PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng lúa trong hai vụ đông xuân và hè thu năm 2012 – 2013 tại huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 21 - 26)

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1.1 Số liệu thứ cấp

Các báo tổng kết hoạt động ngành nông nghiệp của Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010 – 2012.

Các tài liệu có liên quan đến tình hình s ản xuất nông nghiệp tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng trên các trang web, các bài báo, tạp chí.

2.2.1.2 Số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập bằng cách phỏ ng vấn trực tiếp những hộ trồng lúa ở huyện Vị Thủy bằng bảng câu hỏi. Mẫu phỏng vấn được chọn bằng phương pháp chọn mẫu phi xác suất, theo nguyên tắc thuận tiện, ưu điểm của phương pháp này là rất thuận lợi cho việc chọn đáp viên, tiết kiệm thời gian, tiến hành thu dữ liệu rất nhanh chóng và do vậy sẽ tiết kiệm đƣợc chi phí điều tra. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có tính đ ại diện không cao. Số quan sát được chọn là 90 hộ và là những hộ nông dân có diện tích trồng lúa từ (1000m2 ) trở lên.

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Đối với mục tiêu 1: Phân tích tình hình sản xuất lúa tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.

Dùng phương pháp so sánh số tương đối, tuyệt đối để so sánh diện tích, năng suất, sản lƣợng lúa trung bình của huyện qua các năm. Thống kê các xã có diện tích, sản lƣợng trồng lúa cao so với các xã còn lại để từ đó có sự quan tâm và đầu tƣ hợp lí đối với các xã có diện tích và năng suất trồng lúa thấp. Qua số liệu thống kê biết được sự biến động của diện tích trồng lúa tương ứng với năng suất, sản lƣợng đạt đƣợc từng năm.

Phương phỏp dựng để làm rừ tỡnh hỡnh biến động cỏc mức độ của cỏc chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng c ủa chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

Đối với mục tiêu 2: Phân tích tình hình sản xuất lúa và các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của mô hình trồng lúa vụ Đông Xuân và Hè Thu 2012 -2013 tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả như: lập bảng biểu, tính toán các số đo mô tả, số trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn, tần số, … Dùng phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp và suy luận dựa trên những số liệu thống kê thu thập đƣợc để nghiên cứu đặc điểm của nông hộ trong mẫu điều tra và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình s ản xuất lúa từ khâu đ ầu vào đến khâu tiêu thụ.

Thống kê mô tả là các phương pháp có liên quan đến thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trƣng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tƣợng nghiên cứu. Các công cụ cơ bản để tóm tắt và trình bày dữ liệu trong thống kê mô tả thường là: bảng tần số, các đại lượng thống kê mô tả.

Dùng mô hình hồi qui đa biến để đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất và lợi nhuận của hai vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu.

Phương trình hồi qui hàm năng suất

Phân tích phương trình biểu diễn tương quan giữa biến phụ thuộc (năng suất) và các biến độc lập (các yếu tố) gọi là phương trình hồi quy đa biến có dạng tổng quát nhƣ sau:

Y = 0 + 11+ 22 + 33 + 44 + …+ ki (2.1) Trong đó: Biến phụ thuộc (Y) là năng suất (kg/công) mà nông hộ đạt đƣợc Biến độc lập: i (i= 1,2,3,…,11).

β0: hệ số tự do

βi (i=1,2,3,....,11): các tham số được ước lượng bằng phương pháp hồi quy tuyến tính

+ X1 : Chi phí giống + X2 : Chi phí chuẩn bị đất + X3 : Chi phí phân bón + X4 : Chi phí LĐ thuê + X5 : Ngày công LĐGĐ + X6 : Chi phí tưới tiêu + X7 : Chi phí thuốc BVTV + X8 : Trình độ học vấn + X9 : Kinh nghiệm

+ X10: Diện tích đất trồng lúa

+ D1: loại giống ( biến giả : 1= giống cải tiến; 0= giống khác )  Phương trình hồi qui hàm lợi nhuận

Lợi nhuận của một mô hình thường chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố khác nhau. Nhưng do một số giới hạn nên phương trình hồi quy bao gồm các yếu tố sau :

Y = 0 + 11+ 22 + 33 + 44 + …+ ki (2.2) Trong đó: Biến phụ thuộc (Y) là lợi nhuận (ngàn đồng/công) mà nông hộ đạt đƣợc

Biến độc lập: i ( i= 1,2,3,…,10 ).

β0: hệ số tự do

βi (i=1,2,3,....,10): các tham số được ước lượng bằng phương pháp hồi quy tuyến tính

+ X1 : Chi phí giống

+ X2 : Chi phí chuẩn bị đất + X3 : Chi phí phân bón + X4 : Chi phí LĐ thuê + X5 : Chi phí tưới tiêu + X6 : Chi phí thuốc BVTV + X7 : Chi phí thu hoạch + X8 : Diện tích đất trồng lúa + X9 : Năng suất

+ X10: Giá bán

Cách tính các chi phí:

Chi phí giống: Là chi phí mua giống để gieo sạ trên 1000m2 đất.

Chi phí giống = Đơn giá giống * Số lƣợng giống

Chí phí chuẩn bị đất: Là to àn bộ chi phí làm đất ban đầu tính trung bình trên 1000m2, chuẩn bị cho việc gieo sạ gồm chi phí thuê máy cày, tr ục, bang, bơm nước vào ruộng, chi phí thuê lao động đào, vét đường nước, vệ sinh đồng ruộng.

Chi phí chuẩn bị đất = Chi phí thuê máy(cày, trục, bang) + Chi phí bơm nước lần đầu + Chi phí vệ sinh đồng ruộng

Chi phí phân bón: Là tổng chi phí trung bình trên 1000m2 của các loại phân bón nhƣ phân NPK, Urê, DAP, Lân, Kali. Đƣợc tính bằng đơn giá của các loại phân nhân cho số lƣợng sử dụng.

Chi phí phân bón = (Đơn giá NPK * Số lƣợng NPK) + (Đơn giá Urê * Số lƣợng Urê) + (Đơn giá DAP * Số lƣợng DAP) + (Đơn giá Lân * Số lƣợng Lân) + (Đơn

gia Kali * Số lƣợng Kali)

Chi phí lao động: Bao gồm tất cả các chi phí lao động gia đình và chi phí lao động thuê tính trung bình trên 1000m2 (gồm chi phí gieo sạ, chi phí dậm, chi phí làm cỏ, chi phí bón phân, chi phí phun (xịt) thuốc BVTV, chi phí phơi sấy).

Chi phí lao động = Chi phí gieo sạ + Chi phí dậm + Chi phí làm cỏ + Chi phí bón phân + Chi phí phun thuốc BVTV + Chi phí phơi sấy

Chi phí tưới tiêu: gồm chi phí thuê máy bơm nước và chi phí mua nhiên liệu ( trừ lần bơm nước đầu tiên vào ruộng)

Chi phí tưới tiêu = Chi phí thuê máy bơm + Chi phí nhiên liệu

Chi phí thuốc BVTV: Là tổ ng chi phí trung bình chi cho việc mua thuốc BVTV phun xịt cho 1000m2 trong một vụ. Đƣợc tính bằng đơn giá của từng loại thuốc nhân với số lƣợng sử dụng.

Chi phí thuốc BVTV = ∑ Đơn giá (tùy từng loại thuốc BVTV) * Số lƣợng

Chi phí thu hoạch: là tổng số tiền trả cho chủ máy khi thu hoạch bằng máy gặt đặp hoặc thu hoạch bằng tay trên 1000m2. Nếu thu hoạch bằng máy gặt đặp liên hợp thì nông dân sẽ trả cho chủ máy là 230.7 ngàn đồng trên 1000m2 với lúa đứng và 307.7 ngàn đồng với lúa sập. Nếu thu hoạch bằng tay thì nông dân sẽ trả 153.8 ngàn đồng trên 1000m2 đối với lúa đ ứng và 346.2 ngàn đồng đối với lúa sập.

Sử dụng chương trình phần mềm Stata10 để xử lý và lưu giữ số liệu điều tra đƣợc.

Đối với mục tiêu cụ thể 3: Phân tích hiệu quả tài chính và lợi nhuận của nông hộ trồng lúa vụ Đông Xuân và Hè Thu 2012 - 2013 tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính và lợi nhuận cho nông hộ trồng lúa tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.

Để đánh giá hiệu quả tài chính của mô hình, đề tài đã đánh giá bằng cách phân tích các tỷ số tài chính.

Và đồng thời đánh giá hiệu quả qua việc xem xét điều kiện sau:

Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí

+ Nếu lợi nhuận > 0 thì đánh giá mô hình SX có hiệu quả.

+ Nếu lợi nhuận < 0 thì đánh giá mô hình SX chƣa hiệu quả.

Từ phân tích và đánh giá trên, s ử dụng phương pháp suy luận để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính cho hộ nông dân.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng lúa trong hai vụ đông xuân và hè thu năm 2012 – 2013 tại huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)