CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NÔNG HỘ TRỒNG LÚA TRONG HAI VỤ ĐÔNG XUÂN VÀ HÈ THU NĂM 2012 – 2013 TẠI HUYỆN VỊ THỦY, TỈNH HẬU GIANG
4.2 HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NÔNG HỘ TRỒNG LÚA TRONG HAI VỤ LÚA ĐÔNG XUÂN VÀ HÈ THU TẠI HUYỆN VỊ THỦY, TỈNH HẬU GIANG
4.2.1 Các khoản mục chi phí đầu tƣ sản xuất lúa của hai vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu
4.2.1.1 Chi phí giống
Chi phí giống phụ thuộc vào lƣợng giống sử dụng và giá giống. Theo kết quả điều tra và phân tích thì lượng giống gieo sạ phụ thuộc chủ yếu vào phương pháp sạ, lượng giống sử dụng ích khi áp dụng phương pháp sạ hàng và sử dụng nhiều khi các hộ sạ tay. Còn giá mua giống thì có sự khác biệt đối với từng loại giống khác nhau và cũng tùy thuộc vào nơi cung cấp mà các hộ chọn mua.
Vụ Đông Xuân chi phí giống trung bình là 184 ngàn đồng/công, chi phí giống cao nhất là 231 ngàn đồng/công và chi phí giống thấp nhất là 120 ngàn đồng/công. Vụ Hè Thu chi phí giống trung bình 113 ngàn đồng/công, cao nhất là 166 ngàn đồng/công và chi phí thấp nhất là 83 ngàn đồng/công. Và chi phí giống bình quân cho một vụ trong năm là 148,5 ngàn đồng/công.
Bảng 4.10 Chi phí giống trên 1000m2 đất trồng lúa
Đơn vị tính : Ngàn đồng/công
Mùa vụ Chi phí giống
Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất Độ lệch
Đông xuân 184 231 120 22,4747
Hè thu 113 166 83 17,9288
( Nguồn : số liệu điều tra thực tế năm 2013 ) Chú thích : 1 công = 1000m2
Đối với vụ Đông Xuân các nông hộ thường sử dụng các loại giống cải tiến đƣợc mua từ trung tâm khuyến nông hoặc trung tâm giống của huyện nên giá giống tương đối cao, nhưng bù lại năng suất tăng và chi phí phân thuốc giảm. Qua vụ Hè Thu giá giống thấp hơn vụ Đông Xuân là do hầu hết các hộ nông dân ở đây mua giống từ những hộ lân cận hoặc sử dụng giống nhà để sản xuất, đó là các loại giống mà các hộ lấy từ các vụ trước đạt năng suất và chất lượng cao để sản xuất lại, nhƣng còn thừa nên các hộ chia nhau cùng sử dụng để sản xuất, nên giá c ủa loại giống đó thường chỉ bằng hoặc cao hơn giá lúa ngang mà thương lái mua.
4.2.1.2 Chi phí phân bón
Phân bón là yếu tố đầu vào quan trọng nhất ảnh hưởng đến năng suất của cây lúa. Chi phí phân bón cũng thay đổi theo lƣợng sử dụng và giá phân bón trên thị trường. Việc chi phí phân khá cao trong các hộ chủ yếu là do quá trình canh tác lâu năm nên độ màu mỡ của đất cũng giảm theo, việc sản xuất liên tục không cho đất nghỉ ngơi để có thể phục hồi cũng đã tác động làm cho đất bị thoái hóa nên biện pháp c ải thiện chủ yếu của các hộ là sử dụng lƣợng phân bón tăng lên để có thể cung cấp kịp thời các chất dinh dƣỡng cho cây nên đẩy chi phí phân lên cao nhất trong tất cả các loại chi phí.
Bảng 4.11 Chi phí phân bón trên 1000m2 đất trồng lúa
Đơn vị tính : Ngàn đồng/công
Mùa vụ Chi phí phân bón
Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất Độ lệch
Đông xuân 404 522 315 51,5351
Hè thu 481 629 374 53,4369
( Nguồn : số liệu điều tra thực tế năm 2013 ) Chú thích : 1 công = 1000m2
Qua bảng số liệu ta thấy, chi phí phân bón trung bình mà hộ sử dụng trong vụ Đông Xuân là 404 ngàn đồng/công, chi phí chi phí cao nhất 522 ngàn đồng/công và thấp nhất là 315 ngàn đồng/công. Chi phí phân bón qua vụ Hè Thu có cao hơn vụ Đông Xuân nhƣng không chênh lệch nhiều, chi phí phân bón trung
bình c ủa vụ Hè Thu là 481 ngàn đồng/công, cao nhất là 629 ngàn đông/công và thấp nhất là 374 ngàn đồng/công
4.2.1.3 Chi phí thuốc BVTV
Có thể nói phân bón là yếu tố quan trọng thứ nhất thì thuốc BVTV là yếu tố quan trọng xếp thứ hai có ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cây lúa. Chi phí thuốc cũng thay đổi theo lượng thuốc sử dụng và giá thuốc trên thị trường, bên cạnh đó cũng thay đổi tùy theo thời tiết và mật độ sâu bệnh trên đồng ruộng.
Bảng 4.12 Chi phí thuốc BVTV trên 1000m2 đất trồng lúa
Đơn vị tính : Ngàn đồng/công
Mùa vụ Chi phí thuốc BVTV
Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất Độ lệch
Đông xuân 286 481 120 72,5261
Hè thu 331 468 140 76,2155
( Nguồn : số liệu điều tra thực tế năm 2013 ) Chú thích : 1 công = 1000m2
Do trên địa bàn huyện diện tích gieo trồng còn nhỏ lẻ không tập trung, mật độ gieo sạ không phù hợp và thời tiết diễn biến thất thường nên gây khó khăn trong việc quản lý sâu bệnh hại trên ruộng, điều này đã làm tăng chi phí thuốc BVTV. Trong vụ Đông Xuân chi phí cho thuốc BVTV trung bình là 286 ngàn đồng/công, chi phí cao nhất là 481 ngàn đồng/công và thấp nhất là 120 ngàn đồng/công, vụ này chi phí cho thuốc BVTV tương đối không cao vì Đông Xuân là vụ có thời tiết thuận lợi nhất trong 3 vụ lúa, sâu bệnh cũng không diễn biến quá phức tạp nên một vụ bà con nông dân chỉ phun xịt thuốc từ 3 – 4 lần là có thể yên tâm chờ đến lúc thu hoạch. Qua vụ Hè Thu, đƣợc xem là vụ có thời tiết khá xấu, mưa nhiều và thất thường, sâu bệnh cũng diễn biến phức tạp hơn bà con nông dân khó có thể dự đoán và phòng ngừa được, trong vụ Hè Thu thường nông dân phun xịt thuốc từ 4 – 5 lần/vụ có hộ còn xịt thuốc đến 6 lần/vụ nên chí phí cho thuốc BVTV c ủa vụ Hè Thu là cao hơn so với vụ Đông Xuân. Chi phí thuốc BVTV trung bình c ủa vụ Hè Thu là 331 ngàn đồng/công, chi phí cao nhất là 468 ngàn đồng/công và chi phí thấp nhất 140 ngàn đồng/công.
4.2.1.4 Chi phí chuẩn bị đất
Trung bình chi phí chuẩn bị đất giữa các mùa trong năm không chênh lệch lắm. Vụ Đông Xuân các hộ chỉ trục, bang rồi xạ nên khoản chi cho khâu này ít.
Còn vụ Hè Thu đất đã bị giảm các yếu tố vi lƣợng nên nông dân phải cày xới đất,trục và bang lại rồi mới sạ đƣợc nên tốn chi phí cao hơn vụ Đông Xuân, khâu
này nông dân thường làm kỹ vì khi đất có phù sa màu mỡ lúa sẽ cho năng suất cao.
Bảng 4.13 Chi phí chuẩn bị đất trên 1000m2 đất trồng lúa
Đơn vị tính : Ngàn đồng/công
Mùa vụ Chi phí chuẩn bị đất
Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất Độ lệch
Đông xuân 140 200 100 20,4833
Hè thu 151 200 104 21,3482
( Nguồn : số liệu điều tra thực tế năm 2013 ) Chú thích : 1 công = 1000m2
Chi phí cho khâu chuẩn bị đất cụ thể: vụ Đông Xuân bình quân là 140 ngàn đồng/công, cao nhất là 200 ngàn đồng/công và thấp nhất là 100 ngàn đồng/công, vụ Hè Thu bình quân là 151 ngàn đồng/công, cao nhất cũng là 200 ngàn đồng/công và thấp nhất là 104 ngàn đồng/công. Mặc dù chi phí chuẩn bị đất của hai vụ không chênh nhau nhiều lắm nhưng khâu chuẩn bị đất có ảnh hưởng đến tổng chi phí sản xuất lúa của nông hộ.
4.2.1.5 Chi phí tưới tiêu ( bơm nước )
Huyện Vị Thủy có địa hình thuận lợi cho việc bơm nước ra vô cho đồng ruộng vì huyện có nhiều song ngòi, mương, kênh gạch, ao hồ nên việc bơm nước ra vô ruộng của bà con cũng không gặp khó khăn nhiều. Hầu hết các hộ nông dân trong địa bàn nghiên cứu đều mua máy về nhà bơm nên chi phí cho việc bơm nước ra vô ruộng chỉ là chi phí nhiên liệu xăng dầu, theo phỏng vấn các nông hộ thì được biết gía 1 lít dầu hiện trên thị trường là 22 – 22.5 ngàn đồng/lít nên chí phí cho việc tươi tiêu đồng ruộng là không cao.
Bảng 4.14 Chi phí bơm nước trên 1000m2 đất trồng lúa
Đơn vị tính : Ngàn đồng/công
Mùa vụ Chi phí tưới tiêu
Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất Độ lệch
Đông xuân 55 125 31,5 25,7909
Hè thu 70 162 40 29,6164
( Nguồn : số liệu điều tra thực tế năm 2013 ) Chú thích : 1 công = 1000m2
Vụ Đông Xuân mưa ít nên việc bơm nước vào ruộng nhiều hơn, thường thì bà con nông dân chỉ bơm nước ra khỏi ruộng là trước khi gieo sạ. Qua vụ Hè Thu thì mưa nhiều có khi mưa liên tục nên hầu như bà con nông dân chỉ bơm nước ra khỏi ruộng, vì mưa nhiều nên số lần bơm nước ra ngoài ruộng là khá nhiều có hộ
bơm nước ra tới 5 -6 lần/vụ nên chi phí bơm nước cho vụ Hè Thu có cao hơn vụ Đông Xuân nhƣng cao hơn không đáng kể.
Dựa vào bảng số liệu 4.14 ta thấy chi phí bơm nước trung bình c ủa vụ Đông Xuân là 55 ngàn đồng/công, lớn nhất 125 ngàn đồng/công và nhỏ nhất là 31,5 ngàn đồng/công, với chi phí lớn nhất 125 ngàn đồng/công là của những hộ phải thuê mướn máy để bơm nên chi phí cao hơn những hộ có máy nhà. Chi phí bơm nước vụ Hè Thu trung bình là 70 ngàn đồng/công, chi phí lớn nhất là 162 ngàn đồng/công và chi phí thấp nhất là 40 ngàn đồng/công.
4.2.1.6 Chi phí lao động gia đình
Qua quá trình phỏng vấn ta thấy hiện nay số lƣợng lao động trên địa bàn huyện Vị Thủy nói chung là khan hiếm. Với sự phát triển ngày càng cao của nền kinh tế, các khu công nghiệp và xí nghiệp đƣợc xây dựng ngày càng nhiều và với mức lương khá cao, vì vậy số lượng người lao động đổ về các khu công nghiệp ngày càng nhiều. Chính điều này làm cho số lƣợng lao động trong nông nghiệp ngày một khan hiếm và giá thuê mướn lao động ở khu vực nông nghiệp ngày một tăng cao. Vì giá thuê mướn lao động ngày một tăng cao nên hầu hết các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu tận dụng lao động gia đình một cách triệt để nhằm giảm thiểu chi phí, việc tận dụng triệt để lao động gia đình đã làm cho chi phí lao động gia đình khá cao.
Bảng 4.15 Chi phí lao động gia đình trên 1000m2 đất trồng lúa
Đơn vị tính : Ngàn đồng/công
Mùa vụ Chi phí lao động gia đình
Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất Độ lệch
Đông xuân 168 288 60 45,5908
Hè thu 178 300 60 45,2715
( Nguồn : số liệu điều tra thực tế năm 2013 ) Chú thích : 1 công = 1000m2
Vụ Đông Xuân, chi phí lao động gia đình trung bình là 168 ngàn đồng/công, chi phí cao nhất là 288 ngàn đồng/công và thấp nhất là 60 ngàn đồng/công. Do vụ Hè Thu thời tiết không đƣợc tốt, sâu bệnh nhiều, mƣa nhiều nên nông dân ra thăm đồng nhiều hơn vụ Đông Xuân trong các khâu nhƣ : bơm nước ra ruộng, bón phân, phun thuốc,…vì vậy chi phí lao động gia đình vụ Hè Thu có cao hơn vụ Đông Xuân nhƣng cũng không đáng kể. Chi phí lao động gia đình trong vụ này nhƣ sau : chi phí trung bình là 178 ngàn đồng/công, chi phí thấp nhất là 60 ngàn đồng/công và chi phí cao nhất là 300 ngàn đồng/công.
4.2.1.7 Chi phí lao động thuê
Bảng 4.16 Chi phí lao động thuê mướn trên 1000m2 đất trồng lúa
Đơn vị tính : Ngàn đồng/công
Mùa vụ Chi phí lao động thuê
Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất Độ lệch
Đông xuân 133 216 65 28,0364
Hè thu 145 260 68 31,3088
( Nguồn : số liệu điều tra thực tế năm 2013 ) Chú thích : 1 công = 1000m2
Do lao động gia đình của các hộ còn tương đối thấp nên cần thuê thêm lao động để sản xuất. Chi phí lao động phụ thuộc vào số ngày công lao động và giá thuê lao động. Trung bình giá thuê lao động năm vừa rồi là 115 ngàn đồng/ngày công, cao nhất là 130 ngàn đồng/ngày và thấp nhất là 100 nghìn đồng/ngày. Vì lực lƣợng lao động ngày càng thấp nên giá thuê càng cao. Và các công việc khác phục vụ cho sản xuất các hộ cũng phải cần khá nhiều ngày công lao động nhƣ:
khâu chuẩn bị đất (ban, đánh rảnh thoát nước, làm cỏ,...); khâu sạ, cấy, chăm sóc, bón phân, xịt thuốc. Ở đây tổng chi phí có cả bao gồm chi phí lao động gia đình nhưng trên thực tế thì các hộ khi tính chi phí thường không kể đến lao động nhà mà chỉ tính số lao động thuê mướn nên chi phí mà hộ tính thường thấp hơn so với tính toán trong kinh tế. Vụ Đông Xuân, chi phí lao động thuê trung bình là 133 ngàn đồng/công, chi phí cao nhất là 216 ngàn đồng/công và thấp nhất là 65 ngàn đồng/công. Chi phí lao động thuê trong vụ Hè Thu nhƣ sau : chi phí trung bình là 145 ngàn đồng/công, chi phí cao nhất là 260 ngàn đồng/công và chi phí thấp nhất là 68 ngàn đồng/công. Vì hầu hết các hộ nông dân hiện nay điều dành hết thời gian nhàn rỗi để tham gia vào sản xuất nên chi pí thuê lao động thấp hơn chi phí lao động gia đình.
Thời gian gần đây đa số các hộ đều thu ho ạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp cũng đã làm gi ảm chi phí lao động xuống rất thấp ở khâu thu ho ạch so với trước đó thu hoạch theo cách truyền thống phải cần nhiều lao động và bị hao hụt khi thu hoạch.
4.2.1.8 Chi phí thu hoạch
Thu ho ạch là khâu cuối cùng trong quá trình s ản xuất lúa. Trong địa bàn nghiên cứu hầu hết các nông hộ điều thuê máy gặt đ ặp liên hợp để thu hoạch vì tính tiện lợi, tiết kiệm đƣợc thời gian và không tốn nhiều chi phí so với cắt lúa bằng tay.
Bảng 4.17 Chi phí thu hoạch trên 1000m2 đất trồng lúa
Đơn vị tính : Ngàn đồng/công
Mùa vụ Chi phí thu hoạch
Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất Độ lệch
Đông xuân 236 269 215 11,0390
Hè thu 308 346 192 31,9903
( Nguồn : số liệu điều tra thực tế năm 2013 ) Chú thích : 1 công = 1000m2
Trong vụ Đông Xuân với lúa đứng nên nông hộ mướn máy thu hoạch với giá 231 ngàn đồng/công, nhƣng do trong địa bàn nghiên cứu có tình trạng thiếu máy gặt đập liên hợp mà bà con nông dân lại tới lúc c ần thu hoạch nên đành phải mướn máy thu hoạch với giá cao hơn bình thường là 236 ngàn đồng/công, có những hộ do có quan hệ thân thuộc với chủ máy nên đƣợc chủ máy lấy tiền thuê với giá thấp hơn những hộ khác nên có giá là 215 ngàn đồng/công ,qua vụ Hè Thu do mưa nhiều nên phần lớn lúa đều bị sập, ngã trong nước nên thu hoạch bằng máy có giá cao hơn vụ Đông Xuân với giá 308 ngàn đồng/công, có hộ do lúa sập nhiều quá máy cắt rất khó nên còn có giá 346 ngàn đồng/công, có một số hộ do diện tích đất không nhiều nên không mướn máy thu ho ạch mà thuê lao động chủ yếu là những người thân quen để thu hoạch, khi thu cắt lúa bằng tay thì giá cắt lúa với lúa sập ít là 192 ngàn đồng/công. Qua bảng thống kê ta thấy, chi phí thu hoach trong vụ Đông Xuân nhƣ sau: chi phí cao nhất là 269 ngàn đồng/công, chi phí thấp nhất là 215 ngàn đồng/công và trung bình là 236 ngàn đồng/công. Qua vụ Hè Thu, chi phí thu ho ạch có giá cao nhất là 346 ngàn đồng/công, giá thấp nhất là 192 ngàn đồng/công và trung bình là 308 ngàn đồng/công.
4.2.1.9 Chi phí khác
Bảng 4.18 Chi phí khác trên 1000m2 đất trồng lúa
Đơn vị tính : Ngàn đồng/công
Mùa vụ Chi phí khác
Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất Độ lệch
Đông xuân 484 705 330 85,6894
Hè thu 513 710 390 87,5560
( Nguồn : số liệu điều tra thực tế năm 2013 ) Chú thích : 1 công = 1000m2
Chi phí khác bao gồm các chi phí ngoài những chi phí trên nhƣ chi phí c ấy dậm, phơi, sấy, vận chuyển, tiền mua bao, dây về đựng lúa, tiền cơm cho lao
động thuê,… Chi phí khác của các hộ điều tra trung bình trong vụ Đông Xuân là 484 ngàn đồng/công, chi phí cao nhất là 705 ngàn đồng/công và chi phí thấp nhất là 330 ngàn đồng/công. Vụ Hè Thu chi phí khác trung bình là 513 ngàn đồng/công, chi phí cao nhất là 710 ngàn đồng/công và thấp nhất là 390 ngàn đồng/công.
Dưới đây là bảng 4.19 sẽ thể hiện các khoảng mục chi phí của hai vụ Đông Xuân và Hè Thu, qua đó cho ta thấy chi phí nào là chiếm tỷ trọng cao trong các khoảng mục chi phí và ảnh hưởng đến lợi nhuận nhiều nhất.
Qua bảng 4.19 ta tính ra đƣợc chi phí bình quân của một vụ sản xuất trong năm là 2.190 ngàn đồng/công, mức chi phí đầu tƣ này là phù hợp với khả năng của bà con nông dân. Nhƣng thời gian qua sản xuất nông nghiệp của huyện chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của biến động khí hậu, sâu bệnh gây nhiều thiệt hại nặng nề nên nông dân phải tốn nhiều chi phí cho việc phòng trừ sâu bệnh. Hơn nữa, trong thời gian qua, giá cả của các yếu đầu vào nhƣ phân bón, thuốc BVTV,…tăng nhanh nên cũng góp phần làm tăng cao chi phí đầu tƣ. Trong cơ cấu của các kho ản chí phí đ ầu tƣ phân bón chiếm tỷ lệ cao 19,33% trong vụ Đông Xuân và 21,00% trong vụ Hè Thu, tiếp theo là chi phí thuốc BVTV chiếm tỷ lệ 13,68% vụ Đông Xuân và 14,46% trong vụ Hè Thu. Do lúa là cây lương thực ngắn ngày và chịu ảnh hưởng nặng nề của thời tiết nên cứ vào những mùa vụ mưa bão thì người nông dân phải tốn rất nhiều chi phí cho việc phun thuốc và bón phân.
Bảng 4.19 Các khoản mục chi phí trên 1000m2 đất trồng lúa
Đơn vị tính : Ngàn đồng/công Khoản mục
chi phí
Đông Xuân Hè Thu Bình quân một vụ
Tổng chi phí hai vụ
T.bình % T.bình %
Giống 184 8,80 113 4,93 148,5 297
Cp phân bón 404 19,33 481 21,00 442,5 885
Thuốc BVTV 286 13,68 331 14,46 308,5 617
Chuẩn bị đất 140 6,70 151 6,59 145,5 291
Tưới tiêu 55 2,63 70 3,06 62,5 125
LĐGĐ 168 8,04 178 7,77 173 346
Lao động thuê 133 6,36 145 6,33 139 278
Thu hoạch 236 11,30 308 13,45 272 544
Khác 484 23,16 513 22,40 498,5 997
Tổng 2.090 100 2.290 100 2.190 4.380
( Nguồn : số liệu điều tra thực tế năm 2013 ) Chú thích : 1 công = 1000m2
Theo khuyến cáo c ủa phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vị Thủy bà con nông dân nên chú ý thời điểm gieo trồng đúng lịch thời vụ để lúa đỡ