Vai trò của năng lực tư duy lý luận đối với cán bộ Đoàn trong hoạt động Đoàn

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ Đoàn tỉnh Ninh Bình (Trang 39 - 48)

Chương 1: NĂNG LỰC TƯ DUY Lí LUẬN VÀ VAI TRề CỦA NĂNG LỰC TƯ DUY LÝ LUẬN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ĐOÀN

1.2 Năng lực tư duy lý luận đối với hoạt động của cán bộ Đoàn

1.2.2 Vai trò của năng lực tư duy lý luận đối với cán bộ Đoàn trong hoạt động Đoàn

Những nội dung cơ bản trong hoạt động của cán bộ Đoàn đã phân tích ở trên cũng đồng thời thể hiện được những yêu cầu về năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở. Đó là sự nắm bắt sâu sắc lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng, dựa vào hệ thống lý luận ấy mà áp dụng vào những hoạt động thực tiễn, làm việc một cách khoa học, hiệu quả. Đồng thời, trong việc tổ chức thực hiện các phong trào, chương trình của Đoàn thanh niên, người cán bộ Đoàn còn phải thu nhận kịp thời những thông tin từ thực tiễn, xử lý các thông tin ấy một cách nhanh chóng, chính xác, từ đó vận dụng cái chung một cách đúng đắn chính xác cho những hoạt động cụ thể ở địa phương mình.

Đó chính là năng lực vận dụng sáng tạo cái chung vào cái riêng. Mặt khác, trong quá trình công tác Đoàn, yêu cầu về năng lực tư duy lý luận của các cán bộ Đoàn còn thể hiện ở năng lực tư duy về con người, về khả năng lắng nghe, nắm bắt tâm tư nguyện vọng, biết sử dụng con người sao cho đúng người, đúng việc để thu hút, tập hợp họ, động viên, lôi cuốn họ để họ tham gia hoạt động tích cực.

Công tác Đoàn thanh niên từ cấp tỉnh, cấp huyện đến cấp cơ sở vừa có tính định hướng chung, vừa mang tính thực tiễn cụ thể, vì vậy, trong quá trình hoạt động của mình, người cán bộ Đoàn còn cần phải có năng lực tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm để có cơ sở hình thành các giải pháp cho việc giải quyết các vấn đề ở quá trình thực tiễn tiếp theo.

Để đạt được những mục đích, yêu cầu nội dung của công tác Đoàn Thanh niên một cách hiệu quả nhất, người cán bộ Đoàn nói chung, đội ngũ cán bộ Đoàn ở các tỉnh nói riêng phải có năng lực tư duy lý luận nhất định.

41

Vai trò của năng lực tư duy lý luận đối với hoạt động của đội ngũ cán bộ Đoàn được thể hiện ở những mặt cơ bản sau:

Một là, năng lực tư duy lý luận là yếu tố đảm bảo cho người cán bộ Đoàn nhận thức thấu đáo các quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhận thức sâu sắc bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Năng lực tư duy lý luận cung cấp cho người cán bộ Đoàn khả năng xác lập tri thức đúng đắn về sự vật. Đó là khả năng tiếp nhận số lượng và chất lượng tri thức lý luận để hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học cho hoạt động lãnh đạo, quản lý, tổ chức phong trào cũng như những tri thức cần thiết cho hoạt động ấy. Đó là khả năng tiếp thu, hiểu biết sâu sắc và đúng bản chất lý luận, đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, khả năng phát hiện những vấn đề mới, khả năng tổng kết thực tiễn, học tập và vận dụng kinh nghiệm thực tiễn. Nếu nhận thức chưa đúng thì không thể vận dụng đúng đắn các vấn đề đó vào thực tế của phong trào ở địa phương được.

Thực tế cho thấy, hoạt động của các cán bộ Đoàn, đặc biệt là công tác tuyên truyền, vận động và giáo dục chính trị, tư tưởng cho thanh niên thường xuyên vận dụng các yếu tố vừa mang tính chất lý luận, vừa mang tính thực tiễn. Cho nờn người cỏn bộ Đoàn phải hiểu rừ và nắm được bản chất cỏch mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Trên cơ sở đó hình thành năng lực định hướng đúng đắn và phương pháp luận khoa học cho nhận thức và hoạt động thực tiễn của họ. Mặt khác, việc học tập nghiên cứu lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhuần nhuyễn cả về phương pháp lẫn nội dung lại góp phần vào nâng cao năng lực tư duy lý luận của họ, giúp cho người cán

42

bộ Đoàn tự tin, không hoang mang, dao động, bình tĩnh giải quyết các vấn đề phát sinh, vững tay chèo lái phong trào Đoàn ở địa phương mình đi lên.

Hai là, năng lực tư duy lý luận giúp cho người cán bộ Đoàn nâng cao khả năng nhận thức, phân tích tình hình thực tiễn, có thể vận dụng sáng tạo lý luận, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn công tác thanh niên, đề xuất những chủ trương và giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra, qua đó thúc đẩy sự phát triển phong trào thanh niên của địa phương mình.

Năng lực tư duy lý luận là khả năng phát hiện bản chất của sự vật khách quan thông qua nhiều hiện tượng phức tạp bên ngoài, phát hiện các quan hệ bản chất mang tính quy luật, xu hướng và phương thức vận động biến đổi của các sự vật hiện tượng, nhất là các hiện tượng xã hội. Thực tiễn cuộc sống vô cùng đa dạng, phức tạp và biến đổi không ngừng. Với một năng lực tư duy nhất định, đội ngũ cán bộ Đoàn có thể nắm bắt tình hình thực tiễn, phân tích vấn đề một cách nhanh nhạy, biết nhận ra điều gì là phù hợp và điều gì đã lỗi thời, không còn phù hợp trước tình hình mới để có được những phương hướng hành động cho phù hợp với điều kiện khách quan.

Năng lực tư duy lý luận còn giúp cán bộ Đoàn có thể thâm nhập sâu vào sự vật hiện tượng, phát hiện mâu thuẫn, tìm ra những vấn đề mới, những mâu thuẫn mới nảy sinh cần giải quyết; giúp họ so sánh để phân biệt cái giống và khác nhau, cái đúng cái sai, giúp họ từ những vấn đề riêng lẻ khái quát tìm ra những đặc tính chung, những nguyên nhân cơ bản, chủ yếu cũng như nắm bắt vấn đề trong chỉnh thể, hệ thống… Trên cơ sở đó hoạt động Đoàn mới mang lại hiệu quả thiết thực.

Năng lực tư duy lý luận còn tạo ra cho người cán bộ Đoàn khả năng vận dụng lý luận một cách sáng tạo vào thực tiễn, vận dụng cái chung cho những lĩnh vực, những phạm vi cụ thể một cách đúng đắn. Đó là năng lực vận

43

dụng một cách thiết thực, sáng tạo, cụ thể hóa chủ trương của Đoàn, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước phù hợp với thực tế của địa phương. Năng lực này rất quan trọng đối với người cán bộ Đoàn cấp tỉnh đến cấp cơ sở, bởi nhiệm vụ chính trị cơ bản nhất của người cán bộ Đoàn các cấp này là vận động, tổ chức thực hiện các Nghị quyết, Điều lệ Đoàn, tham mưu cho Đoàn cấp trên và trực tiếp xây dựng các phương hướng, mô hình, các chương trình hành động cho công tác Thanh niên ở địa phương mình. Trong quá trình hoạt động, điều rất quan trọng là năng lực này giúp cho cán bộ Đoàn tìm ra các giải pháp và tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp đó để giải quyết những vấn đề đang đặt ra trong công tác thanh niên nhằm đưa phong trào thanh niên nhập cuộc, “hóa thân” vào đời sống hiện thực, qua đó làm cho thanh niên vươn lên ngang tầm nhiệm vụ, đáp ứng được những đòi hỏi mà phong trào thanh niên nói chung và cán bộ Đoàn nói riêng cần phải góp sức.

Trong điều kiện đổi mới ở nước ta hiện nay, năng lực tư duy lý luận giúp người cán bộ Đoàn nói chung, cán bộ Đoàn ở các tỉnh nói riêng nâng cao tính nhạy bén, dám nghĩ, dám làm, dám sáng tạo mô hình mới, phát huy sáng kiến, phát hiện cái mới tạo điều kiện cho cái mới phát triển.

Ba là, năng lực tư duy lý luận giúp cho người cán bộ Đoàn nâng cao năng lực xử lý thông tin để trên cơ sở đó ra được các quyết định đúng đắn, chính xác, kịp thời giải quyết các tình huống cho phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Năng lực tư duy là năng lực tìm ra bản chất các sự vật, thông qua nhiều hiện tượng phức tạp bên ngoài tìm ra các quan hệ quy luật, xu hướng của sự biến đổi nhất là về các hiện tượng xã hội, tìm ra nguyên nhân ẩn sâu bên trong các hiện tượng, tìm ra phương pháp vận động khách quan của các sự vật, hiện tượng cụ thể. Trước khi đưa ra quyết định, các giải pháp trong hoạt động của mình, người cán bộ Đoàn cần phản ánh được, thu nhận được các thông tin cần thiết, xử lý chọn lọc các thông tin ấy vì xét cho cùng, các quyết định và giải

44

pháp mà người cán bộ Đoàn đưa ra là nằm ở trong các sự vật, trong các hình thức tự giải quyết trong mâu thuẫn của sự vật. Các phán đoán, suy luận và những quyết định của người làm công tác Đoàn vì vậy cần có tính khách quan. Năng lực tư duy chủ yếu là năng lực suy nghĩ chính xác, sâu sắc toàn diện và cụ thể về các hiện tượng xã hội. Mà nhận thức xã hội là nhận thức bản thân mình trong đó có người cán bộ Đoàn, nhưng để nhận thức và chỉ ra mặt tồn tại, sai lầm, có khi của chính bản thân mình không phải điều dễ dàng.

Dũng cảm và có trình độ, có phương pháp tư duy chính xác và biện chứng, có đủ thông tin, mới nhận thức đúng đắn được thực sự xã hội.

Năng lực tư duy không chỉ biểu hiện ở khối lượng tri thức, thông tin, phạm trù, kinh nghiệm mà chủ yếu thể hiện ở các phương thức và phương pháp tư duy, trước hết là tư duy triết học. Đó là phương pháp tư duy logic, phương pháp so sánh để phân biệt cái giống nhau và khác nhau, cái sai, cái đúng, cái thiện, cái ác… Đó là khả năng trừu tượng hóa trong phân tích để nghiên cứu sâu từng mặt của các hiện tượng. Đó là năng lực khái quát hóa để rút ra những đặc điểm, những nguyên nhân tiêu biểu. Đó là khả năng tổng hợp để có cái nhìn trật tự - hệ thống, nắm được cái chủ yếu và cái toàn bộ về một vấn đề, một nhiệm vụ, một công việc, một bộ phận, một con người nào đó.

Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của thông tin và các phương tiện thông tin có ảnh hưởng trực tiếp và sâu rộng đến mọi khía cạnh của đời sống xã hội. Nhờ đó, người cán bộ Đoàn có thể tự điều chỉnh mình, tự khắc phục để có thể tránh được sự “mò mẫm” khi chưa có được sự hướng dẫn chỉ đạo của lý luận. Từ đó, có thể dễ dàng giao lưu, trao đổi, học hỏi lẫn nhau với các địa phương, các tỉnh bạn, thậm chí ở các nước khác trên thế giới, tránh được những sai lầm, thất bại trong hoạt động thực tiễn. Năng lực tư duy lý luận giúp cán bộ Đoàn phân tích, xử lý thông tin, kịp thời bổ sung, điều chỉnh các chủ trương, mục tiêu hành động cho đúng đắn hơn, hoàn chỉnh hơn và phù

45

hợp với điều kiện của địa phương hơn. Có thể nói, xử lý thông tin tốt sẽ góp phần quan trọng làm cho hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ Đoàn đạt hiệu quả tốt hơn. Từ đó thực tiễn lại cung cấp thông tin, dữ liệu kịp thời và phong phú hơn cho hoạt động của họ. Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, với khối lượng thông tin có thể nói là “khổng lồ”, nếu không biết tiếp nhận, xử lý thông tin kịp thời, chính xác thì không thể đạt được hiệu quả mong muốn. Vì vậy, hoạt động thực tiễn trong công tác Đoàn đòi hỏi người cán bộ Đoàn phải biết nhanh nhạy, linh hoạt, chính xác, kịp thời trong việc xử lý thông tin. Để làm được điều đó, năng lực tư duy lý luận đóng một vai trò vô cùng quan trọng.

Bốn là, năng lực tư duy lý luận giúp cho người cán bộ Đoàn nâng cao năng lực tổ chức, động viên, giáo dục, thuyết phục, tập hợp các Đoàn viên thanh niên và quần chúng nhân dân để tạo thành phong trào sâu rộng trên toàn địa bàn.

Cán bộ Đoàn chính là người làm công tác “thanh vận” (vận động thanh niên). Để thực hiện được công tác này có hiệu quả, người cán bộ Đoàn không chỉ có phẩm chất đạo đức tốt, lý tưởng cách mạng trong sáng, niềm tin yêu mọi người mà còn phải có năng lực thuyết phục, lôi kéo mọi người tin tưởng và hành động theo những chủ trương của Đoàn Thanh niên, đường lối, Nghị quyết của Đảng. Muốn có được năng lực công tác này, trước hết người cán bộ Đoàn phải có được năng lực tư duy lý luận. Có năng lực tư duy lý luận, người cán bộ Đoàn mới hiểu được sâu sắc vấn đề, biết cách giải thích, thuyết phục Đoàn viên và quần chúng hiểu đúng các chủ trương, chính sách của Đoàn cấp trên cũng như của tỉnh. Trên cơ sở hiểu đúng các chủ trương, chính sách đó thì thanh niên, quần chúng mới tin tưởng vào những chủ trương, chính sách, mới tin vào các cán bộ Đoàn - những người đại diện cho Đoàn thanh niên. Từ

46

đó, họ tích cực tham gia các phong trào và thực hiện các chủ trương chính sách một cách nhiệt tình, tự giác và có hiệu quả.

Năm là, năng lực tư duy lý luận giúp người cán bộ Đoàn nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn.

Năng lực tổng kết thực tiễn được thể hiện ở khả năng nắm bắt vấn đề thực tiễn cần tổng kết; khả năng phân tích, tổng hợp, chắt lọc những thông tin cơ bản, chủ yếu của vấn đề, đúc rút được những bài học góp phần xây dựng, bổ sung phát triển lý luận. Nếu ra những quyết định đúng, tổ chức thực hiện đúng nhưng không có năng lực tổng kết việc thực hiện một cách có lý luận thì hoạt động của các cán bộ Đoàn sẽ chỉ dậm chân tại chỗ. Nếu người cán bộ Đoàn biết tổng kết thực tiễn nhưng không có lý luận thì sẽ rơi vào tổng kết theo kiểu kinh nghiệm chủ nghĩa, các kết luận rút ra từ hoạt động thực tiễn sẽ không có tính khái quát. Các kết luận theo lối tư duy kinh nghiệm ấy sẽ không có giá trị chỉ đạo các hoạt động tiếp theo.

Để đảm bảo các kết luận rút ra từ việc tổng kết thực tiễn có giá trị và mang tính khái quát cao, người cán bộ Đoàn cần phải có lòng trung thực, ý thức tự phê bình, đánh giá khách quan và đặc biệt cần phải có năng lực tư duy lý luận.

Sáu là, năng lực tư duy lý luận là cơ sở cho việc rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong của người cán bộ Đoàn.

Như đã nói ở trên, người cán bộ Đoàn chính là người đại diện cho Đoàn Thanh niên Cộng sản làm công tác vận động, giáo dục chính trị, tư tưởng cho thanh niên. Công tác này đòi hỏi nghiêm ngặt người cán bộ Đoàn về phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong. Phong trào Đoàn có thu hút, lôi cuốn được Đoàn viên thanh niên tham gia một cách tích cực hay không, tổ chức Đoàn có gây được niềm tin trong thanh niên và quần chúng hay không, điều đó phụ thuộc nhiều vào phẩm chất, tài năng, tác phong và uy tín của người cán bộ Đoàn. Vì vậy, người cán bộ Đoàn phải thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong đáp ứng được những yêu cầu công tác. Trước hết, người cán bộ Đoàn

47

phải tự biết về mình, tự đánh giá được bản thân mình. Đó là điều hết sức quan trọng trong quá trình tự rèn luyện, tu dưỡng về tư duy, phương pháp cũng như phong cách. Để làm được điều đó, đòi hỏi người cán bộ Đoàn phải có một trình độ, năng lực tư duy nhất định. Không có một năng lực, một trình độ tư duy nhất định thì người cán bộ Đoàn khó mà có được một định hướng đúng đắn trong cuộc sống, khó mà xác định được mục tiêu phấn đấu để không ngừng hoàn thiện mình trong bối cảnh hiện nay.

Tóm lại, tư duy là hình thức cao của sự phản ánh trong nhận thức con người. Đó là sự phản ánh thế giới khách quan vào đầu óc con người một cách khái quát và gián tiếp. Tuy nhiên, tư duy không phản ánh một cách máy móc, thụ động mà mang tính tích cực, sáng tạo. Tùy theo từng lĩnh vực thực tiễn lịch sử xã hội, từng phương diện và cấp độ phản ánh mà tư duy được nhìn nhận ở các góc độ khác nhau, được phân ra thành nhiều loại. Trong đó, tư duy lý luận là biểu hiện trình độ phát triển cao của nhận thức lý tính của chủ thể nhận thức. Tư duy lý luận phản ánh hiện thực khách quan bằng hệ thống khái niệm, phạm trù, quy luật, vì thế, đem lại những hiểu biết sâu sắc về bản chất, những quy luật vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng khách quan.

Cơ sở nền tảng của tư duy chính là năng lực tư duy. Tương ứng với các trình độ phát triển của tư duy, năng lực tư duy cũng bao gồm các cấp độ khác nhau là năng lực tư duy kinh nghiệm và năng lực tư duy lý luận.

Năng lực tư duy lý luận là tổng hợp các phẩm chất trí tuệ của chủ thể đáp ứng yêu cầu phát hiện, nhận thức (ở trình độ lý luận) nhanh nhạy, đúng đắn và sáng tạo đối với hiện thực, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thực tiễn của con người.

Năng lực tư duy lý luận, như Ph. Ăngghen nói, là “Nghệ thuật vận dụng các khái niệm”. Nó được cấu thành từ ba yếu tố, đó là năng lực ghi nhớ, tái hiện;

năng lực trừu tượng hóa - khái quát hóa; năng lực liên tưởng và suy luận.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ Đoàn tỉnh Ninh Bình (Trang 39 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)