Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trong năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ Đoàn tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ Đoàn tỉnh Ninh Bình (Trang 62 - 67)

Chương 2: NĂNG LỰC TƯ DUY LÝ LUẬN CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ĐOÀN TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

2.1 Thực trạng năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ Đoàn tỉnh Ninh Bình và nguyên nhân của những hạn chế

2.1.2 Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trong năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ Đoàn tỉnh Ninh Bình

Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến những hạn chế về năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ Đoàn tỉnh Ninh Bình. Dưới đây xin nêu một số nguyên nhân đặc thù dẫn đến sự hạn chế năng lực tư duy lý luận của họ.

Một là, hoàn cảnh kinh tế - xã hội kém phát triển đã ảnh hưởng tiêu cực tới năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ Đoàn tỉnh Ninh Bình.

Ninh Bình là một tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội nhưng hiện nay vẫn còn là một trong những tỉnh nghèo của cả nước. Nền sản xuất nhỏ, kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp là chính. Trong cơ cấu kinh tế của tỉnh nhiều năm gần đây, ngành nông - lâm - thủy sản vẫn chiếm tỉ trọng cao trong tổng sản phẩm GDP. Thu nhập bình quân đầu người còn ở dưới mức trung bình của cả nước (28.8 triệu đồng/ người/ năm so với mức trên 32 triệu đồng/ người/ năm của cả nước năm 2012 [75a].

64

Nền sản xuất nhỏ với chế độ công xã nông thôn tồn tại hàng ngàn năm và hiện nay vẫn còn nhiều tàn dư không chỉ ở tỉnh Ninh Bình mà cả nước ta.

Đó là nền sản xuất lạc hậu, khép kín, tự cấp tự túc, nó đã tạo nên nếp tư duy thụ động, ỉ nại, ngại khám phá, sợ va chạm, sợ cái mới của người dân. Điều đó đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến phong cách và trình độ tư duy của đội ngũ cán bộ Đoàn tỉnh Ninh Bình. Ở đây, chúng ta không quan niệm một cách máy móc rằng cứ điều kiện kinh tế - xã hội chậm phát triển thì tư duy cũng chậm phát triển. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, hoạt động của con người mà chủ yếu là hoạt động lao động sản xuất là nguồn gốc và là nhân tố hình thành mọi năng lực. Hoạt động theo kinh nghiệm hay theo thói quen cứ lặp đi lặp lại sẽ làm giảm sự căng thẳng về thần kinh nhưng cũng sẽ làm giảm sự kích thích nỗ lực của trí tuệ, năng lực trí tuệ do đó cũng phát triển chậm.

Là sản phẩm của hoàn cảnh kinh tế - xã hội kém phát triển đó, nảy sinh trong đội ngũ cán bộ Đoàn tỉnh Ninh Bình một tâm lý an phận thủ thường, ngại học hỏi cái mới, ngại nghiên cứu tìm tòi... Mặt khác, trong một môi trường mà kinh nghiệm thường được coi trọng hơn lý luận, kiểu tư duy cảm tính lại dễ được chấp nhận hơn tư duy trừu tượng duy lý, thì việc giữ cho năng lực tư duy khỏi bị cùn mòn dần theo thời gian là rất khó. Thói quen làm việc theo kinh nghiệm đã làm cho bản thân người cán bộ Đoàn ít nhu cầu đổi mới tư duy, vì thế không có nhiều động lực thúc đẩy phải nâng cao trình độ, năng lực tư duy đặc biệt là tư duy lý luận.

Hai là, sự yếu kém về năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ Đoàn tỉnh Ninh Bình còn do công tác đào tạo, tuyển dụng và đãi ngộ cán bộ còn nhiều bất cập, hạn chế.

Trong nhiều năm qua, mặc dù các cấp bộ Đoàn tỉnh Ninh Bình đã có sự quan tâm đến việc nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ Đoàn của tỉnh, như việc tạo điều kiện cho các cán bộ Đoàn đi học nâng cao trình độ, tham gia các

65

lớp tập huấn bồi dưỡng kĩ năng, nghiệp vụ, nâng cao chất lượng cán bộ Đoàn nhưng số lượng, nội dung chương trình còn đơn giản, thời gian còn ngắn nên chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu trên thực tế.

Một sự thực đáng phải lưu tâm hiện nay là công tác tuyển dụng cán bộ nói chung, công tác tuyển dụng cán bộ Đoàn nói riêng ở tỉnh Ninh Bình đang tồn tại nhiều bất cập. Công tác tuyển dụng chưa thực sự tìm được người có năng lực và tâm huyết với nghề. Một số người không được đào tạo chính quy về công tác Đoàn, không có kinh nghiệm trong công tác Đoàn, cũng không trưởng thành từ phong trào Đoàn ở cơ sở nhưng vẫn được tuyển chọn làm cán bộ Đoàn ở nhiều cấp. Mặt khác, cơ chế đãi ngộ, chính sách cho cán bộ Đoàn của tỉnh mặc dù có nhiều thay đổi so với trước nhưng đời sống của các cán bộ Đoàn còn chưa được quan tâm thỏa đáng, chậm được cải thiện. Để có thêm thu nhập đảm bảo cho cuộc sống của bản thân và gia đình, không ít cán bộ Đoàn phải vất vả làm thêm một nghề phụ khác. Cuộc sống chưa thực sự được đảm bảo thì họ không thể chuyên tâm, dồn hết thời gian tâm sức với nghề.

Điều này cũng giải thích được phần nào lý do hiện nay thanh niên, những người có năng lực chủ yếu học và xin các công việc khác mà không có hứng thú với làm công tác Đoàn. Đội ngũ cán bộ Đoàn thiếu đi những người có năng lực, tâm huyết đã làm hạn chế rất nhiều đến chất lượng và hiệu quả của công tác Đoàn hiện nay của tỉnh Ninh Bình. Đoàn Thanh niên chưa thực sự phát huy được hết nội lực của mình.

Ba là, trình độ lý luận của đội ngũ cán bộ Đoàn tỉnh Ninh Bình còn hạn chế và ý thức tự học tập, rèn luyện của đội ngũ cán bộ này chưa thật cao.

Qua khảo sát cho thấy, tỉ lệ cán bộ Đoàn có trình độ lý luận chính trị từ Trung cấp trở lên vẫn còn thấp, đặc biệt là trình độ Cao cấp chỉ chiếm 2%.

Hơn một nửa số cán bộ Đoàn mới chỉ qua trình độ Sơ cấp cho phù hợp với tiêu chuẩn đặt ra trong Quy chế cán bộ Đoàn. Phần lớn các cán bộ Đoàn đều

66

theo học lớp lý luận chính trị tại chức, thiếu hệ thống, chắp vá. Điều này là một trở ngại lớn đối với việc nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ này. Bởi lẽ, phải qua đào tạo lý luận thường xuyên, đặc biệt là lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin mới có điều kiện tiền đề, nền tảng đảm bảo cho sự khơi dậy và phát triển năng lực tư duy lý luận. Trình độ học vấn, trình độ lý luận chính trị càng cao thì việc khơi dậy và phát triển năng lực tư duy lý luận càng có cơ sở. Tuy nhiên, hiện nay do nhu cầu đào tạo quá lớn, người ta dùng mọi hình thức để chuẩn hóa trình độ lý luận cho đội ngũ cán bộ nói chung, đội ngũ cán bộ Đoàn nói riêng. Điều đó mang lại những giá trị nhất định nhưng cũng có nhiều hạn chế bất cập. Phần đông cán bộ Đoàn được chuẩn hóa về trình độ lý luận chính trị đều là vừa học vừa làm, ít có thời gian đầu tư cho học tập, nghiên cứu để mở rộng, đào sâu lý luận một cách có hệ thống. Vì vậy, kết quả và hiệu quả đào tạo chưa cao.

Mặt khác, học tập, nâng cao trình độ lý luận thì trước hết là học tập triết học Mác - Lênin. Đó là cơ sở lý luận chung nhất, là hạt nhân lý luận của thế giới quan. Đặc biệt, triết học với tính cách là khoa học về tư duy, về nghệ thuật sử dụng các khái niệm có tầm quan trọng hàng đầu cho việc nâng cao năng lực tư duy lý luận. Nhưng trên thực tế, các cán bộ Đoàn được học về triết học rất ít. Ở chương trình hệ tại chức Sơ cấp lý luận chính trị chỉ có khoảng 40 tiết, chương trình Trung cấp có khoảng 60 tiết và chương trình Cao cấp có khoảng 90 tiết. Nội dung, chương trình cho từng cấp học còn nhiều vấn đề chưa hợp lý, dường như chỉ là sự hệ thống lại nội dung đã được học, ít có nội dung gắn với thực tiễn hoạt động của đối tượng đào tạo. Trong khi đó, hoạt động giảng dạy còn nhiều hạn chế, cách dạy và học chủ yếu theo lối truyền thống, vì thế, ít kích thích tính sáng tạo của người học, chưa tạo ra được điều kiện, nền tảng thuận lợi cho việc nâng cao năng lực tư duy lý luận cho người học. Bên cạnh đó, việc học để chạy theo bằng cấp vẫn diễn ra, một

67

bộ phận người cán bộ chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của việc học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt, tạo nền tảng để nâng cao năng lực tư duy lý luận. Vì thế, dù đã được học lý luận nhưng do nắm lý luận chưa vững vàng, tri thức khoa học quá ít ỏi, nên việc nắm bản chất của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh của họ chưa thực sự thấu đáo. Điều này làm cho việc vận dụng những lý luận đó của đội ngũ cán bộ Đoàn vào giải quyết những vấn đề của thực tiễn còn nhiều hạn chế.

Như trên đã nói, hiện nay công tác giáo dục, bồi dưỡng, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ Đoàn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn chưa được quan tâm đúng mức đã làm hạn chế phần nào đến việc nâng cao năng lực tư duy lý luận của họ. Song, bản thân một bộ phận cán bộ Đoàn cũng chưa thực sự có ý thức học tập nâng cao trình độ về mọi mặt, còn tư tưởng học cầm chừng, học để đủ chứng chỉ theo yêu cầu chuẩn hóa cán bộ; thích học tại chức, ngại đi học tập trung; bằng lòng với vốn kiến thức đã được học từ lâu…

Trong học tập thì phương pháp học không phù hợp nên việc học chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, học chưa gắn với thực hành. Sinh thời, Hồ Chủ tịch đã căn dặn cán bộ đảng viên: “Học lý luận không phải để nói mép, nhưng biết lý luận mà không thực hành là lý luận suông. Học là để áp dụng vào việc làm. Làm mà không có lý luận thì không khác gì đi mò trong đêm tối, vừa chậm chạp, vừa hay vấp váp. Có lý luận thì mới hiểu được mọi việc trong xã hội, trong phong trào để chủ trương cho đúng, làm cho đúng [21, tr. 47]”.

Ph. Ăngghen cũng đã khẳng định, năng lực tư duy lý luận chỉ là tiềm năng của con người, muốn tiềm năng ấy trở thành hiện thực thì phải học tập rèn luyện, trau dồi. Do vậy, nếu người cán bộ Đoàn chưa thực sự cầu thị trong học tập để nâng cao năng lực tư duy lý luận thì khó mà nâng cao năng lực tư duy lý luận, trái lại năng lực ấy sẽ ngày một bị cùn mòn đi.

68

Trên đây là những nguyên nhân chủ yếu của các hạn chế và yếu kém về năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ Đoàn tỉnh Ninh Bình hiện nay.

Những nguyên nhân ấy không tồn tại biệt lập, tách rời nhau mà tồn tại đan xen, tác động ảnh hưởng lẫn nhau. Chính sự cộng hưởng, tương tác tổng hợp ấy đã và đang cản trở sự phát triển, thậm chí làm suy yếu năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ này.

2.2 Những yêu cầu và vấn đề đặt ra trong việc nâng cao năng lực tư

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ Đoàn tỉnh Ninh Bình (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)