Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa của hai vụ Đông Xuân và Hè Thu trong năm 2012 – 2013

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng lúa trong hai vụ đông xuân và hè thu năm 2012 – 2013 tại huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 62 - 67)

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NÔNG HỘ TRỒNG LÚA TRONG HAI VỤ ĐÔNG XUÂN VÀ HÈ THU NĂM 2012 – 2013 TẠI HUYỆN VỊ THỦY, TỈNH HẬU GIANG

4.2 HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NÔNG HỘ TRỒNG LÚA TRONG HAI VỤ LÚA ĐÔNG XUÂN VÀ HÈ THU TẠI HUYỆN VỊ THỦY, TỈNH HẬU GIANG

4.2.6 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa của hai vụ Đông Xuân và Hè Thu trong năm 2012 – 2013

Để biết được yếu tố nào ảnh hưởng đến năng suất và ảnh hưởng như thế nào đến năng suất lúa của các nông hộ trồng lúa taih huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang ta tiến hành chạy hồi qui hàm năng suất để xem yếu tố nào ảnh hưởng và không ảnh hưởng đến năng suất lúa.

Mô hình hàm năng suất lúa có có dạng:

Y = 0 + 11+ 22 + 33 + 44 + …+ ki Trong đó: Biến phụ thuộc (Y) là năng suất (kg/công)

Biến độc lập: i (i= 1,2,3,…,11).

β0: hệ số tự do

βi (i=1,2,3,....,11): các tham số được ước lượng bằng phương pháp hồi quy tuyến tính

+ X1 : Chi phí giống (ngàn đồng/công)

+ X2 : Chi phí chuẩn bị đất (ngàn đồng/công) + X3 : Chi phí phân bón (ngàn đồng/công) + X4 : Chi phí LĐ thuê (ngàn đồng/công) + X5 : Ngày công LĐGĐ (ngày/công) + X6 : Chi phí tưới tiêu (ngàn đồng/công) + X7 : Chi phí thuốc BVTV (ngàn đồng/công) + X8 : Trình độ học vấn (năm)

+ X9 : Kinh nghiệm (năm)

+ X10: Diện tích đất trồng lúa (m2)

+ D1 : loại giống (biến giả : 1= giống cải tiến; 0= giống khác)

4.2.6.1 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa vụ Đông Xuân năm 2012 – 2013

Qua kết quả chạy hồi qui bảng 4.25 ta thấy với hệ số xác định R2 = 35,92%

nghĩa là sự thay đổi của năng suất lúa đƣợc giải thích bởi các yếu tố đƣợc xác định trong mô hình (4.1) ở mức 35,92%. Bên cạnh đó, dựa vào Prob > F = 0,0001, có thể kết luận rằng mô hình có ý nghĩa ở mức 1%.

Từ bảng 4.25 ta có phương trình hồi qui như sau:

Y = 662,3514+ 0,6080X1** - 0,1309X2ns - 0,1614X3ns + 0,5626X4** + 1,8017X5ns -

0,4172X6* + 0,0275X7ns + 0,6503X8ns - 0,8695X9ns + 2,9792X10** + 21,2028X11* (4.1)

 Giải thích mô hình (4.1)

Qua phương trình trên ta có thể thấy những biến như chi phí giống (X1), chi phí lao động thuê (X4), chi phí tưới tiêu (X6), diện tích đất trồng lúa (X10) và loại giống (D1) là có ảnh hưởng đến năng suất lúa của các nông hộ. Sự tác động của các biến đƣợc giải thích cụ thể nhƣ sau:

- Hệ số ƣớc lƣợng của yếu tố chi phí giống (X1) có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và dương. Có thể giải thích rằng trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi chi phí giống tăng lên 1 ngàn đồng thì làm cho năng suất tăng 0,6080 kg/công.

Chi phí giống có tác động tích cực đến năng suất lúa, nếu giống đƣợc nông hộ sử dụng là những loại giống xác nhận, nguyên chủng hoặc siêu nguyên chủng và đƣợc gieo sạ với mật độ thích hợp thì sẽ làm cho năng suất tăng.

- Hệ số ƣớc lƣợng của yếu tố chi phí lao động thuê (X4) có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và dương. Có thể giải thích rằng trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi chi phí lao động thuê tăng lên 1 ngàn đồng thì làm cho năng suất

tăng lên 0,5626 kg/công. Nếu thuê đƣợc nhiều lao động thì các khâu chăm sóc lúa sẽ đƣợc đảm bảo tốt hơn và dẫn đến năng suất tăng.

Bảng 4.25 Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa vụ Đông Xuân 2012 – 2013

Các biến trong mô hình Hệ số Độ lệch Mức ý nghĩ (p-value)

Hằng số 662,3514 96,6196 0,0000

Chi phí giống (X1) 0,6080** 0,2647 0,024 Chi phí chuẩn bị đất (X2) -0,1309ns 0,2962 0,660 Chi phí phân bón (X3) -0,1614ns 0,1555 0,303

Chi phí LĐ thuê (X4) 0,5626** 0,2470 0,025

Ngày công LĐGĐ (X5) 1,8017ns 1,2853 0,165 Chi phí tưới tiêu (X6) -0,4172* 0,2432 0,090 Chi phí thuốc BVTV (X7) 0,0275ns 0,1273 0,829 Trình độ học vấn (X8) 0,6503ns 3,3224 0,845

Kinh nghiệm (X9) -0,8695ns 0,7978 0,279

Diện tích đất trồng lúa (X10) 2,9792** 1,2736 0,022

loại giống (D1) 21,2028* 12,1471 0,085

F = 3,97 R2 = 35,92%

Prob > F = 0,0001

( Nguồn : Kết quả phân tích stata10 )

Chú thích:***, **, *, tương ứng với mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% và ns là không có ý nghĩa

- Hệ số ước lượng của yếu tố chi phí tưới tiêu (X6) có ý nghĩa thống kê ở mức 10% và âm. Có thể giải thích rằng trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi tăng chi phí tưới tiêu lên 1 ngàn đồng thì sẽ làm cho năng suất giảm 0,4172 kg/công. Lượng nước trên ruộng vừa phải hợp lý sẽ làm cho cây lúa phát triển tốt hơn và sẽ cho năng suất cao hơn. Nếu lượng nước trong ruộng cao quá hoặc thấp quá sẽ làm cho cây lúa phát triển không đƣợc tốt, khó chống chịu đƣợc sâu bệnh và sẽ làm giảm năng suất cây lúa.

- Hệ số ƣớc lƣợng của yếu tố diện tích đất trồng lúa (X10) có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và dương. Có thể giải thích rằng trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi diện tích đất tăng lên 1 công thì sẽ làm cho năng suất tăng lên 2,9792 kg/công. Trong sản xuất lúa các hộ có diện tích canh tác lớn sẽ có điều kiện để tập trung s ản xuất đồng thời sẽ có nhiều điều kiện hơn để áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Hộ có diện tích canh tác nhỏ gặp khó khăn trong việc sản xuất tập trung, phụ thuộc vào những hộ có diện tích canh tác lớn.

- Hệ số ƣớc lƣợng của yếu tố loại giống (D1) có ý nghĩa thống kê ở mức 10% và dương. Có thể giải thích rằng trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi nông hộ sử dụng giống lúa c ải tiến thì năng suất sẽ cao hơn so với sử dụng giống truyền thống là 21,2028 ngàn đồng/công.

4.2.6.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa vụ Hè Thu 2013

Qua kết quả hồi qui bảng 4.26 cho thấy với hệ số xác định R2 = 45,20%

nghĩa là sự thay đổi của năng suất lúa đƣợc giải thích bởi các yếu tố đƣợc xác định trong mô hình (4.2) ở mức 45,20%. Bên cạnh đó, dựa vào Prob > F = 0,0000, có thể kết luận rằng mô hình có ý nghĩa ở mức 1%.

Từ bảng 4.26 ta có phương trình hồi qui như sau:

Y = 569,5746 + 0,8967X1*** - 0,0804X2ns - 0,0466X3ns + 0,7182X4*** - 0,0554X5ns

- 0,3918X6** - 0,1218X7ns - 9,9628X8*** - 1,4300X9** + 3,3795X10*** ( 4.2 ) Bảng 4.26 Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa vụ Hè Thu

năm 2013

Các biến trong mô hình Hệ số Độ lệch Mức ý nghĩ (p-value)

Hằng số 573,7436 83,9006 0,0000

Chi phí giống (X1) 0,8170** 0,3141 0,011 Chi phí chuẩn bị đất (X2) -0,0831ns 0,2491 0,739 Chi phí phân bón (X3) 0,0168ns 0,1041 0,872 Chi phí LĐ thuê (X4) 0,7477*** 0,1837 0,000 Ngày công LĐGĐ (X5) -13,4520ns 19,0785 0,483 Chi phí tưới tiêu (X6) -0,3795** 0,1745 0,033 Chi phí thuốc BVTV (X7) -0,1020ns 0,0857 0,238 Trình độ học vấn (X8) -9,3900*** 2,8241 0,001

Kinh nghiệm (X9) -1,3142** 0,6358 0,042

Diện tích đất trồng lúa (X10) 3,4153*** 0,8103 0,000

Loại giống (D1) 13,8987ns 10,5257 0,191

F = 5,85 R2 = 45,20%

Prob > F = 0,0000

( Nguồn : Kết quả phân tích stata10 )

Chú thích:***, **, *, tương ứng với mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% và ns là không có ý nghĩa

 Giải thích mô hình (4.2)

Qua phương trình trên ta có thể thấy các biến có ảnh hưởng đến năng suất là chi phí giống (X1), chi phí lao động thuê (X4), chi phí tưới tiêu (X6), trình độ học vấn (X8), kinh nghiệm (X9), và diện tích đất trồng lúa (X10). Sự tác động của các biến đƣợc giải thích cụ thể nhƣ sau:

- Hệ số ƣớc lƣợng của yếu tố chi phí giống (X1) có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và dương. Có thể giải thích rằng trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi chi phí giống tăng lên 1 ngàn đồng thì làm cho năng suất tăng 0,8967 kg/công.

Vụ Hè Thu được coi là vụ chịu nhiều ảnh hưởng bởi thời thiết, bên cạnh đó do các nông hộ chủ yếu sử dụng lại giống của vụ trước để gieo sạ nên chất lượng giống không còn đƣợc cao dẫn đến khi gieo sạ cho vụ hè Thu thì lƣợng giống bị lép nhều, không nảy mầm đƣợc vì vậy nông dân phải sạ thêm giống bù vào số giống bị lép dẫn đến chi phí tăng lên, nếu không s ạ thêm giống bù vào thì mật độ giống trên ruộng sẽ không đều có thể sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất của cây lúa.

- Hệ số ƣớc lƣợng của yếu tố chi phí lao động thuê (X4) có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và dương. Có thể giải thích rằng trong điều kiện các yếu tố còn lại trong mô hình không đổi khi chi phí lao động thuê tăng lên 1 ngàn đồng thì làm cho năng suất tăng lên 0,7182 kg/công.

- Hệ số ước lượng của yếu tố chi phí tưới tiêu (X6) có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và âm. Có thể giải thích rằng trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi tăng chi phí tưới tiêu lên 1 ngàn đồng thì sẽ làm cho năng suất giảm 0,3795 kg/công.

- Hệ số ƣớc lƣợng c ủa yếu tố trình độ học vấn (X8) có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và âm. Có thể giải thích rằng trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi trình độ học vấn tăng lên 1 cấp thì sẽ làm năng suất giảm 9,3900 kg/công.

Trình độ học vấn càng cao thì khả năng tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật càng nhanh và áp dụng một cách có hiệu quả, nhƣng do trong địa bàn nghiên cứu rất ít các nông hộ áp dụng các tiến bộ khoa hoc kỹ thuật, chủ yếu sản xuất theo kinh nghiệm nên dẫn đến năng suất không cao và có xu hướng giảm.

- Hệ số ƣớc lƣợng của yếu tố kinh nghiệm (X9) có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và âm. Có thể giải thích rằng trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi kinh nghiệm của nông hộ tăng 1 năm thì sẽ làm cho năng suất giảm 1,3142 kg/công. Nhƣ đã nêu trên hầu hết các nông hộ trong địa bàn nghiên cứu sản xuất lúa dựa trên kinh nghiệm lâu năm c ủa mình, rất ít hộ chịu áp dụng những khoa học kỹ thuật mới ngày nay do cán bộ khuyến nông c ủa huyện, xã hướng dẫn vì vậy dẫn đến năng suất lúa không tăng và giảm.

- Hệ số ƣớc lƣợng c ủa yếu tố diện tích đất trồng lúa (X10) có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và dương. Có thể giải thích rằng trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi diện tích đất tăng lên 1 công thì sẽ làm cho năng suất tăng lên 3,4153 kg/công.

4.2.7 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ trồng

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng lúa trong hai vụ đông xuân và hè thu năm 2012 – 2013 tại huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)