Nhân tố khách quan Hàng lang pháp lý

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 23 - 26)

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại

1.4.1. Nhân tố khách quan Hàng lang pháp lý

Kinh doanh ngân hàng là hoạt động chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật và các cơ quan chức năng của chính phủ. Hoạt động của ngân hàng được quản lý chặt chẽ bởi các quy định pháp luật và chịu sự điều chỉnh bởi nhiều bộ luật như luật dân sự, luật NHTW, các quy định của chính phủ...Do đó, hoạt động huy động vốn cũng chịu sự ảnh hưởng bởi chính sách pháp luật của nhà nước: chính sách tiền tệ, lãi suất, tài chính, tín dụng…Ngày 20/05/2010 Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã chính thức ban hành thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của TCTD, đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thu hút vốn cũng chất lượng nguồn vốn của ngân hàng. Cùng lúc với việc thực hiện thông tư 13/2010/TT-NHNN, các NHTM lại bị điều chỉnh bởi quy định chỉ được huy động trên thị trường 2 tối đa 20% số vốn huy động thị trường 1. Các Ngân hàng buộc phải tăng huy động từ dân , nếu muốn tăng vay trên thị trường 2. Điều này khiến các ngân hàng phải cạnh tranh gay gắt trong việc lấy thị phần và nguồn huy động từ các chi nhánh mới. Do đó, lãi suất vẫn chưa thể hạ nhiệt trong khi cung vốn tín dụng từ NHTM lại đang bị hạn chế.

Nhân tố kinh tế

Các yếu tố thuộc về nền kinh tế có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Các ngân hàng đều chịu tác động của nền kinh tế khu vực, nền kinh tế quốc gia và nền kinh tế, tại nơi ngân hàng đóng trụ sở. Một quốc gia có nền kinh tế ổn định và phát triển sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Sự thay đổi của các yếu tố kinh tế như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, chính sách tiết kiệm, đầu tư của chính phủ…đều ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu hút vốn của NHTM. Những vấn đề như tỷ giá, thất nghiệp, lam phát và đặc biệt là chu kỳ kinh doanh đều tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động huy động vốn. Lạm phát tăng, đồng tiền mất giá, người dân có xu hướng đổi hướng đầu tư như mua vàng, mua ngoại tệ để tích trữ, làm thay đổi quy mô huy động vốn của ngân hàng.

Nhân tố chính trị

Hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng chịu nhiều tác động từ yếu tố chính trị và chính sách của cơ quan quản lý vĩ mô của chính

phủ và NHNN. Một chính sách hợp lý sẽ giúp cho hệ thống ngân hàng hoạt động có hiệu quả và an toàn. Trái lại, một chính sách sai lầm có thể đẩy ngân hàng vào tình trạng khó khăn.

Sự ổn định về chính trị hay ngoại giao cũng ảnh hưởng đến nguồn vốn của một ngân hàng. Một quốc gia có tình hình chính trị ổn định, an toàn sẽ tạo sự an tâm cho người dân làm ăn sinh sống, do đó không phải tích lũy, dự trữ tiền nhiều cho những trường hợp đặc biệt. Nhờ vậy, NHTM có khả năng huy động được nhiều vốn hơn. Trái lại, một quốc gia có tình hình chính trị bất ổn như Thái lan, Campuchia… sẽ gây tâm lý hoang mang lo sợ cho người dân, do vậy họ sẽ tích trữ nhiều của cải, tiền bạc bên người để phòng trường hợp bất trắc nên sẽ hạn chế việc gửi tiền vào ngân hàng, từ đó khả năng huy động vốn của NHTM giảm.

Nhân tố văn hóa - xã hội - dân cư

Hoạt động huy động vốn của ngân hàng chịu nhiều ảnh hưởng bởi môi trường văn hoá, quy mô dân cư, chất lượng đời sống của người dân. Đây không chỉ là yếu tố ảnh hưởng đến số lượng, kết cấu các sản phẩm dịch vụ của NHTM, mà nó còn là yếu tố rất quan trọng để xây dựng và điều chỉnh hoạt động huy động vốn của ngân hàng Cụ thể, ở các nước phát triển, người dân có thói quen gửi tiền vào ngân hàng để hưởng những tiện ích trong thanh toán, hưởng lãi và trong tiềm thức của họ, ngân hàng là một phần không thể thiếu được, là một phần tất yếu của nền kinh tế. Do vậy, ngân hàng sẽ không gặp khó khăn trong việc huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư và tổ chức kinh tế.

Ngược lại, ở những nước đang phát triển như Việt Nam, việc huy động vốn của ngân hàng gặp nhiều khó khăn,vì người dân Việt Nam hiện nay vẫn chưa quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng.

Nhân tố tâm lý và thói quen tiêu dùng Nhân tố tâm lý

Với những nền kinh tế chịu tình trạng đô la hóa cao như Việt Nam thì việc huy động vốn từ người dân gặp nhiều khó khăn. Do người dân lo sợ sự mất giá của nội tệ, ưa chuộng cất trữ ngoại tệ, nên các NHTM sẽ khó huy động nguồn vốn bằng nội tệ.

Khi mức thu nhập của người dân tăng lên, họ cũng có tâm lý tăng tích lũy, do vậy sẽ tạo điều kiện cho NHTM trong việc huy động thêm nguồn vốn nhàn rỗi từ trong dân cư. Tập quán tiêu dùng và tích luỹ cũng ảnh hưởng đến huy động vốn của ngân hàng. Ở Việt Nam, người miền Bắc có xu hướng tiết kiệm những đồng thu nhập hơn những người miền Nam. Điều này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là phong cách lối sống và tập quán tiêu dung của người dân.

Thói quen tiêu dùng

Ở các nước phát triển, tỷ lệ sử dụng tiền mặt trong thanh toán chỉ chiếm khoảng 2% đến 3%, thói quen tiêu dùng và thanh toán của họ chủ yếu thông qua ngân hàng và hầu hết khoản tiền của họ đều được ngân hàng quản lý thông qua tài khoản cá nhân, do đó NTHM có thể tăng khả năng huy động vốn để đầu tư, sử dụng…Nhưng với những nước đang phát triển như Việt Nam, vẫn còn thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán (chiếm tới 14% trong tổng phương tiện thanh toán) thì sẽ hạn chế khả năng huy động vốn từ người dân hơn. Thói quen sử dụng tiền mặt đã và đang ảnh hưởng đến việc thu hút tiền gửi thanh toán dân cư của ngân hàng.

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w