2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY THAN NÚI BẫO NĂM 2011
2.2.4. Phừn tớch nguồn vốn và tài sản của Cụng ty
Để sản xuất kinh doanh nguồn vốn và tài sản là một trong những yếu tố không thể thiếu của doanh nghiệp. Ta thông qua bảng sau:
Bảng 2.8: Các hệ số phản ánh nguồn vốn và tài sản (ĐVT: ngđ).
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2011/2010
(+,-) %
1 2 3 4=3-2 5=3/2
1. Tổng nguồn vốn 761.863.106 996.890.485 235.027.379 130,85 2. Nợ phải trả 566.133.583 771.698.623 205.565.041 136,31 3. Vốn CSH 195.729.524 225.191.862 29.462.338 115,05
4. Hệ số nợ (2/1) 0,74 0,77 0,03 104,17
5. Hệ số vốn CSH (3/1) 0,26 0,23 -0,03 87,93
6. Hệ số đảm bảo nợ (3/2) 0,35 0,29 -0,05 84,40
(Nguồn: Bảng CĐKT – Phòng tài chính kế toán) + Ta thấy hệ số nợ của công ty qua các năm đều gần bằng 1.
+ Các khoản nợ phải trả năm 2010 là 566.133 triệu, năm 2011 là 771.698 triệu tăng lên 205.565 triệu tương ứng 36,31% với so với năm 2010. Trong các khoản nợ phải trả tăng chủ yếu do vay và nợ ngắn hạn tăng, các khoản này chủ yếu được đầu tư cho mua nguyên vật liệu để sản xuất, nếu tình hình sản xuất của công ty không tốt thì nó sẽ ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính của công ty.
+ Hệ số vốn chủ sở hữu của công ty là rất thấp vì công ty chủ yếu đi vay để sản xuất. Năm 2010 hệ số này là 0,26 đến năm 2011 hệ số này giảm là 0,23.
Như vậy nguồn vốn chủ sở hữu được tăng lên, các khoản nợ cũng tăng thêm.
+ Hệ số đảm bảo nợ cũng chưa được khả quan vì hệ số này vẫn nhỏ hơn 1, năm 2010 hệ số này là 0,35 tuy nhiên đến năm 2011 hệ số này giảm xuống 0,29, hệ số này giảm vì trong năm công ty đã đi vay nhiều để sản xuất trong khi nguồn vốn chủ sở hữu lại tăng lên không đáng kể.
Như vậy có thể thấy nguồn vốn kinh doanh của công ty chủ yếu được hình thành từ vay nợ, việc vay nợ của công ty vẫn chưa thể đánh giá được là tốt
hay xấu nếu như không căn cứ vào các chỉ tiêu khác, việc vay nợ này cũng có thể đánh giá là tốt vì công ty có uy tín, nên được các nhà đầu tư cho vay.
2.2.4.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Trong sản xuất kinh doanh, vốn là một trong những yếu tố đầu vào hết sức quan trọng. Vốn tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh tế thông qua việc đầu tư máy móc thiết bị công nghệ… Vốn kinh doanh được hình thành từ hai nguồn đó là vốn cố định và vốn lưu động. Để đánh giá nguồn vốn của công ty sử dụng có hiệu quả hay không ta căn cứ vào một số chỉ tiêu sau:
Bảng 2.8: Tình hình vốn kinh doanh của công ty (ĐVT: ngđ).
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2011/2010
(+,-) %
1 2 3 4 =3-2 5 = 3/2
1. Vốn KD 761.863.106 798.802.756 36.939.650 5%
- Vốn cố định 612.148.749 622.778.800 10.630.052 2%
- Vốn lưu động 149.714.358 176.023.955 26.309.598 18%
2. Tổng DT 1.816.841.724 2.237.149.047 420.307.323 23%
3. LN sau thuế 78.531.427 96.889.159 18.357.731 23%
4. Hiệu suất sử dụng
VKD(2/1) 2,38 2,80 0,42 17%
5. Mức sinh lợi VKD
(3/1) 0,10 0,12 0,02 18%
Qua bảng trên ta thấy vốn kinh doanh của năm 2010 là 761.863 triệu.
Năm 2011 vốn kinh doanh là 798.802 triệu tăng 36.939 triệu tương ứng với 5%
so với năm 2010. Vốn cố định của công ty năm 2010 là 612.148 triệu đến năm 2010 tăng lên 622.778 triệu, tương ứng với 2%, vốn cố định tăng là do công ty đã đầu tư thêm vào mua máy móc thiết bị mở rộng qui mô sản xuất. Vốn lưu động năm 2010 là 149.714 triệu đồng, năm 2011 là 176.023 triệu đồng, tăng 26.309 triệu ứng với tăng 18%.
+ Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh năm 2010 là 2,38. Hiệu suất này cho biết 1 đồng vốn kinh doanh trong kỳ tạo ra 2,38 đồng doanh thu năm 2010, và
đến năm 2011 tăng là 2,8. Năm 2011 do tốc độ tăng doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng vốn kinh doanh nên hiệu suất sử dụng vốn tăng.
+ Sức sinh lợi của vốn kinh doanh của công ty là còn thấp. Cứ 1 đồng vốn sản xuất bỏ ra trong kỳ mang lại cho công ty có 0,1 đồng lợi nhuận sau thuế vào năm 2010, đến năm 2011 tăng là 0,12.
2.2.4.2. Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn
TSDH là số vốn đầu tư trước để mua sắm, xây dựng, lắp đặt các tài sản cố định hữu hình và vô hình. Số vốn này nếu sử dụng có hiệu quả thì sẽ không bị mất đi mà sẽ thu được dần trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.9: Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn (ĐVT: ngđ).
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2011/2010
(+,-) %
1 2 3 4=3-2 5=3/2
1. Doanh thu thuần 1.797.578.408 2.221.786.042 424.207.634 123,60 2. TSDH bình quân 612.148.749 596.026.858 -16.121.891 97,37 4. LN sau thuế 78.531.427 96.889.159 18.357.731 123,38 5. Hiệu suất sử dụng TSDH
(1/2) 2,94 3,73 0,79 126,94
6. Tỷ suất LNTSDH sau thuế
(4/2) 0,13 0,16 0,03 126,71
+ Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn năm 2010 là 1 đồng vốn đầu tư vào tài sản dài hạn đem lại 2,94 đồng doanh thu thuần, năm 2011 chỉ tiêu này tăng lên 3,73 đồng. Chỉ tiêu này tăng là do trong năm công ty đã đầu tư thêm máy móc thiết bị để mở rộng diện sản xuất làm tăng doanh thu.
+ Tỷ suất lợi nhuận tài sản dài hạn sau thuế cho biết năm 2010 cứ 1 đồng vốn cố định bình quân trong năm tạo ra 0,13 đồng lợi nhuận trước thuế và năm 2011 là tạo ra 0,16 đồng lợi nhuận trước thuế tăng 0,03 đồng.
2.2.4.3. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn là biểu hiện bằng tiền của tài sản ngắn hạn, nó thường được dùng vào việc mua nguyên vật liệu, các yếu tố cho đầu vào. Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn ta căn cứ vào một số chỉ tiêu sau:
Bảng 2.10: Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn (ĐVT: ngđ).
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2011/2010
(+,-) %
1 2 3 4=3-2 5=3/2
1. Doanh thu thuần 1.797.578.40 8
2.221.786.04 2
424.207.63
4 123,60
2. LN sau thuế 78.531.427 96.889.159 18.357.731 123,38 3. TSNH bình quân 149.714.358 176.023.955 26.309.598 117,57 4. Hiệu suất sử dụng
TSNH (1/3) 12,01 12,62 0,62 105,13
5. Mức doanh lợi TSNH
sau thuế (2/3) 0,52 0,55 0,03 104,94
6.Thời gian luân chuyển (ngày/vòng) = 360 ngày/
(4) 29,98 28,52 -1,46 95,12
+ Qua số liệu tính toán trên ta thấy, hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn năm 2010 là 12,01 đến năm 2011 tăng là 12,62. Nguyên nhân tăng là doanh thu tăng nhanh hơn tăng tài sản ngắn hạn.
+ Thời gian luân chuyển của một vòng quay tài sản ngắn hạn năm 2010 là 29,98 ngày, năm 2011 là 28,52 ngày. Ta thấy thời gian luân chuyển tài sản ngắn hạn trên là hợp lý, vì thời gian quay ngắn đem lại mức doanh lợi tăng.
+ Mức doanh lợi tài sản ngắn hạn sau thuế năm 2010 là 0,52. Đến năm 2010 thì mức doanh lợi tài sản ngắn hạn trước thuế tăng 0,55, mức doanh lợi tài sản ngắn hạn tăng vì tốc độ tăng lợi nhuận tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng tài sản ngắn hạn.
Như vậy nếu xét hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn ở các chỉ tiêu đều tốt , hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty khá tốt. Tuy nhiên, cần phải khắc phục tốc độ tăng cao hơn nữa.