3.2.2.1 Diện tích, năng suất, sản lượng lúa giai đoạn 2010 – 2012
Chiếm khoảng 80% diện tích đất tự nhiên c ủa toàn huyện, ngành nông nghiệp đang là thế mạnh trong việc phát triển kinh tế của toàn huyện. Trong đó, lúa là cây trồng chủ lực trong sản xuất nông nghiệp của huyện vì thế Đảng bộ huyện Vị Thủy nhiều năm qua luôn chú trọng phát triển mô hình trồng lúa c ủa ngƣời dân ở địa phƣơng. Chính quyền địa phƣơng, các sở ban ngành và Phòng Nông Nghiệp huyện Vị Thủy luôn quan tâm tới tình hình s ản xuất lúa c ủa nông dân nhƣ thƣờng xuyên cử cán bộ nông nghiệp xuống từng xã để hƣớng dẫn nông dân dùng đúng giống, đúng thuốc, dùng đúng liều lƣợng,...
Hiện có hơn 95% diện tích trồng lúa đƣợc nông dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nhƣ: “3 giảm 3 tăng”, IPM trong canh tác lúa để hạ giá thành sản phẩm. Trong năm 2012, Ngành đã tổ chức mở đƣợc 314 buổi tập huấn, hội thảo, tọa đàm,...cho 8.376 lƣợt nông dân ham dự.[13]
Bảng 3.4 Tình hình sản xuất lúa của huyện Vị Thủy giai đoạn 2010 – 2012
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2011 so với 2010 Năm 2012 so với 2011 Lƣợng Tỷ lệ Lƣợng Tỷ lệ Diện tích gieo trồng (ha) 43.834 45.006 46.389 1.172 2,67 1.383 3.07 Năng suất (tấn/ha) 5,91 6,0 6,0 0,09 1,52 0,00 0,00 Sản lƣợng (tấn) 258.912 268.833 276.903 9.921 3,83 8.070 3,00
( Nguồn: Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Vị Thủy )
Qua bảng số liệu thống kê ta thấy diện tích gieo trồng tăng dần qua các năm. Năm 2011 với diện tích gieo trồng là 45.006 ha, tăng 1.172 ha ( với tỷ lệ 2,67%) so với năm 2010. Năm 2012 thì diện tích gieo trồng là 46.389 ha, tăng 1.383 ha ( tỷ lệ 3,07%) so với năm 2011. Năm 2010 năng suất lúa đ ạt 5,91 tấn/ha
sang năm 2011 năng suất cao hơn năm 2010 với 6.0 tấn/ha, tăng 0,09 tấn/ha ( tỷ lệ 1,52%). Sang năm 2012 thì năng suất lúa đạt bằng năm 2011 là 6.0 t ấn/ha. Sản lƣợng lúa tăng dần qua các năm với 268.833 tấn năm 2011 tăng 1.232 tấn (tỷ lệ 3,83%) so với năm 2010, vào năm 2012 sản lƣợng đ ạt 276.903 tấn tăng 8.070 tấn (tỷ lệ 3.00%) so với năm 2011. Diện tích gieo trồng, năng suất và sản lƣợng lúa toàn huyên tăng đều qua các năm là nhờ có sự quan tâm của nhà nƣớc, các trung tâm khuyến nông và các cấp lãnh đạo của Đảng và chính quyền địa phƣơng.
3.2.2.2 Diện tích lúa phân theo từng vụ giai đoạn 2010 đến đầu năm 2013
Diện tích sản xuất đƣợc hiểu là tổng diện tích mà nông dân xuống giống của tất cả các vụ trong năm. Trong vụ Đông Xuân 2012 – 2013 toàn huyện đã xuống giống đƣợc 16.416ha/16.373ha, đạt 100,26% so với kế hoạch đề ra.
Đến nay, vụ lúa Hè Thu 2013 đã xuống giống dứt điểm 16.345ha/16.345ha, đạt 100% so với kế hoạch. Theo kế hoạch của Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Vị Thủy thì diện tích xuố ng giống cả năm 2013 ƣớc tính là 46.308ha, năng suất là 5,86 tấn/ha và sản lƣợng là 271.272 tấn.[13]
Dựa vào bảng số liệu ta có thể thấy đƣợc diện tích gieo trồng của hai vụ Đông Xuân và Hè Thu giảm qua các năm nhƣng mức giảm không đáng kể nên không gây ảnh hƣởng đến sản lƣợng và năng suất của lúa. Vụ Đông Xuân và Hè Thu có diện tích gieo trồng giảm là do một phần nông dân đã chuyển đổi sản xuất sang trồng hoa màu, cây ăn trái và đào ao để nuôi cá. Do Đông Xuân là vụ có điều kiện tự nhiên thuận lợi, thời tiết mƣa ít, nắng nhiều rất phù hợp cho sự phát triển của cây lúa, đồng thời hạn chế đƣợc dịch bệnh phát triển. Cho nên vụ này đƣợc xem là vụ lúa chính và bội thu nhất của ngƣời nông dân.
Bảng 3.5 Diện tích xuống giống phân theo vụ ở huyện Vị Thủy giai đoạn 2010 đến 2012 Đơn vị tính: ha Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2011 so với 2010 Năm 2012 so với 2011 Lƣợng Tỷ lệ Lƣợng Tỷ lệ Đông Xuân 16.559 16.503 16.435 -56 -0,34 -68 -0,41 Hè Thu 16.559 16.496 16.435 -63 -0,38 -61 -0,37 Thu Đông 10.716 12.007 13.519 1.291 12,04 1.442 12,59 Tổng 43.834 45.006 46.389 1.172 2.67 1.383 3,07
( Nguồn: Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Vị Thủy )
Vụ Hè Thu cũng đƣợc chú trọng sản xuất nên có diện tích gieo trồng sắp sĩ với vụ Đông Xuân. Thời tiết là nguyên nhân chính khiến cho ngƣời dân rất khó khăn trong vụ Hè Thu. Mƣa nhiều khiến dịch bệnh bùng phát mạnh, đất không
đƣợc nghỉ ngơi sau vụ Đông Xuân nên nông dân phải sử dụng nhiều phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc dƣỡng khiến chi phí sản xuất tăng cao mà năng suất vẫn không tăng, do vậy lợi nhuận của ngƣời nông dân trong vụ này không cao nằng vụ Đông Xuân.
Vụ Thu Đông, hay còn gọi là vụ 3 trong năm. Do đặc điểm khí hậu của vùng, thời gian sản xuất vụ 3 là vào mùa lũ nên chỉ những khu vực có đê bao ngăn lũ mới canh tác đƣợc vụ này. Chính vì vậy, diện tích xuống giống vụ này là thấp nhất so với 2 vụ chính Đông Xuân và Hè Thu. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2010 – 2012, diện tích xuố ng giống vụ 3 có tăng đáng kể, tăng 12,04% so với năm 2010, qua năm 2012 thì tăng 12,59% so với năm 2011, vì vậy đã góp phần làm tăng sản lƣợng lúa chung của huyện. Điều này là do công tác nạo vét, gia cố đê bao ngăn lũ, đắp đập tạm,… trong những năm qua đƣợc thực hiện tốt.
3.2.2.3 Sản lượng lúa phân theo từng vụ giai đoạn 2010 – 2012
Hậu Giang là một trong những tỉnh có sản lƣợng lúa lớn, đóng góp không nhỏ vào sản lƣợng chung của cả nƣớc. Trong đó huyện Vị Thủy đã đóng góp một phần đáng kể trong tổng sản lƣợng của toàn tỉnh. Sản lƣợng lúa qua các vụ cụ thể nhƣ sau:
Bảng 3.6 Sản lƣợng lúa phân theo vụ ở huyện Vị Thủy giai đoạn 2010 - 2012
Đơn vị tính: tấn Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2011 so với 2010 Năm 2012 so với 2011 Lƣợng Tỷ lệ Lƣợng Tỷ lệ Đông Xuân 114.257 118.822 119.976 4.565 4,00 1.154 0,97 Hè Thu 91.075 92.378 92.036 1.303 1,43 -342 -0,37 Thu Đông 53.580 57.634 64.891 4.054 7,57 7.257 12,59 Tổng 258.912 268.833 276.903 9.921 3,83 8.070 3,00
( Nguồn: Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Vị Thủy )
Qua bảng 3.6 thống kê sản lƣợng lúa của huyện Vị Thủy ta thấy, tuy diện tích gieo trồng có sự biến động nhƣng tổng sản lƣợng lúa của huyện vẫn tăng liên tục trong giai đoạn 2010 – 2012. Trong đó Đông Xuân vẫn là vụ có sản lƣợng cao nhất do năng suất cao và diện tích gieo trồng lớn, kế đến là vụ Hè Thu và cuối cùng là vụ 3 (hay còn gọi là vụ Thu Đông).
Sản lƣợng lúa vụ Hè Thu năm 2012 có giảm nhƣng không đáng kể, giảm 342 tấn (tỷ lệ -0,37% ) so với năm 2011, sản lƣợng vụ này giảm là do diện tích
gieo trồng vụ Hè Thu năm 2012 giảm 61 ha ( tỷ lệ 0,37% ) so với cùng kỳ năm 2011.
Từ bảng 3.6 ta thấy tổng sản lƣợng lúa của huyện điều tăng qua các năm, trong năm 2010 sản lƣợng là 258.912 tấn, sang năm 2011 sản lƣợng tăng lên 268.833 tấn, tăng 9.921 tấn ( tỷ lệ 3,83% ) và s ản lƣợng tiếp tục tăng lên 276.903 trong năm 2012, tăng 8.070 tấn ( tỷ lệ 3,00% ) so với năm 2011.
3.2.2.4 Năng suất lúa phân theo từng vụ giai đoạn 2010 – 2012
Từ bảng thống kê ta có thể nhận thấy năng suất lúa tăng đều qua các năm nhƣng tăng với tốc độ chậm. Vụ Đông Xuân có năng suất cao nhất là do thời tiết thuận lợi, mƣa ít, nắng nhiều, dịch bệnh ít bùng phát, đất có thời gian nghỉ ngơi và có đƣợc phù sa bồi đắp sau mùa lũ. Các vụ còn lại là Hè Thu và Thu Đông thì ngƣợc lại, thời tiết bất lợi là yếu tố chính khiến năng suất 2 vụ này thấp hơn so với vụ Đông Xuân. Ngoài ra, khi canh tác 3 vụ lúa trên năm thì sau vụ Đông Xuân đất không đƣợc nghỉ ngơi nên chất dinh dƣỡng thấp, nông dân phải sử dụng nhiều phân bón và thuốc nông dƣợc nên làm tăng chi phí sản xuất.
Bảng 3.7 Năng suất lúa phân theo vụ ở huyện Vị Thủy giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị tính: tấn/ha Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2011 so với 2010 Năm 2012 so với 2011 Lƣợng Tỷ lệ Lƣợng Tỷ lệ Đông Xuân 6,90 7,20 7,30 0,30 4,35 0,10 1,40 Hè Thu 5,50 5,60 5,60 0,10 1,81 0,00 0,00 Thu Đông 5,00 4,80 4,80 -0,20 -4,00 0,00 0,00 Tổng 5,91 6,00 6,00 0,06 1,02 0,00 0,00
( Nguồn: Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Vị Thủy )
Đƣợc nhiều nông dân cho biết, vụ Hè Thu và Thu Đông lợi nhuận rất thấp, hoặc bị lỗ vốn do dịch bệnh bùng phát nhƣ r ầy nâu, ốc bƣu vàng, bù lạch, sâu cuốn lá, sâu đục thân, đ ạo ôn lá,… gây thiệt hại lớn về năng suất. Vì do chi phí s ử dụng phân bón, thuốc nông dƣợc cao dẫn đến lợi nhuận thấp, ho ặc bị lỗ đặc biệt là đối với những hộ sử dụng đất thuê để sản xuất lúa.
3.2.3 Các chính sách của chính quyền địa phƣơng trong phát tri ển sản xuất lúa
Nhằm hạn chế tối đa việc chuyển đất chuyên trồng lúa nƣớc sang sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp; khuyến khích việc khai hoang mở rộng diện tích đất trồng lúa, cải tạo đất lúa khác thành đất chuyên trồng lúa nƣớc, ngày 11
tháng 5 năm 2012 Chính phủ đã có Nghị định số 42/2012/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.[7]
Theo Điều 10 của Nghị định này, Nhà nƣớc sẽ hỗ trợ ngân sách cho địa phƣơng sản xuất lúa:
- Căn cứ vào diện tích đ ất trồng lúa, ngân sách nhà nƣớc ƣu tiên hỗ trợ sản xuất lúa cho các địa phƣơng (gồm chi đầu tƣ và chi thƣờng xuyên) thông qua định mức phân bổ ngân sách nhà nƣớc đƣợc cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật ngân sách nhà nƣớc.
- Đối với các năm trong thời kỳ ổn định ngân sách địa phƣơng từ 2012 - 2015, ngoài hỗ trợ từ ngân sách nhà nƣớc theo quy định hiện hành còn đƣợc ngân sách trung ƣơng hỗ trợ bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phƣơng để sản xuất lúa, mức hỗ trợ là 500.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nƣớc và 100.000 đồng/ha/năm đối với đất lúa khác (trừ đất lúa nƣơng đƣợc mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa).
- Diện tích đất trồng lúa đƣợc hỗ trợ căn cứ vào số liệu thống kê đất đai của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng do Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng công bố của năm liền kề trƣớc năm xây dựng kế hoạch phân bổ ngân sách.
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng phân bổ nguồn ngân sách đƣợc hỗ trợ cho các cấp chính quyền địa phƣơng thực hiện hỗ trợ cho sản xuất lúa.
- Các địa phƣơng sản xuất lúa ngoài đƣợc hƣởng các chính sách hỗ trợ sản xuất lúa nói trên còn đƣợc hƣởng các chính sách khác của Nhà nƣớc theo quy định hiện hành.
Cụ thể theo Điều 11 của Nghị định này, ngân sách nhà nƣớc thực hiện hỗ trợ ngƣời sản xuất lúa nhƣ sau:
- Hỗ trợ sản xuất lúa hàng năm: Hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân s ản xuất lúa trên đất chuyên trồng lúa nƣớc và 100.000 đồng/ha/năm cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa trên đất lúa khác (trừ đất lúa nƣơng đƣợc mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa).
- Hỗ trợ sản xuất lúa bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh: Hỗ trợ 70% chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật khi sản xuất lúa bị thiệt hại trên 70%; hỗ trợ 50% chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật khi sản xuất lúa bị thiệt hại từ 30 - 70%.
- Hỗ trợ khai hoang, c ải tạo đất trồng lúa: Hỗ trợ 70% chi phí khai hoang, cải tạo đất chƣa sử dụng thành đ ất trồng lúa ho ặc cải tạo đất lúa khác thành đ ất
chuyên trồng lúa nƣớc (mức chi phí do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng xác định); hỗ trợ 100% giống lúa trong năm đ ầu để sản xuất trên diện tích đ ất trồng lúa mới khai hoang; hỗ trợ 70% giống lúa trong năm đầu để sản xuất trên diện tích đất lúa khác đƣợc cải tạo thành đất chuyên trồng lúa nƣớc.
- Ƣu tiên hỗ trợ chi phí bảo hiểm sản xuất lúa theo quy định.
- Cơ chế hỗ trợ: Đối với các địa phƣơng nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ƣơng hỗ trợ 100% kinh phí; đối với các địa phƣơng có khoản điều tiết từ các kho ản thu phân chia về ngân sách trung ƣơng dƣới 50% thì đƣợc hỗ trợ 50% kinh phí; các địa phƣơng còn lại sử dụng ngân sách địa phƣơng.
- Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân s ản xuất lúa ngoài đƣợc hƣởng các chính sách hỗ trợ sản xuất lúa theo quy định nói trên còn đƣợc hƣởng các chính sách hỗ trợ khác của Nhà nƣớc theo quy định hiện hành.
Đối với tỉnh Hậu Giang, Ngành nông nghiệp tỉnh đã đƣa ra nhiều giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong nhiều năm qua. Cụ thể nhƣ ngay từ vụ đông xuân 2011 - 2012, ngành nông nghiệp của tỉnh đã chọn ra đƣợc 5 nhó m giống lúa có chất lƣợng cao, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu để khuyến khích nông dân gieo cấy trong các vụ tới. Đó là các giống: HG2, OM6976, OM5451, OM4900, OM4218.
Ngoài công tác giống, tỉnh Hậu Giang phối hợp với các doanh nghiệp nhƣ: Công ty Bảo vệ Thực vật An Giang, Doanh nghiệp Phƣơng Trang, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền, Công ty Cổ phần Lƣơng thực Hậu Giang xây dựng 5 mô hình cánh đồng mẫu lớn với tổng diện tích trên 1.700 ha, tập trung tại các huyện Vị Thủy, Châu Thành A, Phụng Hiệp, Long Mỹ và thị xã Ngã Bảy. Tại 5 địa phƣơng thực hiện cánh đồng mẫu lớn, tỉnh Hậu Giang sẽ cung cấp miễn phí giống lúa nguyên chủng và xác nhận chất lƣợng cao cho nông dân s ản xuất với những chủng loại có giá trị cao, tiến hành bao tiêu s ản phẩm cho bà con để sản phẩm lúa hàng hóa có đầu ra ổn định. [6]
Để cung cấp đủ nguồn giống cho diện tích đất lúa khoảng 82.000 ha của tỉnh, trong năm 2012, ngành nông nghiệp Hậu Giang đã có kế họach mở rộng 250 ha sản xuất giống lúa siêu nguyên chủng, tập trung ở các địa phƣơng nhƣ: Trung tâm Giống nông nghiệp của tỉnh ở huyện Vị Thủy, đ ất công ở huyện Châu Thành A, Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân ở huyện Phụng Hiệp, đồng thời đầu tƣ cơ sở hạ tầng cho 2.500 ha để sản xuất giống lúa c ấp xác nhận, trong đó có 616 ha mở mới ở huyện P hụng Hiệp và Long Mỹ. Tổng nguồn vốn dự kiến đ ầu tƣ công tác giống lúa trong năm 2012 dự kiến khỏang 81,5 tỷ đồng.[6]
CHƢƠNG 4
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NÔNG HỘ TRỒNG LÚA TRONG HAI VỤ LÚA ĐÔNG XUÂN VÀ HÈ THU NĂM 2012 – 2013
TẠI HUYỆN VỊ THỦY, TỈNH HẬU GIANG