Về nguồn lực cán bộ khuyến nông

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng lúa trong hai vụ đông xuân và hè thu năm 2012 – 2013 tại huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 74)

- Do tình trạng thiếu nguồn lực cán bộ kỹ thuật khuyến nông có chuyên ngành nông nghiệp nên chƣa có nhiều bủi tập huấn trên đồng cũng nhƣ tập huấn chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhiều hơn cho các nông hộ.

- Qua quá trình khảo sát địa bàn nghiên cứu, các xã đều có xây dựng nhiều mô hình s ản xuất nhƣ IPM, 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm,... nhƣng qui mô còn nhỏ lẻ, thiếu tập trung, chƣa có đầu tƣ hỗ trợ của chính quyền địa phƣơng để giật dậy phong trào này.

5.2 GIẢI PHÁP NĂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CHO NÔNG HỘ TRỒNG LÚA

5.2.1 Về kỹ thuật của nông hộ

- Vận động nông dân tham gia các cuộc hội thảo, tập huấn về kỹ thuật trồng lúa mới. Đồng thời, tăng cƣờng mở các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học

kỹ thuật, tham quan học hỏi kinh nghiệm của các nông dân sản xuất giỏi để các nông dân học hỏi với nhau, không chỉ ở những cánh đồng lớn, cánh đồng thí điểm mà cần mở các lớp tập huấn, hội thảo ở các vùng xâu – vùng xa để bà con nông dân có thể tiếp thu dễ hơn là xem qua truyền hình hay qua báo chí.

- Tổ chức các hội thi, cuộc thi về kiến thức và kỹ thuật trồng lúa, nhằm tạo môi trƣờng và động lực để các nông dân học hỏi lẫn nhau, và tìm hiểu những cách trồng lúa mới, khoa học hơn.

5.2.2 Về tình hình tiêu thụ sản phẩm

- Nông dân cần chủ động hơn trong việc nắm bắt thông tin thị trƣờng, để không bị thƣơng lái ép giá khi bán lúa, cũng nhƣ mua phân bón và thuốc với giá phù hợp nhằm giảm chi phí và tăng lợi nhuận.

- Nhà nƣớc nên có chính sách bình ổn giá vật tƣ nông nghiệp, đồng thời cũng nên bình ổn giá xăng dầu để giá chi phí máy móc, nhiên liệu ổn định nhằm đảm bảo lợi nhuận cho ngƣời nông dân.

5.2.3 Về tình hình sản xuất

- Chính quyền địa phƣơng cần hỗ trợ nguố n vốn để có thể xây dựng trạm bơm cấp thoát nƣớc cho nông dân đỡ tốn chi phí hơn trong khâu bơm nƣớc ra vô ruộng, không chỉ riêng đối với địa bàn nghiên cứu mà trên toàn huyện.

5.2.4 Về lao động và thu hoạch

- Cần hỗ trợ thêm máy gặt đ ập liên hợp cho nông hộ mỗi khi tới mùa thu hoạch rộ nhằm giảm tình trạng thiếu máy mà giá lại cao, giúp bà con nông dân giảm đƣợc chi phí thu hoạch, làm tăng lợi nhuận chu nông dân.

- Lao động trong khu vực nông nghiệp ngày càng khan hiếm khiến giá thuê mƣớn lao động tăng cao. Để giảm bớt chi phí cho ngƣời nông dân trồng lúa, đề nghị các sở ban ngành tổ chức các buổi giới thiệu và giúp cho nông dân có thể tiếp cận, sử dụng các máy móc, công nghệ tiên tiến.

5.2.5 Về phân bón và thuốc BVTV

- Khuyến khích bà con nông dân gieo trồng đúng lịch thời vụ của phòng nông nghiệp nhằm né tránh các dịch bệnh, thuận lợi cho cây lúa phát triển.

- Bón phân và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng theo hƣớng dẫn về liều lƣợng, cách bón phân, cách phun, xịt thuốc nhằm tránh tình trạng tiền mất tật mang.

5.2.6 Về thời tiết

- Cần gieo sạ đúng mùa vụ, tránh tình trạng sạ trễ bị ảnh hƣởng bởi thời tiết dẫn đến sâu bệnh nhiều, lúa bị mất mùa và mất giá.

5.2.7 Về cán bộ khuyến nông

- Huyện nên có các chính sách ƣu đãi cho sinh viên tốt nghiệp ra trƣờng nhằm khuyến khích thu hút các nguồn lực cán bộ khuyến nông trẻ về địa phƣơng phục vụ cho nông nghiệp của địa phƣơng.

- Cán bộ khuyến nông nên khuyến khích nông dân sử dụng giống xác nhận, nhằm tránh tình trạng thoái hóa giống và đạt đƣợc năng suất cao.

- Khuyến khích nông dân nên kết hợp luân canh tăng vụ với các mô hình trồng lúa có hiệu quả nhƣ 2 lúa – 1 màu hay mô hình lúa – cá,...

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng lúa trong hai vụ đông xuân và hè thu năm 2012 – 2013 tại huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)