3.3.1 Cơ sở của biện pháp
Trong thời đại ngày nay, giá bán sản phẩm là một công cụ quan trọng để doanh nghiệp thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm của mình. Doanh nghiệp muốn nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, thu được nhiều lợi nhuận thì doanh nghiệp cần phấn đấu giảm chi phí sản xuất.
Hiện nay hầu hết các Công ty khai thác than đều bán hàng tại bãi than hoặc cầu Cảng, nếu đơn vị mua có nhu cầu vận chuyển đến tận bến bãi của mỡnh thỡ cỏc Công ty than đều thuê phương tiện vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Do đó, để giảm chi phớ cỏc Công ty thường giao hàng theo đợt, ko thường xuyên, gây ra việc tồn kho trong một thời gian, tăng chi phí quản lý và dự trữ, tăng giá thành sản phẩm, giảm sản lượng tiêu thụ than hàng năm của Công ty.
Với tình hình đó, cần có biện pháp khắc phục và giải quyết hợp lý.
3.3.2. Nội dung và thời gian thực hiện của biện pháp
Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ than ngày càng cao, vì thế Công ty đang có hướng phát triển mới là xuất khẩu than và bán trực tiếp cho các đơn vị tiêu thụ như Nhà máy nhiệt điện Uụng Bớ, Công ty xi măng Hoàng Thạch có nhu cầu tiêu thụ than cám các loại. Công ty đó cú văn bản trình duyệt lên Tổng công ty
than TKV, và đã được sự cho phép Công ty bán than cho các đơn vị trên với sản lượng trung bình hàng tháng là 5.000 tấn.
Theo yêu cầu của khách hàng, Công ty phải vận chuyển than tới tận bến bãi và chịu trách nhiệm chất lượng hàng hóa đến tận đơn vị mua, đường vận chuyển chủ yếu là đường thủy. Bên cạnh đó, các khách hàng này ký hợp đồng mua bán lâu dài với Công ty, Công ty nờn thuê ngoài phương tiện vận chuyển là sà lan, giảm chi phí quản lý, chi phí khấu hao… trong giá thành.
Công ty thuê sà lan trọng tải 800 tấn trong năm 2011, khi bắt đầu ký hợp đồng mua bán với các đơn vị mua.
3.3.3. Chi phí thực hiện
- Tớnh toỏn các chi phí khi sử dụng khi thuê phương tiện vận tải là sà lan , chi phí tính trong một năm.
- Dự kiến sản lượng tiêu thụ là 60.000 tấn/năm.
- Vốn thuê sà lan là vốn vay ngân hàng, lãi suất 17%/năm.
Bảng 3.4. Các chỉ tiêu kinh tế của sà lan
TT Diễn giải Giá trị
1 Trọng tải (tấn) 800
2 Giá thuê (đồng/năm) 270.000.000
3 Nguyên giá (đồng) 2.700.000.000
3 Tỉ lệ khấu hao (năm) 10%
4 Sửa chữa thường xuyên (năm) 5%
5 Nhiên liệu (l/ca) 18
6 Lao động (người/ca) 8
Bảng 3.5. Tớnh toỏn các chi phí thuê sà lan vận chuyển
TT Chi phí Đơn
vị Khối lượng Đơn giá (đồng)
Thành tiền (đồng)
1 Nhiên liệu lít 14.040 18.000 252.720.000
2 Tiền lương người 12 26.892.000 322.704.000
3 Bảo hiểm % 20% 1.210.140.00
0 242.028.000
4 Khấu hao % 10% 2.700.000.00 270.000.000
TT Chi phí Đơn
vị Khối lượng Đơn giá (đồng)
Thành tiền (đồng) 0
5 Sửa chữa % 6% 270.000.000 16.200.000
6 Lãi vay ngân
hàng % 17% 270.000.000 45.900.000
7 Chi phí khác % 5% 57.477.600
Tổng cộng 1.207.029.600
Như vậy, tổng chi phí Công ty sử dụng sà lan vận chuyển tiêu thụ trong 1 năm là 1.207.029.600 đồng, tương ứng 9.209 đồng/tấn.
3.3.4. Hiệu quả kinh tế
Bảng 3.6 Hiệu quả kinh tế
STT Chi phí Mua sà lan Theo biện pháp
(thuê sà lan) 1 Nguyên vật liệu trực tiếp 252.720.000 252.720.000
2 Nhân công trực tiếp 774.489.600 564.732.000
3 Sản xuất chung 286.200.000 286.200.000
4 Chi phí quản lý 459.000.000 103.377.600
Tổng 1.772.409.600 1.207.029.600
Nếu Công ty mua phương tiện vận chuyển để giao hàng đến các bến bãi của đơn vị mua, Công ty sẽ phải bỏ ra chi phí trung bình 1 năm là 1.772.409.600 đồng, tương ứng 13.522 đồng/tấn
Hiệu quả của biện pháp:
1.772.409.600 – 1.207.029.600 = 565.380.000 đồng 3.3.5. Những kiến nghị thực hiện biện pháp
Để công tác bán hàng thuận lợi thì trước hết công tác quản lý số lượng và chất lượng hàng hoá trong kho phải được đảm bảo. Do đó, công ty phải xây dựng, kiểm soát chặt chẽ hệ thống kho hàng. Đây là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sản phẩm nói riêng và ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm nói chung.
Xét về lâu dài, công ty nên xây dựng cơ chế kinh doanh thông thoáng cho bộ phận kinh doanh bán hàng để đảm bảo sự chủ động, thích ứng với sự thay đổi của thị trường.
3.4. TỔNG HỢP HIỆU QUẢ CÁC BIỆN PHÁP