CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI
3.1 Định hướng hoạt động kinh doanh của ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội
Định hướng chung
Năm 2011, trước những khó khăn trong và ngoài nước. Trên thế giới tình hình bất ổn về chính trị, đặc biệt là ở Trung đông và Bắc phi đã làm gia tăng cả thế giới như giá xăng dầu, vàng và ngoại tệ. Trong nước trước những lạm phát đang có xu hướng tăng mạnh trong 2 tháng đầu năm, chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11 ngày 24/02/2011 với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội. Định hướng của Chính phủ và NHNN là, tốc độ tăng tổng phương tiện thanh táon, khoảng 15%-16%, tín dụng đối với nền kinh tế tăng dưới 20% so với năm 2010, tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thực hiện giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với năm 2010, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán. Đến 30/06/2011, tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với tổng dư nợ tối đa là 22% và đến 31/12/2011, tỷ trọng này tối đa là 16%. Kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng các chỉ tiêu tiền tệ ngay từ đầu năm. Điều này sẽ tác động đến khả năng sinh lời, thanh khoản của các ngân hàng. Thêm vào đó, việc thực hiện luật NHNN Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng ban hành ngày 29/06/2010 và có hiệu lực từ 01/01/2011, Thông tư 13 và TT 19 NHNN về thực hiện các tỷ lệ an toàn tại các tổ chức tín dụng và áp lực tăng vốn điều lệ mạnh mẽ đảm bảo các hệ số an toàn vốn theo quy định mới sẽ đòi hỏi các Ngân hàng nỗ lực trong hoạt động.
Trên cơ sở định hướng chung của toàn hệ thống ngân hàng và hướng đến quy mô tập đoàn, năm 2011 - 2015 là giai đoạn MB dốc sức cho sự phát triển bền vững và đặt nền móng để hệ thống các công ty thành viên đứng trong Top đầu các lĩnh vực tài chính ngân hàng, bất động sản, chứng khoán, quản lý quỹ, quản lý tài sản bảo hiểm…
Trên cơ sở đó, định hướng MB năm 2011 “Tăng trưởng hợp lý, an toàn, hiệu quả” đảm bảo duy trì giữ vững vị thế và nâng cao khả năng cạnh tranh của MB trên thị trường, hướng tới là một trong 3 Ngân hàng TMCP lớn, có chất lượng dịch vụ tốt nhất tại Việt Nam giai đoạn chiến lược 2011-2011. Toàn MB thực hiện tốt các mục tiêu:
Thực hiện chiến lược năm đầu của chiến lược 5 năm 2011-2015, triển khai đồng bộ tầm nhìn chiến lược và 20 sáng kiến: chuyển đổi mô hình kinh doanh huớng mạnh về khách hàng.
Thực hiện những cải tiến trong hệ thống phân phối. Không ngừng củng cố, nâng cao hiệu quả hệ thống mạng lưới hoạt động kinh doanh, nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu thị trường để tăng cầu về tài sản ngân hàng của khách hàng, tạo động lực cho hoạt động huy động vốn;
Củng cố, xây dựng nguồn lực, tăng về số lượng, đề cao chất lượng, bố trí hợp lý nguồn nhân lực, thu hút người giỏi, người tài; Nâng cao năng lực điều hành của cán bộ quản lý các cấp, bổ sung kịp thời nguồn lực cho sự phát triển; Hoàn thiện đề án quản trị nhân sự; Nâng cao tính chuyên nghiệp cho nhân viên ngân hàng; Hoàn thiện hệ thống chính sách đảm bảo khuyến khích lao động sáng tạo, thu hút được nguồn lực có chất lượng cao; Đồng thời, đề cao tính tuân thủ và đạo đức nghề nghiệp; Chú trọng chất lượng và loại hình đào tạo, triển khai các chương trình đào tạo theo hướng khuyến khích đào tạo, đào tạo lại để chuẩn bị đội ngũ cho một giai đoạn hội nhập sâu hơn.
Củng cố nâng cao công nghệ: chuyển đổi hệ thống DC, nâng cấp T24 lên R10, đầu tư các phần mềm tăng năng lực kinh doanh. Tiếp tục hiện đại hoá công nghệ ngân hàng tại Hội sở và các chi nhánh, tạo tiền đề cho việc mở rộng các sản phẩm dịch vụ tài chính có chất lượng cao, được thực hiện khép kín, từ đó nâng dần sức cạnh tranh của ngân hàng trong hoạt động dịch vụ. Xây dựng hệ Quản trị Thông tin hữu hiệu làm nền tảng cho việc đánh giá hoạt động của từng ngành kinh doanh trong ngân hàng, đánh giá từng sản phẩm cũng như khu vực hoạt động. Xây dựng nền tảng công nghệ mạnh để phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại.
Tập trung nâng cao năng lực tài chính: Chiến lược nâng cao năng lực tài chính của MB thực hiện theo chính sách: Tăng vốn điều lệ từ tăng cường tích luỹ từ nội bộ, đa dạng hoá nguồn vốn tự có, tăng vốn từ phát hành thêm cổ phiếu mới và từ nguồn quỹ bổ sung vốn điều lệ; Tập trung huy động vốn, đặc biệt là huy động vốn trung và dài hạn, bao gồm cả việc sử dụng công cụ tài chính.
Đảm bảo duy trì giữ vững vị thế và nâng cao khả năng cạnh tranh của MB trên thị trường. Ổn định chính trị trong mọi điều kiện: MB định hướng trở thành nhà cung
cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng hàng đầu cho mọi đối tượng khách hàng với chất lượng sản phẩm dịch vụ tốt với giá cạnh tranh. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm truyền thống, đồng thời phát triển các dịch vụ ngân hàng mới, dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, phù hợp với yêu cầu thị trường và năng lực của MB. Thiết kế sản phẩm, quy trình nghiệp vụ, phong cách kinh doanh, chuyển từ định hướng nội bộ sang định hướng khách hàng. Tiêu chuẩn hoá sản phẩm dịch vụ, đưa ra các sản phẩm dịch vụ khác nhau cho từng đối tượng khách hàng, theo từng phân đoạn thị trường, tăng cường bán chéo sản phẩm.
MB đã đặt ra các chỉ tiêu kế hoạch năm 2011 cụ thể như: Vốn điều lệ đạt 10.000 tỷ đồng; Tổng tài sản đạt mức 152.000 tỷ đồng; Nâng dư nợ cho vay lên 58.000 tỷ đồng; Tổng vốn huy động 115.000 tỷ đồng; Tổng lợi nhuận trước thuế 2.915 tỷ đồng; Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 1%; Tổng số điểm giao dịch đến 31/12/2010 là 190 điểm.
Định hướng hoạt động huy động vốn
Năm 2011, mặc dù NHNN đã chủ động ứng phó, điều hành một cách linh hoạt để giảm bớt sự căng thẳng về thanh khoản cho các NHTM nhưng chỉ giảm thiểu được phần nào, vấn đề thanh khoản vẫn là nỗi lo hàng đầu của các NHTM khi mà lượng vốn huy động từ ngân hàng tăng chậm hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tín dụng, hệ thống ngân hàng vẫn chưa thoát khỏi tình trạng bị mất cân đối giữa huy động và cho vay. Thêm vào đó, việc ban hành thông tư 13/2010-TT NHNN với các quy định mới về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động đã làm cho việc tăng cường huy động vốn của ngân hàng ngày càng trở nên cấp thiết. Tuy nhiên, thị trường càng khó khăn thì lại càng tạo ra nhiều cơ hội, nắm bắt được những cơ hội đó sẽ giúp MB tiếp tục vượt qua một năm đầy thử thách để phát triển hơn nữa. MB đã đưa ra định hướng cụ thể cho hoạt động huy động vốn trong những năm tới
Mức tăng trưởng huy động bình quân hàng năm 25-30%/năm.
Đa dạng hóa các loại tiền gửi, trên cơ sở nâng cao chất lượng các sản phẩm truyền thống, đồng thời phát triển thêm các sản phẩm ngân hàng hiện đại,
Huy động vốn theo hướng, tăng tỉ trọng tiền gửi trung dài hạn, đảm bảo vốn trung và dài hạn, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tài sản có thời hạn dài.
Tiếp tục mở rộng quan hệ khách hàng để thu hút tiền gửi, ưu tiên phát triển khách hàng truyền thống, các tập đoàn kinh tế và các khách hàng doanh nghiệp lớn, tập trung có chọn lọc khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiếp đến là phát triển khách hàng cá nhân.
Tăng cường quan hệ trên thị trường tài chính, phối hợp các công ty chứng khoán đầu tư để huy động nguồn vốn trung và dài hạn.
3.2 Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần