Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tư duy lý luận

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ Đoàn tỉnh Ninh Bình (Trang 20 - 28)

Chương 1: NĂNG LỰC TƯ DUY Lí LUẬN VÀ VAI TRề CỦA NĂNG LỰC TƯ DUY LÝ LUẬN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ĐOÀN

1.1 Năng lực tư duy lý luận và những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tư duy lý luận

1.1.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tư duy lý luận

Phạm trù năng lực tư duy lý luận chiếm vai trò quan trọng trong lý luận nhận thức và lôgic học. Đây là một vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà lý luận trong quá trình đổi mới tư duy thời gian qua. Đã có nhiều công trình nghiên cứu một cách khá sâu sắc về khái niệm, cấu trúc và vai trò của năng lực tư duy được công bố và đã góp phần làm cơ sở khoa học cho việc nâng cao năng lực tư duy lý luận cho con người Việt Nam trong quá trình đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế.

Từ điển Triết học cho rằng: “hoạt động tâm lý đặc biệt của con người tức là năng lực tư duy”. Trong bài viết của mình về năng lực tư duy lý luận, tác giả Nguyễn Ngọc Long đã đề cập một cách trực tiếp đến khái niệm năng lực tư duy. Theo tác giả, “năng lực tư duy là tổng hợp những phẩm chất trí tuệ, đáp ứng yêu cầu nhận thức thế giới và bản thân con người, đảm bảo cho hoạt động sáng tạo của mình” [36, tr. 48], năng lực đó được biểu hiện ở khuynh hướng nhận thức và hành động, ở kết quả xử lý thông tin và nhất là kết quả hoạt động. Phương pháp tiếp cận vấn đề khác nhau chính là biểu hiện trình độ khác nhau của năng lực tư duy.

Có tác giả cho rằng, năng lực tư duy là một phẩm chất, một sức mạnh thực sự của con người, năng lực tư duy là sức mạnh để sáng tạo tinh thần, phỏt triển và vận dụng tri thức vào cuộc sống. Tỏc giả cũn chỉ rừ ba yếu tố cơ bản cấu thành năng lực tư duy là: Năng lực ghi nhớ, tái hiện bằng ngôn ngữ, hình ảnh do nhận thức cảm tính đưa lại; năng lực trừu tượng hóa, khái quát hóa thông qua phân tích, tổng hợp; năng lực tưởng tượng, suy luận, liên

22

tưởng, để phân biệt, phát hiện, lựa chọn, xử lý trong việc nhận thức và hành động [55, tr. 8].

Qua các ý kiến trên đây chúng ta thấy, tuy còn có các cách hiểu khác nhau nhưng nhìn chung, các tác giả đều thống nhất rằng năng lực tư duy là tổng hợp những phẩm chất trí tuệ của con người và có vai trò hết sức quan trọng.

Như chúng ta đã biết, tư duy là sự suy nghĩ của con người trên cơ sở các quá trình sinh lý - thần kinh diễn ra trong bộ não. Năng lực tư duy là đặc trưng riêng có ở con người. Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó với một chất lượng cao [43, tr. 656] và [74, tr. 117]. Vì vậy, để có được một quan niệm đầy đủ và đúng đắn về năng lực tư duy lý luận, chỳng ta cần nhận rừ những dấu hiệu đặc trưng của nó, đó là:

- Năng lực tư duy lý luận là một khả năng, một phẩm chất tâm sinh lý của con người. Đó là sự thống nhất giữa mặt tự nhiên và mặt xã hội tạo nên sức mạnh trí tuệ ở con người. Nói cách khác, năng lực tư duy lý luận vừa mang tính bẩm sinh, vừa là sản phẩm của lịch sử xã hội.

- Năng lực tư duy lý luận được đặc trưng bởi sự tích lũy về phương pháp tư duy. Sở dĩ như vậy là vì, tư duy là một quá trình trong đó con người tiến hành hàng loạt các thao tác theo một lôgic nhất định. Các thao tác tư duy đó là phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa... Những thao tác này có nội dung khác nhau nhưng liên hệ mật thiết, bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong quá trình tư duy. Các thao tác này được tiến hành ra sao, theo trật tự nào, lại do những đối tượng nghiên cứu quy định. Nghĩa là, cách thức tư duy của con người phụ thuộc vào tính lôgic khách quan của sự vật, vào tính chất và các mối liên hệ của nó. Cách thức tư duy từng bước được ghi nhận như những dấu ấn trong bộ nhớ của con người và dần dần hình thành nên những phương pháp tư duy, được truyền thụ, giáo dục từ thế hệ này đến thế hệ khác. Con người

23

muốn nhận thức đúng đắn thế giới khách quan và hoạt động thực tiễn có hiệu quả cần phải có phương pháp tư duy khoa học. Nhưng phương pháp tư duy dù có khoa học đến đâu đi nữa cũng không thể tự quyết định được kết quả tốt của tư duy lý luận mà điều quan trọng là ở chỗ, phương pháp ấy phải được rèn luyện, vận dụng thành thạo, mềm dẻo, linh hoạt như một nghệ thuật thì mới trở thành sức mạnh của tư duy. Điều này cắt nghĩa vì sao ở những người cùng được trang bị một phương pháp tư duy mà kết quả tư duy lại rất khác nhau.

- Năng lực tư duy lý luận là khả năng lựa chọn, sắp xếp các thao tác tư duy theo một lôgic nào đó nhằm đạt tới kết quả cụ thể. Đó chính là khả năng xác định mục đích, các bước tiến hành, các khâu chủ yếu trong quá trình phản ánh để lựa chọn thao tác nào là chính, cũng như cách phối hợp chúng ra sao. Thực tế cho thấy, người càng có năng lực tư duy lý luận phát triển càng có thể hình dung trước được kết quả công việc với những cách thức, biện pháp để đạt được kết quả ấy.

- Năng lực tư duy lý luận còn được thể hiện ở khả năng tiến hành các thao tác tư duy. Mỗi thao tác có vị trí, vai trò khác nhau và liên hệ hữu cơ với những thao tác khác nhằm đạt tới mục đích chung. Đồng thời, mỗi thao tác tư duy lại được đặc trưng bởi một cách tiến hành nhất định. Cách thức này được con người khái quát thành phương pháp tư duy như là công cụ không thể thiếu được trong nhận thức và hành động.

- Năng lực tư duy lý luận là khả năng tích lũy vốn tri thức và nhận thức sử dụng tri thức, xử lý thông tin và phương pháp một cách khoa học, hiệu quả. Đó là “Nghệ thuật vận dụng các khái niệm” (Ph. Ăngghen). Năng lực tư duy lý luận chủ yếu không phải là vốn có mà là sản phẩm của lịch sử xã hội. Do đó, nó phải được rèn luyện, mài giũa thường xuyên; phải thông qua hoạt động để biến tri thức và phương pháp tư duy thành phẩm chất và sức

24

mạnh vốn có của chủ thể tư duy, tạo ra một sự nhanh nhạy, chính xác như một nghệ thuật trong suy nghĩ cũng như hành động.

- Năng lực tư duy lý luận là khả năng vận dụng lý luận đã có để nhận thức, giải quyết những vấn đề thực tiễn mới; đồng thời, có những dự báo khoa học cho tương lai.

- Năng lực tư duy lý luận không tách rời trình độ tri thức, văn hóa của mỗi người. Trình độ cũng như vốn tri thức, văn hóa chung là một thành tố quan trọng, tạo nên nền tảng của năng lực tư duy. Không có trình độ tri thức, văn hóa nhất định thì khó mà có được năng lực tư duy lý luận thực sự. Tất nhiên là có trình độ tri thức, văn hóa cao chưa hẳn đã có năng lực tư duy phát triển. Nhưng rừ ràng là, sự tớch lũy vốn tri thức, văn húa chung càng nhiều, càng cao thỡ điều đó chứng tỏ một năng lực tư duy nhất định của chủ thể [48, tr. 17].

Có thể nói, năng lực tư duy lý luận là tổng hợp các phẩm chất trí tuệ của chủ thể đáp ứng yêu cầu phát hiện, nhận thức (ở trình độ lý luận) nhanh, nhạy, đúng đắn và sáng tạo đối với hiện thực; đồng thời có khả năng tiên đoán sự vận động tiếp theo của hiện thực, từ đó đề xuất các giải pháp khả thi nhằm giải quyết và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thực tiễn của con người.

Về các yếu tố cấu thành nên năng lực tư duy lý luận, đã có nhiều quan điểm khác nhau. Có người nhấn mạnh năng lực trừu tượng và khái quát hóa của tư duy [57, tr. 278]; có người lại cho đó là xét đoán và liên tưởng. Theo Mác - Ăngghen, những yếu tố cấu thành nên năng lực tư duy lý luận mà nhờ đó nó có thể nắm bắt được các vấn đề và xử lý đúng dắn trong quá trình nhận thức cũng như hoạt động, là năng lực trừu tượng hóa và năng lực tưởng tượng - suy luận [39, tr. 647].

Năng lực tư duy lý luận được cấu thành từ nhiều yếu tố, chúng tôi tán thành ý kiến của tác giả Hồ Bá Thâm cho rằng: có 3 loại yếu tố cấu thành nên năng lực tư duy như là một thực thể.

25

Yếu tố đầu tiên, sơ đẳng của năng lực tư duy là năng lực ghi nhớ, tái hiện những hình ảnh (khái niệm, hình tượng, sự kiện) do cảm tính mang lại. Năng lực ghi nhớ và tái hiện chính là cơ sở cho sự suy nghĩ, tư duy của con người.

Trừu tượng hóa trong phân tích và tổng hợp. Đó là khả năng tách bản chất khỏi hiện tượng, cái Chung khỏi cái Riêng và từ đó đi đến những kết luận. Có thể coi trừu tượng hóa là năng lực tinh thần cơ bản nhất của tư duy con người. Các Mác đã rất đề cao năng lực, sức trừu tượng hóa của tư duy khi nhận thức các hiện tượng xã hội [38, tr. 198].

Tưởng tượng - suy luận, liên tưởng là một năng lực cơ bản của tư duy, nhờ đó mà tư duy tìm được mối liên hệ bản chất, đi từ chưa biết đến biết, có khả năng vạch ra cái mới, dẫn đến những phát hiện và khám phá, lựa chọn và xử lý trong các tình huống nhận thức và hành động [55, tr. 8].

Trong năng lực tư duy lý luận, các yếu tố trên có quan hệ chặt chẽ, thống nhất hữu cơ với nhau và sự phân biệt giữa chúng chỉ là tương đối. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, trừu tượng hóa là yếu tố quan trọng nhất trong năng lực tư duy lý luận.

Từ cấu trúc của năng lực tư duy lý luận, có thể xem năng lực tư duy lý luận là tổng hợp những khả năng lưu giữ và tái hiện, trừu tượng hóa và khái quát hóa, liên tưởng và suy luận trong quá trình phản ánh, phát triển tri thức và vận dụng chúng vào hoạt động sáng tạo của chủ thể tư duy. Nếu không có các khả năng đó thì tư duy không tồn tại với tư cách là tư duy.

Năng lực tư duy lý luận có tác dụng hết sức to lớn. Một mặt, tư duy huy động sức mạnh trí lực (cả nội dung và phương pháp tư duy) và sử dụng nó một cách hiệu quả để nhận thức bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng, quá trình. Mặt khác, cụ thể hóa sự nhận thức đó để chỉ đạo hành động cụ thể của chủ thể tư duy. Chính vì vậy mà năng lực tư duy lý luận là cơ sở của “năng lực lao động trí tuệ”[61, tr. 164].

26

b. Những yếu tố ảnh hưởng tới năng lực tư duy lý luận

Như đã nói ở phần trên, tư duy con người được hình thành và phát triển dựa trên sự thống nhất biện chứng của hai mặt tự nhiên và xã hội, vì vậy, năng lực tư duy lý luận của chủ thể ra sao, được phát triển như thế nào phụ thuộc vào nhiều điều kiện, yếu tố phức tạp trong não người và trong đời sống xã hội.

Trước hết, năng lực tư duy có tính bẩm sinh, phụ thuộc vào cấu tạo hệ thần kinh trung ương từng người, từng thế hệ. Khoa sinh vật học, di truyền học ngày nay đã xác định mức độ thông minh của từng người phụ thuộc vào máu, vào đặc điểm của hệ thần kinh và gen di truyền [28, tr. 52]. Trước đây, khi bàn đến năng lực tư duy, Ph. Ăngghen đã cho rằng năng lực tư duy lý luận là một “đặc tính bẩm sinh do năng lực của con người” mà có [2, tr. 52], nhưng nó chỉ ở dạng khả năng, nghĩa là như một khả năng khách quan vốn có bắt nguồn từ năng lực phản ánh của óc người.

Mặt tự nhiên, yếu tố bẩm sinh là yếu tố đầu tiên có ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực tư duy lý luận của chủ thể tư duy. Nhưng con người tồn tại gắn liền với những hoạt động thực tiễn trong những môi trường xã hội nhất định, chính trong đời sống thực tiễn, năng lực tư duy lý luận của con người mới được thể hiện và phát huy. Bởi thế, năng lực tư duy lý luận còn phụ thuộc vào các yếu tố xã hội. Các yếu tố này có mối quan hệ biện chứng với nhau. Đó là các yếu tố cơ bản sau:

- Môi trường kinh tế - xã hội là điều kiện vật chất khách quan có tác động hết sức to lớn đến năng lực tư duy lý luận. Nói đến môi trường kinh tế - xã hội, trước hết phải kể đến vai trò quyết định của phương thức sản xuất ra đời sống vật chất của xã hội bởi sản xuất vật chất chính là nền tảng của đời sống xã hội như các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã nói. Trình độ phát triển của nền sản xuất vật chất không những tạo điều kiện phát triển con người về thể chất - cơ sở sinh học của tư duy mà còn là nơi nảy sinh những

27

tình huống “có vấn đề” buộc tư duy phải tìm cách giải đáp; và mặt khác, tạo động lực thúc đẩy tư duy con người phát triển. Mỗi bước tiến của nền sản xuất xã hội lại mở ra một địa bàn mới để tư duy phản ánh với những đòi hỏi ngày càng cao, thúc đẩy tư duy không ngừng phát triển. Thực tế lịch sử đã chứng minh điều đó.

- Các thể chế chính trị, tư tưởng của xã hội trong từng thời kì lịch sử, từng chế độ xã hội có ảnh hưởng quan trọng tới năng lực tư duy lý luận. Thiết chế chính trị tiến bộ, dân chủ, đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú... là môi trường thuận lợi cho năng lực tư duy con người phát triển.

Ngược lại, thiết chế chính trị lạc hậu, phản động, thiếu dân chủ, đời sống văn hóa tinh thần nghèo nàn hoặc không lành mạnh... sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới năng lực tư duy của các thành viên trong xã hội.

- Môi trường xã hội ảnh hưởng tới năng lực tư duy lý luận còn là trình độ phát triển khoa học, văn hóa cộng đồng của xã hội đạt đến mức độ nào.

Bởi vì, trình độ khoa học, văn hóa chung chính là nền tảng, là cái “phông”

cho năng lực tư duy của con người phát triển. Nếu thiếu kiến thức khoa học, văn hóa chung thì không thể có một năng lực tư duy thực sự.

- Năng lực tư duy lý luận phụ thuộc trực tiếp vào nền giáo dục và đào tạo, vào phương thức, phương pháp và điều kiện giáo dục đào tạo của xã hội.

Một xã hội có nền giáo dục khoa học, tiên tiến, hiện đại, vì con người thì xã hội đó sẽ sản sinh ra được một thế hệ con người được trang bị không chỉ những tri thức cần thiết mà cả phương pháp, phong cách tư duy.

- Một yếu tố xã hội cơ bản, ảnh hưởng to lớn đến năng lực tư duy lý luận, là hoạt động thực tiễn. Hoạt động thực tiễn là nguồn gốc của mọi năng lực, đặc biệt là năng lực tư duy. Chính thông qua hoạt động thực tiễn, thông qua sự va chạm, thử thách, tìm tòi, lặp đi lặp lại nhiều lần trong thực tiễn mà tư duy phản ánh được phương thức, quy luật tồn tại của sự vật, tạo ra phương

28

thức, nội dung mới trong năng lực tư duy và rèn dũa tư duy có một năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, nhu cầu, lợi ích, động cơ hoạt động của chủ thể nhận thức ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành năng lực tư duy. Mọi hoạt động của con người, kể cả hoạt động tư duy, trí tuệ, suy cho cùng đều có mục đích và nhằm thỏa mãn những lợi ích nhất định. Do vậy, việc đảm bảo lợi ích sẽ là nguồn động lực thúc đẩy năng lực tư duy của chủ thể phát triển. Ngược lại, khi lợi ích không được đảm bảo thì sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến năng lực tư duy của con người.

- Năng lực tư duy lý luận phụ thuộc trực tiếp vào bản thân của chủ thể tư duy. Người nào càng tích cực học tập, rèn luyện, tu dưỡng, càng tham gia vào các lĩnh vực hoạt động thực tiễn xã hội nhiều thì năng lực tư duy càng được phát triển, hoàn thiện. Ngược lại, những người dù năng khiếu bẩm sinh có nhiều đến mấy nhưng lại bị bỏ quên, không được rèn luyện thường xuyên thì khả năng, lợi thế sẽ bị mai một dần.

Có thể nói, trong những nhân tố trên, dù nhân tố sinh học - bẩm sinh lớn đến mức nào đi nữa thì năng lực tư duy chủ yếu vẫn là do nhân tố xã hội và sự rèn luyện của bản thân chủ thể quyết định, không thông qua học tập, phấn đấu thì nó sẽ bị mai một, thui chột dần. Chính quá trình tiếp thu, rèn luyện, nâng cao trình độ trí tuệ và phương pháp tư duy khoa học, biện chứng đã biến khả năng bẩm sinh của năng lực tư duy thành hiện thực. Những yếu tố xã hội, thực tiễn phải được liên tục phát huy thì mới có tính hiện thực và mới có thể được coi như “tính bẩm sinh xã hội” của năng lực tư duy, và với ý nghĩa nào đó mới có thể được coi như là “tính di truyền xã hội”. Như vậy, năng lực tư duy lý luận là một năng lực có cơ sở sinh học, xã hội. Nhờ năng lực đó mà ý thức được sản sinh ra trong thực tiễn.

Trên đây là những yếu tố cơ bản (cả về mặt tự nhiên và xã hội) có ảnh hưởng đến năng lực tư duy nói chung, năng lực tư duy lý luận nói riêng. Các

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ Đoàn tỉnh Ninh Bình (Trang 20 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)