3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Tổ chức hành chính
Huyện Vị Thủy có 10 đơn vị hành chính, gồm 1 thị trấn Nàng Mau và 9 xã: Vị Bình, Vị Trung, Vị Thủy, Vị Đông, Vị Thanh, Vĩnh Tƣờng, Vĩnh Trung, Vĩnh Thuận Tây và Vị Thắng.[5]
3.1.1.2 Ranh giới hành chính
Vị Thủy là huyện cửa ngỏ của tỉnh Hậu Giang, cách trung tâm tỉnh và Thành phố Vị Thanh 08 Km về phía Tây và cách Thành phố Cần Thơ 50 Km về phía Đông.
Hình 3.1 Sơ đồ huyện vị thủy, tỉnh hậu giang
Tọa độ địa lý: Từ 9040' đến 9054' vĩ độ Bắc và từ 105028' đến 1050
38' kinh độ Đông. Huyện Vị Thủy phía Bắc giáp với Châu Thành A, Phía Nam giáp với huyện Long Mỹ, Phía Đông giáp với huyện Phụng Hiệp và Phía Tây giáp với Thành Phố Vị Thanh.[5]
3.1.1.3 Khí hậu
Vị Thủy là một huyện thuộc tỉnh Hậu Giang nên đặc điểm về khí hậu tƣơng đối giống nhau. Huyện có khí hậu cận xích đạo gió mùa. Tính chất cận xích đạo đƣợc thể hiện ở những đặc điểm về quang và nhiệt. Tính chất mùa thể hiện rõ nét ở chế độ gió và chế độ ẩm. Trong năm, huyện Vị Thủy chịu ảnh hƣởng của hai mùa rõ rệt: mùa mƣa có gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô có gió Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Số giờ nắng trong năm nhiều, trung bình 2.300 - 2.500 giờ. Tổng lƣợng bức xạ trung bình khoảng 1.500 kcal/cm2/năm. Nhiệt độ trung bình cao, khoảng 26,7 - 270C, tổng nhiệt hằng năm là 9.8000C.
Biên độ nhiệt trong năm thấp, tháng 4 nóng nhất với khoảng 28,60
C, tháng 1 lạnh nhất với khoảng 25,50C. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm dao động lớn, khoảng 70C, mùa khô chênh lệch cao hơn, mùa mƣa chênh lệch ít hơn.
Lƣợng mƣa khoảng 1.800 mm/năm, tập trung cao nhất từ tháng 9 đến tháng 10. Độ ẩm trung bình thấp nhất vào khoảng tháng 3 và 4 (77%), độ ẩm trung bình trong năm là 82%.[5]
3.1.1.4 Đất đai
Huyện Vị Thủy nằm trong vùng trũng của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, đây là vùng đất còn mềm yếu, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, chia thành hai tầng rõ rệt: tầng trên là sét pha thịt có độ dẻo cao, tầng dƣới là sét dẻo với độ sâu vài chục mét. Do đó, khả năng chịu lực rất kém. Bên cạnh đó, đất của huyện có tỷ lệ mùn cao, nhất là trong các tầng đất than bùn và phèn. Do diện tích đất phèn, mặn nhiều nên độc tố trong đất cao, nhất là SO42 - vƣợt quá sức chịu đựng của cây trồng, nên cần phải thau chua rửa mặn trƣớc khi canh tác. Về cơ bản, đ ất của huyện có thể chia thành 3 nhóm chính sau đây: đất phù sa, đ ất phèn, đất mặn [5]