Đặc điểm sản xuất của các nông hộ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng lúa trong hai vụ đông xuân và hè thu năm 2012 – 2013 tại huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 43 - 46)

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NÔNG HỘ TRỒNG LÚA TRONG HAI VỤ ĐÔNG XUÂN VÀ HÈ THU NĂM 2012 – 2013 TẠI HUYỆN VỊ THỦY, TỈNH HẬU GIANG

4.1.2 Đặc điểm sản xuất của các nông hộ

Qua bảng 4.6 có thể thấy nông dân có thể chọn lọc lúa giống sau mỗi vụ thu hoạch để làm lúa giống cho vụ tiếp theo, tỷ lệ này chiếm 56,7%. Lúa giống sau khi s ử dụng cho nhiều vụ giống sẽ bị nhiễm tạp chất và mất đi tính thuần chủng của nó vì vậy gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của hạt gạo. Bên cạnh đó các hộ nông dân cũng trao đổi mua bán lúa giống cho nhau, tỷ lệ này chiếm 25,5%, chỉ có 16 hộ nông dân là mua giống từ trại giống ho ặc trung tâm khuyến nông của huyện, tỷ lệ này chiếm 17,8%.

Bảng 4.6 Nguồn cung cấp giống cho nông hộ tại huyện Vị Thủy

Nguồn cung cấp Số hộ Tỷ lệ (%)

Tự sản xuất 51 56,7

Mua từ trại giống/ TTKN 16 17,8

Mua từ người quen 23 25,5

Tổng 90 100

( Nguồn : số liệu điều tra thực tế năm 2013 ) Chú thích : TTKN ( trung tâm khuyến nông )

4.1.2.2 Loại giống các nông hộ sử dụng

Tùy vào điều kiện tự nhiên, đất đai của mỗi vùng khác nhau mà có những loại giống thích hợp và cho năng suất cao. Để thuận tiện cho việc phân tích thì giống mà các hộ sử dụng để canh tác trong năm nay đƣợc xếp thành giống lúa c ải tiến và các loại giống khác. Giống cải tiến ở đây là các loại giống mới đƣợc lai tạo có nhiều ƣu điểm vƣợt trội hơn và cho năng suất cao hơn so với giống khác.

Các loại giống mà các hộ trong địa bàn sử dụng để sản xuất đƣợc xếp vào loại giống c ải tiến đạt chất lƣợng cao nếu thuộc vào các giống lúa sau: OM 4218, OM 4088, OM 5472, OM 6162, OM 6161, và các giống OM 6377, OM 5981, OM 6071, OM 5629, OM 6600, OM 6877, OM 5954, OM 4101, OM 6072, OM 5451, OM 5464, OM 8923, jasmine85, ST5 . Các giống lúa mà hộ sử dụng ngoài các loại giống trên thì đƣợc xếp vào các loại giống khác.[16]

Bảng 4.7 Loại giống mà hộ sử dụng ở địa bàn điều tra

Loại giống Tần số Tỷ lệ (%)

Giống cải tiến (=1) 71 78,9

Giống khác(=0) 19 21,1

Tổng 90 100

( Nguồn : số liệu điều tra thực tế năm 2013 )

Dựa vào số liệu điều tra thì có 71 hộ sử dụng nguồn giống là giống cải tiến, chiếm tỷ lệ 78,9% còn lại 21,1% những hộ sử dụng giống khác. Vì hầu hết các nụng hộ đều cú theo dừi tin tức về tỡnh hỡnh sản xuất lỳa trong đú cú khuyến cỏo bà con nông dân nên sử dụng những loại giống cải tiến có chất lƣợng, phẩm chất cao, hạn chế sử dụng những lo ại giống có phẩm chất kém dẫn đến năng suất không cao, do đó số hộ sử dụng giống cải tiến ngày càng nhiều.

4.1.2.3 Giá giống

Bảng 4.8 Cơ cấu giá giống trong hai vụ Đông Xuân và Hè Thu năm 2102 – 2013 Đơn vị tính: ngàn đồng/kg

Mùa vụ Giá giống

Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất Độ lệch

Đông xuân 13,07 15 10 1,0617

Hè thu 7,05 10 5,2 0,9949

( Nguồn : số liệu điều tra thực tế năm 2013 )

Qua bảng cơ cấu giá giống lúa trong hai vụ Đông Xuân và Hè Thu ta thấy giá lúa giống của vụ Hè Thu thấp hơn giá lúa giống c ủa vụ Đông Xuân là vì hầu hết nông dân trong địa bàn nghiên cứu tự sản xuất lúa giống hay mua từ trung tâm khuyến nông giống lúa nguyên chủng về sản xuất cho vụ Đông Xuân sau khi thu hoạch chọn lọc lại lúa giống và sử dụng làm giống cho vụ Hè Thu hoặc mua lại từ những người nông dân khác để làm giống vì vậy giá c ủa giống vụ Hè Thu thường thấp hơn vụ Đông Xuân. Dựa vào bảng 4.8 cho thấy giá giống trung bình của vụ Đông Xuân là 13,07 ngàn đồng/kg, giá giống cao nhất là 15 ngàn đồng/kg và thấp nhất là 10 ngàn đồng/kg. Với vụ Hè Thu, giá giống trung bình là 7,05 ngàn đồng/kg, giá cao nhất là 10 ngàn đồng/kg và giá thấp nhất là 5 ngàn đồng/kg.

4.1.2.4. Vật tư nông nghiệp

Theo kết quả phỏng vấn, hầu hết hộ sản xuất lúa mua vật tƣ nông nghiệp bao gồm phân bón, thuốc trừ sâu,…ở các cửa hàng vật tƣ nông nghiệp tại địa phương, hiện các xã trên địa bàn huyện Vị Thủy đều có điểm bán vật tư nông nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề chất lƣợng của các loại vật tƣ thì chƣa đƣợc quan tâm

nhiều, các khâu kiểm soát chất lƣợng vật tƣ còn hạn chế, các loại phân bón giả kém chất lượng lưu hành trên thị trường khá nhiều gây ảnh hưởng lớn đến chi phí đầu tƣ của nông hộ.

Bảng 4.9 Lý do nông hộ chọn nơi cung cấp vật tƣ

Lý do Số hộ Tỷ lệ (%)

Thuận tiện, gần nhà 42 46,7

Đảm bảo chất lƣợng 11 12,2

Giá cả hợp lý 15 16,7

Cho thanh toán chậm, trả sau 22 24,4

Tổng 90 100

( Nguồn : số liệu điều tra thực tế năm 2013 )

Qua bảng 4.9 ta thấy phần lớn các nông hộ chon mua vật tƣ nông nghiệp chủ yếu là thuận tiện và gần nhà, lý do này chiếm tỷ trọng cao nhất trong số các lý do với 46,7%, vì dịch vụ vậm chuyển tận nhà của các vật tƣ nông nghiệp còn hạn chế, bên cạnh đó đường lộ giao thông nông thôn của các xã trong huyện còn nhỏ hẹp, khó vận chuyển vì vậy chọn nơi cung cấp vật tƣ nông nghiệp gần nhà để thuận tiện cho việc chuyên c hở là lý do ƣu tiên hàng đầu của các hộ nông dân. Kế đến là việc cho thanh toán chậm trả sau của các cửa hàng vật tƣ nông nghiệp cũng giúp cho người nông dân đỡ phần nào chi phí khi sản xuất, lý do này chiếm tỷ lệ 24,4%. Ngoài ra việc chất lƣợng của vật tƣ và giá cả cũng đƣợc nông dân đề cập đến với các tỷ lệ lần lƣợt là 12,2% và 16,7%.

4.1.2.5 Tình hình tiêu thụ sản phẩm

Qua kết quả phỏ ng vấn hầu hết các nông hộ sau khi thu ho ạch lúa tươi đều bán ngay tại ruộng. Người nông dân trực tiếp sản xuất ra lúa gạo nhưng không phải là người quyết định giá bán lúa. Đa số các nông hộ bán sản phẩm cho thương lái luôn bị tình trạng ép giá nhƣng vẫn phải bán, vì có nhiều nguyên nhân do nông hộ phải chi trả tiền vật tƣ nông nghiệp do đa số các nông hộ mua với hình thức trả ngay sau khi thu hoạch, không có điều kiện trữ lại sản phẩm ho ặc cần để trang trải các khoản chi tiêu trong gia đình. Theo khảo sát thực tế tại địa bàn huyện Vị Thủy thì giá bán lúa vụ Đông Xuân 2012 – 2013 là khoảng 4.4 đồng/kg và vụ Hè Thu vào khoảng 4.1 đồng/kg. Số lƣợng nông hộ sản xuất lúa xong bán ngay tại ruộng chiếm hơn 90% để trang trải phần chi phí vật tƣ nông nghiệp, dùng vào chi tiêu gia đình, số còn lại trữ lúa lại chờ giá cao mới bán.

Nguyên nhân chính của việc bị ép giá vẫn là do nông dân thiếu thông tin thị trường. Qua việc phỏng vấn các hộ nông dân trồng lúa trên địa bàn huyện thì đƣợc biết những nông dân ở đây biết đến thông tin về giá lúa từ nhiều nguồn khác

nhau. Hầu hết các nông hộ nhận được thông tin về giá cả thị trường từ thương lái, vì thương lái thường xuyên liên hệ mua bán với nông dân. Bên cạnh đó người nông dân còn nhận được thông tin về giá cả thị trường từ người thân, bạn bè và hàng xóm. Ngoài ra nông hộ còn tham khảo thêm giá lúa trên báo chí, truyền hình, truyền thanh, nguồn thông tin này các nông hộ cho rằng không phù hợp với tình hình giá cả ở từng địa phương. Vấn đề này cho thấy nông hộ rất quan tâm đến giá cả thị trường về sản phẩm mà họ sản xuất ra.

4.1.2.6 Những khó khăn của nông hộ trồng lúa

Qua kết quả điều tra cho thấy những nông hộ sản xuất lúa luôn gặp phải những khó khăn trong quá trình sản xuất lúa, những khó khăn mà nông hộ đề cập đến là vấn đề thời tiết khí hậu diễn biến thất thường, sâu bệnh gây hại cho lúa phát triển mạnh, bên cạnh đó vấn đề chi phí đầu vào tăng cao nhƣng sản phẩm làm ra lại bán với giá thấp, ngoài ra tình trạng thiếu lao động ở nông thôn cũng đang là vấn đề gây khó khăn cho các nông hộ, vì hiện nay hầu hết các lao động ở nông thôn đều đi đến những khu công nghiệp ở thành phố để làm việc, vì vậy đã làm cho giá thuê lao động ở nông thôn tăng so với mọi năm và đã làm tăng thêm khoảng chi phí thuê lao động cho các nông hộ.

4.2 HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NÔNG HỘ TRỒNG LÚA TRONG HAI

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng lúa trong hai vụ đông xuân và hè thu năm 2012 – 2013 tại huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)