nhiều cho chứng chỉ tiền gửi so với các hình thức tiền gửi có kỳ hạn khác. Tuy lãi suất cao hơn tiền gửi tiết kiệm, nhưng kỳ phiếu và chứng chỉ tiền gửi lại kém linh hoạt, thời gian gửi thường dài hơn và không được rút trước hạn. Năm 2008 và 2010, khi lãi suất tiền gửi tiết kiệm tăng chóng mặt kỳ phiếu và chứng chỉ tiền gửi kém hấp dẫn hơn, và chỉ chiếm 1% trong tổng vốn huy động bằng giấy tờ có giá khác và không thường xuyên. Năm 2009, tình hình kinh tế khả quan hơn, nên tỷ lệ này được tăng đáng kể. Kỳ phiếu ngân hàng, tuy chiếm 1 tỷ trọng nhỏ, nhưng giúp cho ngân hàng đa dạng hoá hình thức huy động vốn, từng bước nâng cao khả năng phục vụ khách hàng với một chất lượng cao hơn, đối tượng rộng rãi hơn

2.2.2.2 Huy động vốn từ tiền gửi các tổ chức tín dụng khác và vay ngân hàng nhà

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w