Tất yếu phải nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ Đoàn tỉnh Ninh Bình (Trang 67 - 80)

Những nguyên nhân ấy không tồn tại biệt lập, tách rời nhau mà tồn tại đan xen, tác động ảnh hưởng lẫn nhau. Chính sự cộng hưởng, tương tác tổng hợp ấy đã và đang cản trở sự phát triển, thậm chí làm suy yếu năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ này.

2.2 Những yêu cầu và vấn đề đặt ra trong việc nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ Đoàn tỉnh Ninh Bình hiện nay duy lý luận cho đội ngũ cán bộ Đoàn tỉnh Ninh Bình hiện nay

2.2.1 Tất yếu phải nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ Đoàn tỉnh Ninh Bình hiện nay bộ Đoàn tỉnh Ninh Bình hiện nay

Đổi mới tư duy là xu hướng chủ đạo trong đường lối lãnh đạo của Đảng ta trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Đây thực sự là một cuộc cách mạng rộng lớn trong nhận thức và hành động của mọi thành viên trong xã hội, mang tính khách quan và có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự nghiệp cách mạng ở nước ta. Đại hội Đảng lần thứ VI đã nhấn mạnh: Đổi mới tư duy là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với nước ta; và “mỗi chúng ta, từ người lãnh đạo đến Đảng viên thường, dù hoạt động trong lĩnh vực nào cũng cần kiểm tra lại kiến thức của mình, sớm lĩnh hội được những quan niệm mới, kiên quyết gạt bỏ những quan niệm sai lầm” [8].

Là những người hoạt động trong lĩnh vực Đoàn Thanh niên, đội ngũ cán bộ Đoàn tỉnh Ninh Bình cũng phải không ngừng nâng cao năng lực tư duy mà đặc biệt là năng lực tư duy lý luận. Đặc thù trong công tác của đội ngũ cán bộ này là giáo dục chính trị tư tưởng, tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, những đường lối chính sách của Đoàn, của Đảng cho thanh niên - thế hệ trẻ của đất nước, cũng là những người sẽ trực tiếp đưa những chủ trương chính sách đó vào thực tiễn kinh tế xã hội của đất nước. Phải nâng cao năng lực tư duy lý luận mới có thể nắm vững được bản chất cách mạng và khoa học của chủ

69

nghĩa Mác - Lênin, nắm vững đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước; khắc phục những thiếu sót, lạc hậu về nhận thức các quy luật của chủ nghĩa xã hội. Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ VI đã chỉ rõ: “Muốn đổi mới tư duy, Đảng ta phải nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, kế thừa di sản quý báu về tư tưởng và lý luận cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh, của đồng chí Lê Duẩn và các đồng chí lãnh đạo khác của Đảng” [8].

Công cuộc đổi mới của chúng ta được tiến hành trong bối cảnh tình hình quốc tế diễn biến nhanh chóng, phức tạp và chứa đựng những yếu tố khó lường. Sau “chiến tranh lạnh”, Liên Xô sụp đổ, trật tự thế giới hai cực tan rã, thế giới chỉ còn một cực duy nhất là Mỹ. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn ngủi với trật tự đơn cực, với việc phát động ba cuộc chiến tranh làm suy giảm hình ảnh của Mỹ trên trường quốc tế và nhất là sau cuộc khủng hoảng năm 2008 bắt đầu từ Mỹ, trên thế giới bắt đầu hình thành trật tự đa cực với sự nổi lên của nhiều cường quốc khác như: Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, EU… Hơn một thập kỉ đầu của thế kỉ 21 ghi nhận những cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính triền miên trên thế giới, tình hình chính trị an ninh có nhiều bất ổn. Xung đột chính trị diễn ra ở nhiều khu vực, trong đó mới nổi lên vấn đề tranh chấp biển Đông ở Châu Á Thái Bình Dương mà Việt Nam cũng đang là nước trực tiếp chịu ảnh hưởng.

Nhân loại đang phải cùng nhau đối mặt với những thách thức lớn, nghiêm trọng đối với tất cả các quốc gia như: cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu; cuộc khủng hoảng lương thực, nạn nghèo đói; tài nguyên thiên nhiên đang cạn kiệt nhanh chóng; hiện tượng ấm lên toàn cầu đến mức báo động; cuộc chạy đua và phổ biến vũ khí hạt nhân chưa có dấu hiệu dừng lại; chủ nghĩa khủng bố; tội phạm xuyên quốc gia... Xu hướng hợp tác hóa

70

của các nước trên thế giới vừa là để phát triển kinh tế - xã hội, vừa là để cùng nhau giải quyết những thách thức trên.

Trên thế giới, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ tiếp tục phát triển nhanh với trình độ ngày càng cao, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hóa nền kinh tế và đời sống xã hội. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, Internet và đặc biệt là mạng xã hội đã và đang mang lại những chuyển biến tích cực và đồng thời cũng ẩn chứa những nguy cơ về nhiều mặt trong đời sống xã hội của mỗi quốc gia dân tộc. Trong quan hệ quốc tế, xu hướng hợp tác ngày càng tăng nhanh nhưng sự cạnh tranh cũng rất gay gắt. Các nước có chế độ xã hội khác nhau vừa hợp tác vừa đấu tranh cùng tồn tại hòa bình. Trong tình hình thế giới hiện nay, các nước đều có những cơ hội để phát triển. Tuy nhiên, các nước chậm phát triển đang đứng trước những thách thức to lớn.

Đặc điểm tình hình thế giới như vậy đang tác động, ảnh hưởng rất to lớn đến sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta, mở ra trước mắt chúng ta những cơ hội và thách thức lớn.

Những thách thức lớn đối với nước ta đã và đang nảy sinh đó là “nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới do điểm xuất phát thấp, nhịp độ tăng trưởng chưa cao và chưa vững chắc, lại phải đi lên trong môi trường cạnh tranh gay gắt, nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa nếu không khắc phục được những lệch lạc trong chủ trương, chính sách và chỉ đạo thực hiện” [9, tr. 25]; nguy cơ mất chủ quyền quốc gia; nguy cơ diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch. Các nguy cơ ấy có mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau và đều nguy hiểm, không thể xem nhẹ nguy cơ nào.

Như vậy, thực tế đổi mới đã và đang đặt ra nhiều vấn đề hết sức cấp bách và phức tạp về lý luận và thực tiễn. Để giải quyết được vấn đề đó, cần

71

phải có một năng lực và một trình độ tư duy phát triển cao. Vấn đề đổi mới tư duy trước yêu cầu của thực tiễn đổi mới và xây dựng đất nước đang đặt ra hết sức cấp bách đối với đội ngũ cán bộ, Đảng viên và nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ ngày càng đòi hỏi thế hệ thanh niên cần phải có lòng yêu nước nồng nàn, phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức tự lực, tự cường dân tộc, có năng lực sáng tạo, khả năng thích nghi nhanh và kĩ năng lao động giỏi. Điều đó cũng đòi hỏi công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi phải được đổi mới mạnh mẽ hơn nữa nội dung và phương thức hoạt động cho phù hợp với sự phát triển của thanh niên, với cơ chế vận hành của nền kinh tế và yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị, phát huy vai trò của nguồn nhân lực trẻ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh và đất nước. Vì vậy, trình độ tư duy lý luận của các cán bộ Đoàn - những người làm công tác, phong trào thanh niên cũng phải được nâng cao để đáp ứng được nhu cầu hiện nay.

Ninh Bình tuy vẫn còn là một tỉnh còn nghèo so với các tỉnh khác trong cả nước, nhưng trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, tỉnh đã có những bước phát triển vượt bậc. Hiện nay, Ninh Bình đang là một trong bốn tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh nhất vùng đồng bằng sông Hồng (bao gồm Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Bắc Ninh, Hưng Yên). Năm 2011, tốc độ tăng trưởng GDP của Ninh Bình đạt 16,1%, chỉ đứng thứ hai sau Bắc Ninh 16,24%. Quá trình quy hoạch, đô thị hóa được đẩy mạnh với các công trình giao thông mới, các khu đô thị mới hiện đại cùng nhiều bệnh viện, trường học được xây dựng đã và đang làm thay đổi bộ mặt tỉnh Ninh Bình. Cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch nhanh chóng, tỉ trọng các ngành Công nghiệp, Nông nghiệp, Dịch vụ năm 2008 lần lượt là 44%, 21%, 35%; năm 2009 là 47,05%, 17,93%, 35,02%; năm 2011 là 49%, 15%, 36%; năm 2012 là

72

46,35%, 15,31%, 38.34% [75g; Phụ lục 3]. Các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế, đặc biệt là ngành dịch vụ. Các tiềm năng của tỉnh đã được khơi dậy đặc biệt là tiềm năng du lịch rất dồi dào, phong phú; đời sống của nhân dân ngày càng được nâng lên. Những kết quả bước đầu đó đều là do tỉnh đã có những chính sách phát triển đúng đắn, phù hợp trong thời kì mới. Tốc độ đô thị hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra mạnh mẽ đã kéo theo sự chuyển dịch về cơ cấu lao động và sự mở rộng các ngành đào tạo ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp và dạy nghề. Số lượng lao động tham gia vào các ngành công nghiệp, dịch vụ ngày càng tăng. Số lượng thanh niên trong toàn tỉnh hiện nay lên tới hơn 200 nghìn người, số lượng này thường xuyên biến động bởi hàng năm bên cạnh việc di cư lao động của nhiều thanh niên sang các địa bàn khác, hiện nay tỉnh Ninh Bình cũng đang là nơi thu hút rất đông lượng lao động, học sinh, sinh viên từ các nơi khác tới học tập và làm việc; nhiều thanh niên làm trong các khu công nghiệp không có điều kiện tham gia sinh hoạt Đoàn… Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý, nắm bắt tình hình tư tưởng thanh niên và hoạt động của tổ chức Đoàn, Hội.

Là một tỉnh có hai tôn giáo chính: Phật giáo và Công giáo, đặc biệt Công giáo rất phát triển (tòa Giám mục thị trấn Kim Sơn là một trong những trung tâm Công giáo lớn nhất Việt Nam), công tác chính trị tư tưởng của tỉnh phải đảm bảo sự đoàn kết giữa đồng bào có đạo và không có đạo, tự do tôn giáo trên cơ sở thực hiện nghiêm chỉnh các quy định, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, ngăn chặn và chống lại các âm mưu lợi dụng tôn giáo để thực hiện “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Cùng với Ban Tuyên giáo các cấp, Đoàn Thanh niên cũng có vai trò lớn trong công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho thanh niên và nhân dân.

73

Những đặc thù về tình hình kinh tế - xã hội, tư tưởng của tỉnh Ninh Bình đòi hỏi người cán bộ Đoàn phải luôn nhanh nhạy, kịp thời trong việc nắm bắt tình hình thực tiễn và thay đổi phương pháp quản lý, tổ chức phong trào một cách linh hoạt cho phù hợp. Để làm được điều đó, người cán bộ Đoàn phải có được một năng lực tư duy nhất định đặc biệt là năng lực tư duy lý luận và năng lực tư duy ấy phải luôn được trau dồi và nâng cao để theo kịp với những thay đổi của điều kiện thực tế.

Là một lực lượng đông đảo trong xã hội, so với trước đây, thanh niên Việt Nam nói chung, thanh niên tỉnh Ninh Bình nói riêng ngày càng được nâng cao trình độ về mọi mặt, nhất là trình độ học vấn và nhận thức. Họ có khả năng tiếp cận, nắm bắt thông tin, khoa học công nghệ hiện đại một cách nhanh nhạy. Cùng với trình độ tư duy cao là khả năng làm việc, suy nghĩ độc lập, thế hệ thanh niên hiện nay đã ngày càng có lập trường hơn. Vì thế, để có thể thuyết phục, thu hút được họ tham gia phong trào thanh niên, làm tốt công tác tư tưởng cho thanh niên, đòi hỏi người cán bộ dân vận nói chung, người cán bộ Đoàn nói riêng cũng phải có những kĩ năng nghiệp vụ cao mà nền tảng của nó là một trình độ học vấn, một năng lực tư duy nhất định. Mặt khác, ở thời đại bùng nổ thông tin và Internet phát triển, giới trẻ có thể hoàn toàn chủ động trong việc tìm kiếm và tiếp nhận thông tin. Thông tin không chỉ có một chiều mà cùng một lúc có thể có rất nhiều luồng khác nhau tác động đến suy nghĩ, lối sống của thanh niên hiện nay. Bên cạnh mặt tích cực là sự tiện dụng, tiết kiệm thời gian, mở mang cơ hội giao lưu học hỏi và kết nối con người, việc xã hội hóa thông tin cũng làm cho việc định hướng tư tưởng cho giới trẻ gặp nhiều khó khăn. Nhiều luồng tư tưởng tốt xấu đan xen làm cho một bộ phận không nhỏ thanh niên bị dao động, lung lay lập trường chính trị, rơi vào lối sống thực dụng, vị kỉ, lệch lạc về giá trị đạo đức, là cơ hội tốt cho những kẻ phá hoại, âm mưu diễn biến hòa bình lợi dụng lôi kéo. Việc giáo dục, định

74

hướng tư tưởng cho thanh niên ngày càng trở nên quan trọng và được đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết.

Trước sự thay đổi nhanh chóng của công cuộc đổi mới, công tác Đoàn cũng phải có những thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Mục tiêu của công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi tỉnh Ninh Bình nhiệm kì 2012 - 2017 đề ra là: “Tăng cường bồi dưỡng lòng yêu quê hương, đất nước và ý thức công dân, lý tưởng, đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị và văn hóa cho thanh thiếu nhi. Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động, tạo bước chuyển biến mới về chất lượng tổ chức, nhất là chất lượng cán bộ, chất lượng cơ sở và chất lượng đoàn viên. Nâng cao sức hấp dẫn của phong trào thanh niên, khơi dậy tinh thần tự giác của thanh niên trong tham gia các hoạt động của Đoàn. Chủ động trong việc chăm lo lợi ích chính đáng của thanh thiếu nhi. Khuyến khích, cổ vũ và hỗ trợ thanh niên học tập, lao động, xung kích, sáng tạo, làm chủ khoa học, công nghệ hiện đại; hình thành lớp thanh niên ưu tú trên mọi lĩnh vực; phát huy tiềm năng to lớn của tuổi trẻ góp phần cùng Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh xây dựng Ninh Bình trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực” [14, tr. 14]. Hoạt động Đoàn đang được tăng cường và đổi mới liên tục cả về hình thức lẫn nội dung hoạt động. Trong nhiệm kì năm năm 2007 - 2012, Đoàn Thanh niên tỉnh Ninh Bình đã tổ chức thực hiện hàng chục nghìn hoạt động thiết thực nhằm phát huy vai trò của thanh niên trong việc tham gia phát triển kinh tế - xã hội.

Công tác Đoàn ngày càng lớn mạnh về quy mô và chất lượng hoạt động, càng yêu cầu từ phía đội ngũ cán bộ Đoàn - những người giữ vai trò then chốt - nhiều kĩ năng cần thiết, trình độ, năng lực trong việc tổ chức và điều hành phong trào của đơn vị mình. Hoạt động của Đoàn, nhất là Đoàn cơ sở rất phong phú, đa dạng, vì vậy, các tình huống đặt ra trong công việc cũng như trong giao tiếp hàng ngày luôn bắt buộc người cán bộ Đoàn phải có cách

75

xử lý linh hoạt, sáng tạo. Cách xử lý các tình huống của người cán bộ Đoàn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, năng lực, năng khiếu, kinh nghiệm, vào phẩm chất đạo đức, lòng say mê và hoàn cảnh sống của chính bản thân. Đòi hỏi của người cán bộ Đoàn phải có kỹ năng thiết kế, khả năng triển khai thực hiện kế hoạch, đồng thời phải có óc tổ chức và nghệ thuật giao tiếp, ứng xử;

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ Đoàn tỉnh Ninh Bình (Trang 67 - 80)