PHÂN TÍCH NĂM LỰC LƯỢNG CẠNH TRANH NGÀNH

Một phần của tài liệu BÀI TẬP NHÓM QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC TẬP ĐOÀN MỸ PHẨM AVON (Trang 20 - 24)

1. SỰ GANH ĐUA TRONG NGÀNH

Phải nói rằng có rất nhiều công ty mỹ phẩm trong ngành đang thực sự bị loại bỏ ra khỏi trò chơi kinh doanh. Bài nghiên cứu của nhóm chú trọng vào những sản phẩm làm đẹp hay còn gọi là mỹ phẩm trong chủng loại sản phẩm dạng kem. Vì có quá nhiều sản phẩm được định nghia dưới dạng là mỹ phẩm. Trong ngành mỹ phẩm nói riêng cho những sản phẩm chăm sóc da thì tại thị trường này đã có dấu hiệu của sự chèn ép lẫn nhau để đỏp ứng tốt hơn cho khỏch hàng. Mỗi cụng ty trong ngành tập trung làm rừ nột nhất những giá trị của mình trong từng sản phẩm. Dấu hiệu cạnh tranh trong ngành ngày càng rừ nột hơn khi những sản phẩm mới của ngành luụn cú những tớnh năng vượt trội hơn những sản phẩm cũ và đáp ứng hầu hết những đoạn thị trường mà trước kia bị bừ rơi. Thị trường đang dồi dào sản phẩm và mang những tớnh năng khỏc nhau đến khách hàng. Khó có thể lựa chọn đúng những sản phẩm nào là tốt nhất, chính vì vậy những chiến dịch marketing nỗ ra để tôn vinh vẻ đẹp cho người đại diện – là người phát ngôn cho dòng sản phẩm đó mà công ty mỹ phẩm trong ngành lựa chọn. Xu hướng sử dụng sản phẩm không mục đích chức năng mà mang mục đích biểu tượng. Trong ngành những công ty luôn nhắm vào các chiến dịch marketing là chính và nếu công ty nào đó vụng làm thì khả năng có được khách hàng từ đối thủ cạnh tranh là khan hiếm.

Mức độ tập trung cao, cạnh tranh dựa trên chiến lược marketing cho sản phẩm gắn liền với tính biểu tượng của sản phẩm. Và một cách thức cạnh tranh khác trong ngành của các đại gia mỹ phẩm là tập trung làm tốt hơn cho sản phẩm. Họ khắc khe hơn trong sự chấp nhận 1 sản phẩm mới ra đời. Đánh giá là sản phẩm mới thực sự là khó khăn và phải thực sự đem lại giá trị tốt nhất và mới nhất cho sản phẩm mà trước đây chưa thực sự có. Điều này tạo ra áp lực cho những công ty trong khâu nghiên cứu và phát triển.

Cạnh tranh trở nên gây gắc hơn. Sức ép cạnh tranh trong ngành mạnh. Ngành đang trong giai đoạn bão hòa.

Hiện nay trong ngành có rất nhiều dự án đang được đưa vào thực thi, kết quả của những dự án này là quá trình tiềm tòi và nghiên cứu của các trung tâm nghiên cứu sản phẩm của các công ty trong ngành. Không những chạy đua theo cách làm tăng tính biểu tượng

sản phẩm mà các công ty trong ngành con ra sức cho ra những sản phẩm mới. Điều này đã làm cho chu kỳ sản phẩm ngày càng trở nên ngắn và rất ngắn. Khách hàng không thực sự nhận biết sản phẩm nào thực sự phù hợp với mình để lựa chọn. Cạnh tranh gây gắt ở từng đoạn thị trường khác nhau và chủng loại sản phẩm đã khiến cho các công ty nhỏ của ngành phải từ chức và thực hiện việc thu hồi vốn dựa trên những sản phẩm đã có. Còn những đại gia thì ra sức tìm tòi và lôi kéo khách hàng của những công ty khác.

Nói tóm lại, sự ganh đua của ngành tương đối mạnh mà đặc biệt là trong giai đoạn này ngành thì đạt được lợi thế cạnh tranh là khá khó. Các công ty thi nhau chọn và mua cho mình những gương mặt đại diện mới nhất và có sức ảnh hưởng nhất trong làn sóng nghệ thuật của Mỹ và thế giới.

2. ĐE DỌA XÂM NHẬP NGÀNH

Xu hướng ngày nay là khách hàng hướng tới sử dụng mỹ phẩm sạch những loại sản phẩm được chiết xuất từ thiên nhiên. Chính vì vậy mà các hàng mỹ phẩm lớn luôn luôn muốn thay đổi và đưa vào những sản phẩm của mình những tinh tố từ thiên nhiên. Hiện nay đã có nhiều vụ kiện tụng về mỹ phẩm gây tổn hại đến sức khoẻ, cũng có thể nhiều nguyên nhân, nhưng những tai tiếng đó đã tác động đến uy tín của những công ty lớn.

Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng của công ty là những hãng dược phẩm lớn. Với công nghệ có sự tương đồng họ có khả năng thay đổi và đón lấy thị trường mỹ phẩm.

Ở đây, rào cản nhập cuộc là không cao lắm, vì khả năng chuyển giao của đối thủ là khá cao. Một trong những uy tín mà công ty dược phẩm tạo ra thực sự làm cho khách hàng yên tâm về chất lượng sản phẩm.

Khả năng chuyển giao công nghệ khá cao cho những công ty có khả năng xâm nhập ngành. Và khách hàng thực sự quá quen thuộc với những sản phẩm dạng kem và mùi nước hoa quen thuộc. Chính điều này đã hạ thấp rào cản nhập cuộc cho những công ty có ý tưởng táo bạo muốn thay vị trí bằng một thế hệ sản phẩm mới hơn. Một loại sản phẩm mà chỉ có những người có khả năng chi trả mới có được vì chúng được bào chế rất công phu nhưng mang tính thủ công cao.

Nói tóm lại, đe dọa xâm nhập ngành là thấp. Vì những yếu tố về công nghệ chuyển giao, khả năng tiếp cận khách hàng tốt nếu chúng ta chỉ cần có được những sản phẩm phát triển theo xu hướng hợp với thời đại và nhu cầu tiêu dùng.

3. NĂNG LỰC THƯƠNG LƯỢNG VỚI NGƯỜI MUA

Các chiến lược marketing của các công ty trong ngành không ngừng nỗ ra. Nhắm hướng khách hàng đến sản phẩm của mình dựa trên 2 mục tiêu có nhiều khách hàng nhất và có được lòng trung thành của họ. Chính vì vậy mà những khuôn mặt của mỗi thế hệ mới luôn được chọn làm người phát ngôn cho ngành. Môi trường ngành cạnh tranh gây gắt điều này đã tạo ra cho ngành trở nên năng động hơn và khách hàng được hưởng lợi từ những dịch vụ gia tăng. Khả năng chi phối của người mua đến ngành là khá cao, điều này phụ thuộc vào hai đặc thù của ngành là : Một là sản phẩm của ngành cung cấp cho khách hàng khá là đa dạng. Chính chủng loại hàng hóa đã tạo cho người mua những suy nghĩ rất cá nhân và muốn cá nhân hóa sản phẩm sở hữu.. Không dừng lại ở mức độ chức năng của sản phẩm mà những yêu cầu khá là khắc khe của khách hàng. Hai là chính sự cạnh tranh không đồng đều trong ngành đã ảnh hưởng đến khả năng khách hàng chi phối ngành theo một xu hướng tiêu cực. Ngày càng nhiều sản phẩm được tung ra chỉ dựa theo phương thích làm thỏa mãn khách hàng tốt nhất kèm theo nhiều chương trình marketing đình đám mà không thực sự hiệu quả.

4. NĂNG LỰC THƯƠNG LƯỢNG VỚI NHÀ CUNG CẤP.

Ngành mỹ phẩm đang tìm kiếm nhà cung cấp đa dạng có nghĩa là nhà cung cấp của họ phải thực sự cung cấp nhiều hơn một chủng loại sản phẩm họ cần để có được những nhà cung cấp trung thành.

Đầu tiên nói đến những nhà cung cấp bao bì. Thực sự để có thể truyền tải đúng thông điệp cho khách hàng thì bao bì sản phẩm thực sư phải tốt và thể hiện đúng thông điệp của sản phẩm. Những nhà cung cấp bao bì tạo cho những công ty trong ngành những áp lực khác nhau về họ. Vì thường muốn đối tác của mình có khả năng hơn trong việc cung cấp nhiều hơn những sản phẩm cho ngành nên đòi hỏi đó đã tạo ra những áp lực nhất định cho nhà cung cấp phải thực sự đa dạng nhiều hơn nữa. Vì vậy mà ngành đã tạo một thế

mạnh nhất định lên nhà cung cấp của mình để cùng hướng đến mục tiêu phát triển lâu dài.

Đối với nhà cung cấp nguyên liệu cho đầu vào của sản phẩm thì khả năng thương lượng của họ khá thấp. Vì mang tính nhỏ lẽ và không tập trung hơn nữa có nhiều kiểu cung cấp ví dụ như : nhà cung cấp nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, nông dân...

Mức độ tập trung không cao và rất nhiều công ty đang cạnh tranh để có được những đối tác béo bở của những đại gia trong ngành điều này dẫn đến khả năng ảnh hưởng cua nhà cung cấp không cao đối với các công ty trong ngành.

5. ĐE DỌA CỦA NHỮNG SẢN PHẨM THAY THẾ.

Kỹ nguyên của những sản phẩm dưỡng gia bằng kem sữa đã đi sâu vào lịch sử làm đẹp và tạo ra căn bệnh căn nguyên cho những người sử dụng. Môi trường ô nhiễm luôn đe dọa đến sắc đẹp của mỗi chúng ta, sự lạm dụng mỹ phẩm quá mức đã thực sự đem lại kết quả không tốt đến khách hàng. Nhu cầu sử dụng sản phẩm ngày càng giảm. Hơn nữa mức độ tin tưởng vào những sản phẩm là giảm dần theo cảm nhận của khách hàng.

Những yếu tố này đã gây nên những đe dọa sản phẩm thay thế cho ngành. Mức đe dạo nằm ở mức độ báo động. Buộc những công ty trong ngành hết sức nguyên tắc khi một sản phẩm mới của ngành được tung ra. Một sự nhận thức khác sẽ tạo cho ngành bị động và khó có thể phán đoán những suy nghĩ trong tương lai của khách hàng. Liên tục những sản phẩm mới được tung ra thị trường không phải là những giá trị tốt nhất đem lại cho khách hàng. Và rồi các trung tâm massage ra đời dành cho cả nam và nữ kèm thêm dịch vụ làm đẹp mà không sử dụng những lại mỹ phẩm gây lão hóa nữa mà thây vào đó là những bài thuốc cổ tuyền làm đẹp từ sản phẩm thiên nhiên. Nhưng đây mới chỉ là đe dọa cho những chủng loại sản phẩm mỹ phẩm định vị cấp cao mà liên quan đến chăm sóc da. Nhưng không phải sản phẩm nào cũng sẽ phải bị thay thế. Tính tiện ích và những giá trị mà lọ nước hoa đem lại là một điều không thể phủ nhận. Sản phẩm này vẫn đang thống trị thế giới về giá trị của chúng.

Kết luận : Có thể khẳng định rằng đây là một trong những ngành hấp dẫn bởi đặc thù ngành tác động đến nhiều yếu tố của nhu cầu.

6. CÁC NHÂN TỐ THÀNH CÔNG NGÀNH

Nhân tố quyết định đến thành công ngành là đáp ứng chất lượng và sự khác biệt trong giá trị mang tính biểu tượng của sản phẩm. Đây là một trong những xu hướng trong xã hội hiện nay. Mong muốn được thể hiện giá trị bản thân cũng như được tôn trong được thiên biến hóa vào trong từng sản phẩm. Nhưng một khó khăn cho ngành là không phải bất kỳ cái gì mình cũng có thể gắn cho nó một biểu tượng thực sự đúng mà phải được khai thác tất cả những cung ứng từ phía công ty.

Hơn nữa, yếu tố thành công là nguồn nhân lực. Luôn luôn phải nghiên cứu và tìm ra những sắc tố phù hợp nhất đúng với nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng để đem chúng vào trong từng giá trị sản phẩm. Đội nghiên cứu phải đưa ra những giá trị khác biệt nhất mà có thể đáp ứng tốt nhất cho khách hàng. Và hơn nữa đội ngũ nhân viên marketing thực sự có năng lực và nhạy bén để chuyển giao những giá trị sản phẩm một cách đúng đắn và nghệ thuật. Không bỏ qua nguồn nhân lực là những người bán trực tiếp sản phẩm đến cho khách hàng. Nhân viên bán hàng có kinh nghiệm và có kiến thức về sản phẩm cũng là yếu tố then chốt làm nên thành công của ngành.

Ngành tập trung theo đuổi mọi khe hở thị trường đển đáp ứng tất cả các khách hàng chưa được phục vụ. Bằng những cách thức marketing khôn khéo để những khách hàng trong đoạn thị trường này quan tâm nhiều nhất có thể đến sản phẩm. Và cả việc phục vụ những khách hàng nam giới- đối tượng khách hàng không thuộc phái đẹp nhưng cũng có nhu cầu khá cao. Chính vì vậy nên một yếu tố quan trọng nữa cho sự thành công cua ngành đó là sự uy tín của công ty và lòng trung thành nhãn hiệu của khách hàng.

Một phần của tài liệu BÀI TẬP NHÓM QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC TẬP ĐOÀN MỸ PHẨM AVON (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)