Đặc điểm của hộ trồng lúa ở địa phương điều tra tại huyện Vị Thủy năm 2012 – 2013

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng lúa trong hai vụ đông xuân và hè thu năm 2012 – 2013 tại huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 38 - 43)

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NÔNG HỘ TRỒNG LÚA TRONG HAI VỤ ĐÔNG XUÂN VÀ HÈ THU NĂM 2012 – 2013 TẠI HUYỆN VỊ THỦY, TỈNH HẬU GIANG

4.1.1 Đặc điểm của hộ trồng lúa ở địa phương điều tra tại huyện Vị Thủy năm 2012 – 2013

Đặc điểm của những hộ trồng lúa trên địa bàn điều tra tại huyện Vị Thủy năm 2013 đƣợc thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.1 Đặc điểm của nông hộ trồng lúa ở địa phương điều tra tại huyện Vị Thủy 2012 – 2013

Đặc điểm hộ/chủ hộ ĐVT Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất Độ lệch

Tuổi Năm 44,64 67 29 9,2363

Trình độ học vấn Năm 8,16 12 4 2,0070

Số năm kinh nghiệm Năm 26,51 45 10 9,1617

Số nhân khẩu Người 4,68 8 2 1,2420

Lao động gia đình

than gia sản xuất Người 1,77 4 1 0,8712

Diện tích đất Công 16,57 45 6 7,4989

( Nguồn: số liệu điều tra thực tế 2013 ) Chú thích : 1 công = 1000m2

Tuổi chủ hộ có ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản xuất và tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Dựa vào bảng 4.1 cho thấy chủ hộ có tuổi lớn nhất là 67 tuổi, nhỏ nhất là 29 tuổi và trung bình khoảng 44,64 tuổi. Về trình độ học vấn thì đa số người dân nông thôn có trình độ học vấn thấp. Qua khảo sát có thể thấy học vấn trung bình của nông hộ là lớp 8, có những nông dân chỉ đƣợc đi học tới lớp 4 nhưng cũng có người được học hết lớp 12, trong khảo sát thì không có người bị mù chữ và không được đi học. Với trình độ học vấn còn thấp như hiện nay thì sẽ gây nhiều khó khăn cho nông dân trong việc tiếp cận với các thông tin thị trường cũng như tiếp thu các mô hình tiến bộ khoa học vào trong s ản xuất. Xét về số năm kinh nghiệm, có thể thấy tuổi càng cao thể hiện kinh nghiệm sản xuất càng nhiều, theo số liệu điều tra thực tế thì số năm kinh nghiệm sản xuất của nông hộ cao nhất là 45 năm và thấp nhất là 10 năm, trung bình khoảng 26 năm, cho thấy các nông hộ ở huyện Vị Thủy có số năm kinh nghiệm sản xuất lâu đời. Kinh

nghiệm sản xuất nhiều năm có thể giúp nông hộ dự đoán đƣợc tình hình và kịp thời tránh đƣợc những rủi ro do tự nhiên gây ra hay phòng ngừa dịch bệnh một cách hiệu quả, từ đó giúp nâng cao hiệu quả sản xuất. Qua Bảng 4.1 cho thấy số lao động tham gia sản xuất trung bình từ 1 đến 2 người, cao nhất là 4 người và thấp nhất là 1 người, trong khi số nhân khẩu trung bình của mỗi hộ là 4 đến 5 người. Từ đó cho thấy các nông hộ thường sử dụng nguồn lực lao động gia đình, tận dụng thời gian nhàn rỗi để sản xuất nhằm giảm chi phí thuê mướn lao động, nhưng hầu hết các nông hộ đều thuê mướn lao động trong việc sản xuất. Diện tích đất sản xuất trung bình của nông hộ là 16,57 công, diện tích lớn nhất là 45 công và nhỏ nhất là 6 công. Với qui mô s ản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, không t ập trung nhƣ hiện nay đã gây không ích khó khăn trong việc quản lý sâu bệnh hại trên lúa, bên cạnh đó việc đƣa cơ giới hóa vào trong s ản xuất cũng gặp nhiều khó khăn.

4.1.1.1 Thực trạng trình độ học vấn và số năm kinh nghiệm của chủ hộ

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2013) (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2013) Hình 4.1 Cơ cấu trình độ học vấn Hình 4.2 Cơ cấu số năm kinh nghiệm

Qua hình 4.1 ta có thể thấy trình độ học vấn của chủ hộ tập trung nhiều nhất ở cấp trung học cơ sở với 57 hộ chiếm 63%, trình độ tiểu học có 9 hộ chiếm 10%

và trình độ trung học phổ thông với 24 hộ chiếm 27%. Nhƣ vậy, nông hộ đa phần có trình độ thấp điều này ảnh hưởng một phần đến kết quả sản xuất và khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất. Dựa vào số liệu hình 4.2 cho ta thấy số năm kinh nghiệm sản xuất lúa của nông hộ ở huyện Vị Thủy rất lâu đời, có 7 chủ hộ chiếm 8% số lƣợng nông hộ sản xuất lúa trong khoảng thời gian trên 40 năm, số hộ có số năm kinh nghiệm sản xuất từ 31 – 40 năm chiếm 20% tỷ trọng, có đến 39 hộ chiếm 43% trong số lƣợng nông hộ sản xuất từ 21 – 30 năm

cấp 1 10%

cấp 2 63%

cấp 3

27% từ 10 - 20

năm 29%

từ 21 - 30 năm 43%

từ 31 - 40 năm 20%

trên 40 năm

8%

và có 26 hộ chiếm tỷ lệ 29% trong tổng số hộ điều tra.. Điều này cho ta thấy nông hộ sản xuất lúa ở nơi này kinh nghiệm sản xuất rất lâu đời. Do đa số các chủ hộ có kinh nghiệm lâu năm nên chủ yếu sản xuất theo kinh nghiệm của mình ít tiếp thu các tiến bộ công nghệ khoa học kỹ thuật nên cũng gây ảnh hưởng đến năng suất của lúa.

4.1.1.2 Thực trạng diện tích đất sản xuất của nông hộ

Qua kết quả điều tra thực tế cho thấy diện tích đất sản xuất của nông hộ trồng lúa trên địa bàn huyện Vị Thủy còn hạn chế, chỉ có 5 hộ chiếm 6% số lƣợng nông hộ có diện tích trên 30 công, số hộ có diện tích đất sản xuất trên 20 – 30 công là 12 hộ chiếm 13% tỷ trọng, còn số hộ có diện tích đ ất trên 10 – 20 công có 53 hộ chiếm 59% tỷ trọng và những hộ có diện tích đất nhỏ hơn 10 công có 20 hộ chiếm 22% tỷ trọng. Diện tích sản xuất lúa của nông hộ manh mún nhỏ lẻ cũng gây khó khăn cho quá trình cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp và những tiến bộ khoa học kỹ thuật không nhanh chóng đƣợc ứng dụng trong sản xuất. Từ đó làm cho chi phí sản xuất cao và các nông hộ cũng không yên tâm tập trung vào việc sản xuất. Sau đây là biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích đất sản xuất của nông hộ tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang :

từ 5 - 10 công 22%

trên 10 - 20 công

59%

trên 20 - 30 công

13%

trên 30 công

6%

( Nguồn : số liệu điều tra thực tế năm 2013 ) Chú thích : 1 công = 1000m2

Hình 4.3 Cơ cấu diện tích đất sản xuất lúa của nông hộ tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang

4.1.1.3 Nguyên nhân nông hộ chọn mô hình sản xuất lúa

Dựa vào bảng lý do nông hộ chọn mô hình s ản xuất lúa canh tác ta có thể thấy lý do đƣợc hầu hết 100% hộ nông dân lựa chọn để sản xuất lúa là do t ập quán canh tác c ủa địa phương, thu nhập ổn định là lý do thứ hai được nông dân lựah chọn với 53 hộ chiếm 58,9%, với lý do nhu cầu thị trường được 26 hộ lựa chọn chiếm 28,9% và 13 hộ nông dân chiếm 14,4% đã lựa chọn những nguyên nhân khác mà nguyên nhân chủ yếu là do người nông dân còn chưa mạnh dạng trong việc chuyển đổi mô hình canh tác còn sợ rủi ro và dẫn đến thua lỗ.

Bảng 4.2 Lý do nông hộ chọn mô hình sản xuất lúa

Nguyên nhân Nông hộ Tỷ lệ (%)

Tập quán canh tác tại địa phương 90 100

Thu nhập ổn định 53 58,9

Nhu cầu của thị trường 26 28,9

Nguyên nhân khác 13 14,4

Cỡ mẫu 90 -

( Nguồn : số liệu điều tra thực tế năm 2013 )

4.1.1.5 Thông tin về khoa hoc – kỹ thuật

Qua bảng thống kê 4.3 cho thấy nông dân tiếp cận với những tiến bộ khoa học – kỹ thuật với nhiều nguồn khác nhau, trong đó có 90 hộ chiếm tỷ lệ 100%

đƣợc tiếp nhận thông tin qua truyền thông đại chúng nhƣ truyền hình, sách, báo…đây là một loại hình phổ biến vừa giúp người nông dân thư giãn, giải trí sau một ngày vất vả trên đồng ruộng và còn có thể giúp cho nông dân học hỏi thêm nhiều kiến thức về sản xuất lúa.

Nguồn thông tin đƣợc đa phần nông dân lựa chọn là từ nhân viên công ty thuốc BVTV với 53 hộ chiếm tỷ lệ 58,9%, nguồn thông tin này có đƣợc là nhờ vào sự nhiệt tình của những nhân viên c ủa công ty thuốc xuống tận nhà c ủa người nông dân để giới thiệu và tƣ vấn về các kỹ thuật mới.

Bên cạnh đó những nguồn thông tin đƣợc nông dân tiếp nhận từ những người nông dân khác chiếm 42,2% với 38 hộ lựa chọn.

Bảng 4.3 Nguồn thông tin khoa học - kỹ thuật

Nguồn thông tin Số lần tham gia Tỷ lệ (%)

Truyền thông đại chúng 90 100

Nhân viên công ty thuốc BVTV 53 58,9

Tập huấn 19 21,1

Nông dân khác 38 42,2

Hội chợ tham quan 16 17,8

Phòng nông nghiệp 13 14,4

Cỡ mẫu 90 -

( Nguồn : số liệu điều tra thực tế năm 2013 )

Ngoài việc tiếp nhận thông tin từ các phương tiện truyền thông đại chúng và nhân viên công ty thuốc BVTV thì các nguồn thông tin còn lại có mức độ tiếp cận còn khá hạn chế nhƣ: tập huấn, hội chợ tham quan, cán bộ phòng nông nghiệp chiếm tỷ lệ lần lƣợt là 21,1%, 17,8% và 14,4%. Việc tổ chức chuyển giao khoa học kỹ thuật còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế, vì vậy khi triển khai hội thảo thì nông dân đến tham dự rất ít và cũng không chủ động tham gia.

Bảng 4.4 sau đây sẽ trình bày những hộ có áp dụng khoa học - kỹ thuật vào trong sản xuất và những hộ không áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.

Bảng 4.4 Áp dụng kỹ thuật mới trong sản xuất lúa

Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%)

Áp dụng khoa học – kỹ thuật 15 16,7

Không áp dụng khoa học – kỹ thuật 75 83,3

Tổng 90 100

( Nguồn : số liệu điều tra thực tế năm 2013 )

Số liệu thống kê từ bảng 4.4 cho thấy có đến 75 trong tổng số 90 hộ không áp dụng khoa học – kỹ thuật vào trong s ản xuất chiếm tỷ lệ 83,3%, những hộ này không áp dụng là vì họ chủ yếu là làm theo kinh nghiệm sản xuất từ trước đến nay vì vậy dẫn đến năng suất lúa đạt không cao. Số liệu thống kê còn lại cho thấy chỉ có 15 hộ chiếm tỷ lệ 16,7%, là có áp dụng những tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất chủ yếu là các mô hình nhƣ : sạ hàng, IPM, 3 gi ảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm. Điều này chứng tỏ nông dân ít chịu áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất. Trong 15 hộ có ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đều đánh giá rất cao về các cuộc hội thảo, và họ còn chia sẽ về việc sử dụng đúng thuốc, bón phân phù hợp đúng liều lƣợng, sạ hàng với mật độ thích hợp thì sẽ làm tăng năng suất cho cây lúa.

4.1.1.6 Nguồn vốn của nông hộ

Nguồn vốn có vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất của nông hộ, nó giúp giải quyết các vấn đề có liên quan đến tài chính của nông hộ. Ngoài vốn tự có của gia đình một số hộ nông dân còn vay tiền từ nhiều nguồn khác nhau, bảng 4.5 dưới đây sẽ thể hiện cơ cấu vốn của nông hộ.

Bảng 4.5 Tình hình vay vốn của các nông hộ trồng lúa tại huyện Vị Thủy

Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%)

Có vay vốn 17 18,9

Không vay vốn 73 81,1

Tổng 90 100

( Nguồn : số liệu điều tra thực tế năm 2013 )

Qua quá trình khảo sát cho thấy, số lượng người dân trồng lúa đi vay vốn để phục vụ sản xuất là khá thấp. Dựa vào bảng trên ta thấy, số lƣợng nông dân không đi vay vốn chiếm rất cao 81,1% còn những hộ nông dân có vay vốn chỉ chiếm 18,9%. Mặc dù các nông hộ ở đây nhận được sự quan tâm và hướng dẫn của chính quyền địa phương trong việc tiếp cận vốn nhưng một lý do đơn giản mà người nông dân trồng lúa trong huyện Vị Thủy không đi vay bởi vì muốn vay từ

nguồn vốn này nông dân phải có tài sản để thế chấp, thủ tục vay lại rờm rà và mất nhiều thời gian. Chính vì vậy mà số lượng người đi vay rất ít. Số người có đi vay thì đa số là họ vay ở ngân hàng nông nghiệp của huyện. Và qua khảo sát thì ta thấy được mục đích sử dụng vốn hầu hết của người nông dân là đ ầu tư chủ yếu vào mua giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.

4.1.2 Đặc điểm sản xuất của các nông hộ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng lúa trong hai vụ đông xuân và hè thu năm 2012 – 2013 tại huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)