Thực chất hoạt động của đội ngũ cán bộ Đoàn

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ Đoàn tỉnh Ninh Bình (Trang 28 - 39)

Chương 1: NĂNG LỰC TƯ DUY Lí LUẬN VÀ VAI TRề CỦA NĂNG LỰC TƯ DUY LÝ LUẬN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ĐOÀN

1.2 Năng lực tư duy lý luận đối với hoạt động của cán bộ Đoàn

1.2.1 Thực chất hoạt động của đội ngũ cán bộ Đoàn

“Cán bộ” là một từ du nhập xuất phát từ tiếng Pháp, được du nhập vào nước ta thời kì kháng chiến chống Pháp. Ban đầu từ này được dùng trong quân đội để phân biệt chiến sĩ với cán bộ, sau được dùng để chỉ tất cả những người phục vụ kháng chiến, phân biệt với nhân dân.

Theo từ điển Tiếng Việt, cán bộ là những người làm công tác nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quan Nhà nước, Đảng, những người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức, phân biệt với người không có chức vụ.

Nói tóm lại, “cán bộ” chỉ những người có chức vụ, vai trò, cương vị nòng cốt trong một tổ chức, có tác động ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức và các quan hệ trong lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, điều hành góp phần định hướng sự phát triển của tổ chức.

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao gồm những thanh niên tiên

30

tiến, phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Điều lệ Đoàn khẳng định: “Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện”. Điều này phản ánh đầy đủ Đoàn là một tổ chức Thanh niên Cộng sản mang tính tiên tiến của giai cấp công nhân và tính quần chúng rộng rãi của thanh niên Việt Nam, thông qua việc mở rộng các hoạt động có tính chất xã hội, mỗi đoàn viên và tổ chức cơ sở Đoàn thể hiện tính tiên tiến, vai trò nòng cốt của mình trong phong trào thanh niên và các hội của thanh niên.

Đoàn có 3 chức năng:

- Đoàn là Đội dự bị tin cậy của Đảng, thường xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng, Nhà nước và các ngành. Đoàn luôn luôn xác định nhiệm vụ của mình là đội quân xung kích cách mạng tích cực tham gia xây dựng Đảng và là người kế tục trung thành sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và của Bác Hồ.

- Đoàn là Trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, tạo môi trường đưa thanh niên vào các hoạt động giúp học tập rèn luyện và phát triển nhân cách, năng lực của người lao động mới phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện nay.

- Đoàn là Người đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tuổi trẻ. Chức năng này khẳng định rừ tổ chức Đoàn Thanh niờn Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức của thanh niên, vì thanh niên.

Đoàn là thành viên trong hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong hệ thống này Đảng là người lãnh đạo, Đoàn là một trong các tổ chức thành viên.

- Đối với Đảng: Đoàn là tổ chức hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, là đội dự bị tin cậy của Đảng, nguồn cung cấp cán bộ theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Đảng.

31

- Đối với Nhà nước: Đoàn là chỗ dựa vững chắc của Nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Đoàn phối hợp với các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể và tổ chức xã hội chăm lo giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh thiếu nhi.

- Đối với các tổ chức xã hội của thanh niên và phong trào thanh niên:

Đoàn giữ vai trò làm nòng cốt chính trị trong việc xây dựng tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam và các thành viên khác của Hội.

- Đối với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh: Đoàn giữ vai trò là người phụ trách Đội và có trách nhiệm xây dựng tổ chức Đội, lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác thiếu nhi, tạo điều kiện về cơ sở vật chất và tài chính cho hoạt động của Đội.

Hệ thống của Đoàn từ Trung ương xuống cơ sở được tổ chức như sau:

 Cấp Trung ương

 Cấp Tỉnh và tương đương

 Cấp Huyện và tương đương

 Cấp cơ sở gồm Đoàn cơ sở và Chi đoàn cơ sở

Ngay từ năm 1996, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 8 - Đại hội đánh dấu một thời kì phát triển mới của đất nước: thời kì đẩy mạnh công nghiệp húa, hiện đại húa - đó chỉ rừ vấn đề thanh niờn và cụng tỏc thanh niờn: “Đối với Thanh niên, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở mọi cấp, mọi ngành. Coi trọng hơn nữa việc giáo dục, rèn luyện thế hệ trẻ về chính trị, tư tưởng, văn hóa, nghề nghiệp, đạo đức, lối sống. Quan tâm đào tạo nghề và giải quyết việc làm, đáp ứng nhu cầu học tập, lao động, sáng tạo, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao và giải trí lành mạnh cho thanh, thiếu niên. Tạo điều kiện cho Đoàn Thanh niên thực hiện tốt trách nhiệm đối với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Tạo môi trường

32

xã hội lành mạnh, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội và văn hóa phẩm độc hại.

Chăm lo giáo dục, đào luyện thế hệ trẻ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các tổ chức trong hệ thống chính trị, của gia đình, nhà trường và của toàn xã hội…” [42, tr. 623]. Ngay sau Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, đến năm 1997, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh được tổ chức tại Hà Nội đã xác định mục tiêu chung của công tác Đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi nước ta trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là: Bồi dưỡng thế hệ trẻ Việt Nam thành lớp người kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc, xung kích thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [42, tr. 623].

Trải qua hơn một chục năm đến nay, công tác Đoàn và phong trào thanh niên nước ta đã có nhiều bước phát triển mới, thể hiện khát vọng tuổi trẻ xây dựng đất nước. Điều đó được đánh dấu bằng việc thực hiện thắng lợi nhiều kế hoạch, chương trình hoạt động Đoàn và hoàn thành tốt những nhiệm vụ, mục tiêu được đề ra trong các kì Đại hội Đoàn Thanh niên Cộng sản toàn quốc. Mới đây, tháng 12 năm 2012, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X diễn ra tại Hà Nội đã tổng kết kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX và xác định mục tiêu, phương hướng công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ 2012 - 2017. Đại hội xác định “năm năm tới là giai đoạn kinh tế nước ta sẽ phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng sau thời kỳ suy giảm;

hội nhập quốc tế sẽ ngày càng sâu rộng và thực chất; khoa học công nghệ tiếp tục có những bước phát triển mạnh mẽ. Những chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước về thanh niên tiếp tục được hoàn chỉnh, bổ sung và tổ chức thực hiện, mở ra cho thanh niên những cơ hội để phát huy tiềm năng, cống hiến và trưởng thành. Tuy nhiên, trên thế giới, dự báo tình hình sẽ có những diễn biến phức tạp mới, tiềm ẩn nhiều bất trắc khó lường.

33

Trong nước, nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại. Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, tiêu cực xã hội, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí đã tác động đến thanh niên. Các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta, trong đó mũi tấn công nguy hiểm là kích động, lôi kéo, chia rẽ thanh niên...

Thanh niên thời kỳ nào cũng luôn có khát vọng vươn lên, có ý chí khắc phục khó khăn lập thân, lập nghiệp, dựng xây đất nước. Tuy nhiên, trước những diễn biến phức tạp của tình hình chính trị, kinh tế, xã hội khu vực và quốc tế, ảnh hưởng tiêu cực của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, một bộ phận thanh niên có biểu hiện mờ nhạt về lý tưởng, dễ dao động về lập trường chính trị, lệch lạc về giá trị đạo đức, sống thực dụng, ích kỷ, thiếu trách nhiệm, mắc vào tệ nạn xã hội. Trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp của thanh niên tuy được nâng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng được sự phát triển và yêu cầu của nền kinh tế. Sự chênh lệch về mức sống, cơ hội học tập, điều kiện tiếp cận thông tin, trình độ học vấn của thanh niên giữa các vùng, miền ngày càng tăng. Tiêu cực và tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp, tác động xấu đến sự phát triển của thanh niên.

Với tác động của toàn cầu hóa và cuộc cách mạng số hóa, cơ hội kết nối của thanh niên ngày càng được tăng cường. Giao tiếp qua mạng Internet chiếm ngày càng lớn thời gian và không gian của giới trẻ. Học tập, nghề nghiệp, việc làm, thu nhập, vui chơi, giải trí tiếp tục là những nhu cầu cơ bản và mối quan tâm hàng đầu của thanh niên bên cạnh nhu cầu nâng cao kỹ năng, năng lực hội nhập, mong muốn khẳng định bản thân. Những tác động đa diện, đa chiều từ đời sống xã hội làm cho tình hình thanh niên tiếp tục có sự đan xen giữa mặt tích cực và tiêu cực, trong đó yếu tố tích cực giữ vai trò chủ đạo, quyết định

34

chiều hướng phát triển của tình hình thanh niên trong những năm sắp tới” [4].

Đại hội xây dựng mục tiêu công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ 2012 - 2017 là: “Góp phần xây dựng lớp thanh niên giàu lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có bản lĩnh chính trị, ý thức chấp hành pháp luật, có đạo đức cách mạng và lối sống đẹp, có ước mơ, hoài bão, khát vọng đưa đất nước vươn lên, có tri thức, sức khoẻ, kỹ năng xã hội, năng lực chuyên môn, làm chủ khoa học công nghệ hiện đại. Tiếp tục nâng cao chất lượng tổ chức Đoàn, mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên; phát huy vai trò xung kích cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020” [4].

Trong việc thực hiện những mục tiêu nhiệm vụ đề ra như trên, đội ngũ cán bộ Đoàn có vai trò hết sức quan trọng. Đó là những cán bộ chính trị xã hội vừa hoạt động chính trị, vừa hoạt động xã hội. Trong Quy chế cán bộ Đoàn Thanh niờn Cộng sản Hồ Chớ Minh 2010 cú chỉ rừ “Những đối tượng sau thuộc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (gọi tắt là “cán bộ Đoàn”):

1- Những người giữ chức danh Bí thư chi Đoàn, phó Bí thư, Bí thư Đoàn cấp cơ sở trở lên.

2- Những người làm việc trong các cơ quan chuyên trách của Đoàn và trực tiếp làm công tác Đoàn, Hội, Đội, phong trào thanh thiếu nhi từ cấp huyện và tương đương trở lên.

3- Trợ lý thanh niên, cán bộ ban thanh niên trong Quân đội nhân dân;

uỷ viên Ban công tác Thanh niên các cấp trong Công an nhân dân.”

Hoạt động của Đoàn là những hoạt động vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tiễn. Nếu như Trung ương Đoàn là cấp cao nhất, soạn thảo

35

Nghị quyết, Điều lệ Đoàn, lên những kế hoạch, chương trình hành động mang tính chất vĩ mô, chỉ đạo thực hiện trong phạm vi toàn quốc thì những người cán bộ Đoàn từ cấp tỉnh xuống cấp cơ sở là những người trực tiếp vận động, tổ chức thực hiện Nghị quyết, Điều lệ Đoàn; thay mặt Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh để truyền cảm, thuyết phục, giáo dục Đoàn viên thanh niên hành động theo chương trình do Đoàn khởi xướng; quán xuyến các công việc đối nội cũng như hoạt động phối hợp, liên kết với các phòng, ban chuyên môn, các tổ chức đoàn thể, các cấp các ngành trong công tác thanh thiếu nhi.

Đó là các Bí thư, phó Bí thư và các Ủy viên Ban thường vụ Đoàn cấp tỉnh, cấp huyện và cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn).

Nhiệm vụ của người cán bộ Đoàn các cấp rất đa dạng, phong phú và luôn mới mẻ. Khi tổ chức một phong trào, một hoạt động Đoàn, người cán bộ Đoàn có thể phải đóng nhiều vai trò cùng một lúc. Có khi như một người lãnh đạo, nhạc trưởng của một dàn nhạc, có lúc đóng vai trò của một người quản lý tổ chức phong trào, đồng thời cũng là người trực tiếp tiến hành thực hiện nhiệm vụ. Người cán bộ Đoàn trước hết có trách nhiệm đề ra những phương hướng, chủ trương, quyết định mang tính chiến lược cho hoạt động Đoàn của địa phương mình. Những quyết định của họ có tính chất quan trọng liên quan tới tổ chức, phong trào mà họ phụ trách. Ngoài ra, cán bộ Đoàn còn là người dẫn dắt tổ chức, phong trào, đơn vị theo một hướng đi cụ thể. Họ còn là người điều chỉnh hoạt động Đoàn của tổ chức mình cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh khách quan. Chính vì vậy, người cán bộ Đoàn rất cần sự nhạy bén, linh hoạt, khả năng tổ chức sắp xếp công việc một cách khoa học, sáng tạo và có kế hoạch.

Như vậy, hoạt động của cán bộ Đoàn cũng chính là sự tác động định hướng, sự điều hành, điều chỉnh hoạt động của thanh niên nhằm vươn tới những mục đích nhất định. Điều đó đòi hỏi người cán bộ Đoàn phải có một

36

năng lực tư duy lý luận nhất định. Bởi lẽ, cùng với các yếu tố khác, năng lực tư duy lý luận đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác lãnh đạo, quản lý một tổ chức, phong trào. Đó là yếu tố ẩn sâu bên trong năng lực lãnh đạo, quản lý. Nếu như với những người làm khoa học, làm công tác nghiên cứu, hoạt động chính của họ là suy ngẫm, tìm tòi, phát hiện ra lý thuyết, lý luận mới, vạch ra phương án thực hành, ứng dụng thì những người làm công tác Đoàn cũng là người lao động trí óc. Mặc dù họ không trực tiếp tìm tòi phát hiện ra các lý thuyết mới nhưng họ là những người cụ thể hóa lý luận và hiện thực hóa lý thuyết vào hiện thực. Để có thể hiện thực hóa lý luận, họ phải đào sâu suy nghĩ, nghiên cứu các tình huống thực tế cụ thể, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp xử lý tình huống, ra quyết định, tổ chức thực hiện quyết định thông qua hoạt động tập thể hoặc cá nhân.

Đối tượng mà công tác Đoàn hướng tới, vận động, tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng phần lớn là thanh niên, tầng lớp những người trẻ tuổi, thế hệ mới, tương lai của đất nước. Số lượng thanh niên ngày một chiếm phần đông trong xã hội nước ta. Đó là những người đang trong độ tuổi trưởng thành, đang trong thời kì hình thành và hoàn thiện nhân cách, lập trường tư tưởng. Trong thời đại hiện nay, họ phần lớn là những người có tri thức, năng lực, có mục đích và những ước vọng riêng. Tuy nhiên đây cũng là lớp người còn non trẻ cả về tuổi đời lẫn kinh nghiệm cuộc sống, dễ dao động, dễ bị kích động tâm lý, thay đổi lập trường nếu không được quan tâm giáo dục đúng mức. Vì thế, người cán bộ Đoàn một mặt phải hiểu biết công việc, mặt khác phải có những hiểu biết nhất định về tâm tư nguyện vọng, năng lực, thể chất của đối tượng mà mình đang tác động tới. Từ đó tạo điều kiện cho các đối tượng này xây dựng lý tưởng sống, thể hiện niềm tin, phát huy lòng nhiệt huyết của mình đối với các hoạt động Đoàn, cống hiến sức trẻ cho xã hội.

Muốn làm được điều đó, cán bộ Đoàn cần phải bám sát cơ sở, có nhiều hoạt

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ Đoàn tỉnh Ninh Bình (Trang 28 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)