1. qui trình nhận hàng container nhập khẩu
1.1. lựa chọn người chuyên chở
mặc dù là một công ty giao nhận chuyên nghiệp nhưng hiện tại công ty vietrans không làm đại lý cho bất kỳ một hãng tàu nào. do vậy trong những trường hợp mà người nhập khẩu dành được quyền vận tải thì công ty sẽ phải giúp người nhập khẩu nghiên cứu và lựa chọn hãng tàu chuyên chở. việc ra quyết định lựa chọn hãng tàu chuyên chở nào được công ty xem xét dựa trên nhiều yếu tố. đó là các yếu tố mà hãng tàu cung cấp như lịch trình, giá cước và các điều kiện ưu đãi hoặc do đặc điểm riêng của hợp đồng.
việc giao dịch với các hãng tàu tương đối đơn giản và thuận tiện vì hiện tại ở khu vực tp đà nẵng có rất nhiều đại lý hãng tàu. nếu cty cần bất cứ thông tin gì từ hãng tàu thì các đại lý hãng tàu đều nhanh chóng fax tới cty để cty dễ dàng xem xét. khi đã quyết định lựa chọn thì cty chỉ cần liên lạc qua điện thoại là mọi thủ tục sẽ được lập tức tiến hành.
trên thực tế, việc lựa chọn hãng tàu cho khách hàng được căn cứ và các yếu tố sau:
lựa chọn dựa vào tuyến đường mà các hãng tàu có tàu ghé vào:
người nhập khẩu thường uỷ thác toàn bộ qui trình giao nhận cho cty. do vậy các hãng tàu mà cty thuê vận tải cho người nk phải có tàu ghé vào các cảng nhận hàng xk. cho dù cty có muốn lựa chọn một hãng tàu khác mà hãng tàu đó không có tuyến đường ghé vào cảng xếp hàng mà người xk yêu cầu thì cty cũng không thể chọn hãng tàu đó.
ví dụ: + hãng marsk thường chở container 40 feet đến hongkong, trong khi mitsui, o.s.k không có tuyến đi hongkong.
+ viconship có nhiều tuyến như: thái lan, hàn quốc, nhật, mỹ, eu, hongkong.
+ hãng american container lines thì chuyên chở đi mỹ giá cước chuyên chở:
đây là yếu tố mang tính chất quyết định chủ yếu, bởi vì nếu thoả thuận được giá cước thấp thì công ty sẽ làm lợi cho khách hàng của mình hoặc được hưởng lợi nhuận gián tiếp thông qua khách hàng của mình. song, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các hãng tàu với nhau, họ đều hạ giá cước của mình đến mức tối thiểu có thể cho phép để thu hút khách hàng, tuy nhiên một số tuyến tàu chợ cố định thì giá cước được niêm yết sẵn và lịch trình tàu là cố định nhưng bù vào đó các hãng tàu lại dùng những điều kiện ưu đãi cho khách hàng cho nên tính chung lại thì giá cước vẫn mang tính cạnh tranh và không cố định. sự giảm giá hay chênh lệch giá cước của các hãng tàu là hoàn toàn do cạnh tranh để thu hút khách hàng chứ không có kiểu suy diễn ”tiền nào của nấy”, các hãng tàu tại đà nẵng hiện nay hầu như đều ngang bằng nhau về chất lượng phục vụ vận tải.
bảng 4: bảng giá cước chuyên chở của một số đại lý hãng tàu
tuyến đường
công ty đà nẵng - malaisia đà nẵng - singapore đà nẵng - châu âu
vietfract 560 usd/20’ 400 usd/20’ 1100/2200 usd/20’/40’ viconship 550 usd/20’ 400 usd/20’ 1100/2200 usd/20’/40’ vinatrans 550 usd/20’ 410 usd/20’ 1200/2400 usd/20’/40’ inlaco 500 usd/20’ 400 usd/20’ 1200/2400 usd/20’/40’ gematrans 530 usd/20’ 400 usd/20’ 1100/2200 usd/20’/40’ vietrans 565 usd/20’ 420 usd/20’ 1235/2470 usd/20’/40’
tuyến đường
côngổồỡi ty đà nẵng - malaisia đà nẵng - singapore đà nẵng - châu âu
vietfract 885 usd/20’ 645 usd/20’ 1100/2200 usd/20’/40’ viconship 870 usd/20’ 630 usd/20’ 1200/2400 usd/20’/40’ vinatrans 870 usd/20’ 640 usd/20’ 1200/2400 usd/20’/40’ inlaco 850 usd/20’ 630 usd/20’ 1200/2400 usd/20’/40’ gematrans 850 usd/20’ 630 usd/20’ 1300/2200 usd/20’/40’ vietrans 885 usd/20’ 650 usd/20’ 1235/2470 usd/20’/40’
số liệu: tổng hợp từ báo giá (quotation) vận chuyển của các công ty nói trên.
(châu âu: cảng la havre, rotterdam, genoa, southamton) lựa chọn dựa vào ngày giừ tàu cập cảng và rời cảng.
dựa vào hợp đồng mua bán ngoại thương đã ký giữa người xk và người nk công ty sẽ phải lựa chọn những hãng tàu nào có lịch trình ghé vào cảng xếp hàng theo đúng như qui định ngày giao hàng đã được thoả thuận trong hợp đồng. đôi khi trong hợp đồng đã qui định ngày xếp hàng vào những ngày mà hãng tàu quen không ghé vào cảng xếp hàng vào lúc đó thì buộc công ty phải lựa chọn những hãng tàu có lịch trình ghé vào cảng xếp hàng mặc dù giá cước và các điều kiện ưu đãi không thực sự có lợi cho người nk. trong những trường hợp như vậy thì công ty sẽ thông báo cho người nk để người nk thoả thuận lại với người xk về ngày giờ xếp hàng, tất nhiên khi đó người nk có thể phải chịu phí lưu kho, lưu bãi tại cảng xếp hàng, và nếu chi phí này thấp và vẫn có lợi so với việc lựa chọn hãng tàu thay thế thì công ty tư vấn cho người nk thoả thuận lại ngày giờ xếp hàng với người xk. tuy nhiên việc bốc xếp một lô hàng lên tàu không phải 1,2 ngày là hoàn thành mà có khi kéo dài cả tuần, do vậy trường hợp trên cũng ít xảy ra và do đó việc quyết định lựa chọn hãng tàu cũng ít bị thay đổi và công ty vẫn lựa chọn hãng tàu có lợi cho người nk.
lịch tàu cũng thay đổi hàng tháng, tuỳ vào điều kiện, thời gian xếp hàng đã qui định trong l/c mà công ty sẽ chọn hãng tàu thích hợp và hiệu quả nhất.
ngoài ra có thể so sánh các nhân tố liên quan như tính thường xuyên, các hãng tàu có tàu nhiều tuổi thì thời gian chuyên chở dài hơn, mật độ tàu từ cảng xếp cũng như cảng dỡ hàng, cảng chuyển tải có ảnh hưởng đến tổng thời gian chuyển tải.
hãng tàu từ tp.hcm đn từ sing đi bắc âu cở tàu tối đa
tuổi tàu
(tính đến năm 2000)
mitsui/osk/huyndai 3 chuyến/tuần 100- 1800 teu 1- 8 maersk/sealand 3 chuyến/tuần 1000-2100 teu 1- 8
hajin 1 chuyến/tuần 1000-2300 teu 4- 13
evergreen 1 chuyến/tuần 1400-2200 teu 4- 11
hapag lloyd 2 chuyến/tuần 800-1700 teu 10- 20
huyndai 3 chuyến/tuần 1500- 2100 teu 8- 20
oocl
hiện nay tất cả các đại lý hãng tàu tại đn đều sử dụng
tàu feedership ghé cập cảng đn để
vận chuyển hàng
nhập và hàng xuất. 3 chuyến/tuần 1000-2500 teu 5- 15
số liệu: tổng hợp từ các lịch trình và báo giá của các công ty viconship, gema, inlaco năm 2002.
lịch một số chuyến tàu feeder ghé cập cảng đà nẵng.
thứ 2 tàu của hãng evergreen (viconship) thứ 3 tàu của hãng huyndai (gema)
thứ 7 tàu của hãng strait shipping và wanhaii (inlaco)
số liệu: tổng hợp từ các lịch trình và báo giá của các
công ty viconship, gema, inlaco năm 2002.
bảng 5: thời gian vận chuyển của một số hãng tàu
đvt: ngày
từ đà nẵng đi đến các cảng
hãng tàu
rotterdam anstwerp la havre hamburg southampton helsinki
mitsui 23 25 25 25 23 26
huyndai 24 25 25 25 24 27
oocl 26 - 24 27 - 28
evergreen 26 26 27 24 - -
hapag lloyd 28 - 27 26 24 28
số liệu: tổng hợp từ các lịch trình và báo giá của các công ty viconship, gema, inlaco năm 2002.
mối quan hệ giữa công ty và các đại lý hãng tàu.
mối quan hệ này có tốt đẹp hay không cũng ảnh hưởng ít nhiều đến quyết định lựa chọn hãng tàu chuyên chở của người giao nhận, nhất là khi phải lựa chọn giữa hai hay nhiều hãng tàu nào đó tương đồng nhau. việc lựa chọn đôi khi bị chi phối rất nhiều bởi phí hoa hồng mà hãng tàu dành cho công ty nếu công ty lựa chọn tàu của họ để chuyên chở. phí hoa hồng thường được tính theo đầu container, loại container tuỳ theo từng hãng khác nhau mà có chiến lược qui định phí hoa hồng cao hay thấp. phí này trên lý thuyết thì không có, nhưng trên thực tế, do sự cạnh tranh mà hầu như hãng tàu nào cũng dành sự ưu đãi cho khách hàng về khoản phí này. là một bí mật trong kinh doanh, song bằng cách nào đó các phí này cũng được các hãng tàu cạnh tranh nhau và nó cũng không chênh lệch nhau là mấy.
do đó, hiện nay nếu phải lựa chọn một cách khó khăn giữa hai hãng tàu nào đó, công ty đôi khi sẽ lựa chọn hãng mà mình ít đi hơn (trong thời gian gần), nhằm giữ vững mối quan hệ tốt đẹp với nhiều hãng tàu để công ty nhận được những ưu đãi nhiều nhất từ nhiều phía.
bảng 6: số liệu về phí hoa hồng mà một số đại lý hãng tàu dành cho vietrans.
phí hoa hồng
2% giá trị cước
phí chuyên chở
(khi thuê tàu mitsui) 1,85% khi thuê các tàu khác 1,75% giá trị cước phí chuyên chở cho tất cả các tàu 1,75% giá trị cước phí chuyên chở cho tất cả các tàu 1,5% giá trị cước phí chuyên chở cho tất cả các tàu 1,5% giá trị cước phí chuyên chở cho tất cả các tàu
cước phí này không dược thoả thuận trên bất cứ một giấy tờ nào nhưng nếu khi vietrans thuê tàu của các đại lý hãng tàu nói trên thì họ sẵn sàng trả trước cước phí hoa hồng cho vietrans, kể cả khi chỉ có 1 container hàng.
riêng đối với vietfract thì khi có từ 5 container hàng trở lên thì phí hoa hồng sẽ là 2% giá trị cước phí chuyên chở (đối với tàu mitsui thì còn cao hơn).
sơ đồ quan hệ giữa công ty và đại lý hãng tàu.
(1) công ty thuê tàu vận tải quốc tế của các đại lý hãng tàu. (2) đại lý hãng tàu trả phí hoa hồng cho công ty.
(3) các đại lý hãng tàu sử dụng dịch vụ kho bãi và khai thuê hải quan của công ty (4) công ty sử dụng dịch vụ vận tải, xếp dỡ nội địa của đại lý hãng tàu. nhìn chung việc ra quyết định lựa chọn hãng tàu nào để chuyên chở hàng hoá được công ty xem xét dựa trên nhiều yếu tố. công tác lựa chọn và thuê tàu chuyên chở tại công ty tương đối hoàn thiện. ngoài ra một số yếu tố bắt buộc như: lịch tàu, tuyến đường... lúc thì ưu tiên cho yếu tố này, lúc thì ưu tiên cho yếu tố kia tuỳ theo từng thương vụ mà công ty sẽ xác định được yếu tố nào là quan trọng nhất để đưa ra quyết định chung.