Vấn đề đặt ra trong việc nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ Đoàn tỉnh Ninh Bình hiện nay

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ Đoàn tỉnh Ninh Bình (Trang 80 - 88)

Chương 2: NĂNG LỰC TƯ DUY LÝ LUẬN CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ĐOÀN TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

2.2 Những yêu cầu và vấn đề đặt ra trong việc nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ Đoàn tỉnh Ninh Bình hiện nay

2.2.3 Vấn đề đặt ra trong việc nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ Đoàn tỉnh Ninh Bình hiện nay

Vươn lên từ nghèo khó, sau hơn 20 năm tái lập tỉnh và thực hiện sự nghiệp đổi mới, tỉnh Ninh Bình đã đạt được nhiều thành quả quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa do Đảng lãnh đạo đã tạo được niềm tin của mọi tầng lớp nhân dân. Uy tín của Đảng ngày càng được nâng lên. Đảng bộ và nhân dân Ninh Bình đã và đang tận dụng và phát huy mọi nguồn lực, tiềm năng để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, chăm lo đời sống cho người dân, sớm đưa Ninh Bình trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực đồng bằng sông Hồng. Điều này đã và đang đặt ra những yêu cầu mới cho phong trào Đoàn nói chung và năng lực của các cán bộ Đoàn nói riêng phải có nhiều thay đổi tích cực để theo kịp với sự thay đổi về mọi mặt trong xã hội hiện nay. Đứng trước những đòi hỏi của sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như trước thực trạng hiện có về năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ Đoàn tỉnh Ninh Bình, có thể nêu một số những vấn đề đang đặt ra trong việc nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ này.

Một là, sự bất cập của thực trạng năng lực tư duy của cán bộ Đoàn ở Ninh Bình hiện nay với yêu cầu ngày càng cao (tính khoa học và nghệ thuật) trong công tác Đoàn.

Cán bộ Đoàn là những người giữ vai trò then chốt trong việc phát triển phong trào Thanh thiếu nhi, xây dựng các tổ chức Đoàn - Hội - Đội; tổ chức các phong trào thanh niên; định hướng tư tưởng, thuyết phục, vận động thanh

82

niên hướng đến và thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của tổ chức Đoàn. Có thể nói họ cũng chính là người lãnh đạo và quản lý của phong trào Đoàn. Bản thân hoạt động lãnh đạo quản lý là một khoa học và nghệ thuật. Tính khoa học của hoạt động lãnh đạo quản lý đòi hỏi người cán bộ Đoàn phải có cách tư duy hệ thống, khả năng phân tích và nhận diện đúng bản chất vấn đề và các kĩ năng để giải quyết các vấn đề phát sinh; phải có suy luận khoa học để giải quyết vấn đề, phải tuân theo các quy luật khách quan, không nên dựa vào các suy nghĩ mang tính chủ quan, cá nhân và phải dựa trên các phương pháp quản lý cụ thể. Tuy nhiên, đối tượng lãnh đạo quản lý và môi trường quản lý luôn biến đổi không theo quy luật nên cho dù những người quản lý nắm trong tay rất nhiều phương thức lãnh đạo, quản lý thì cũng không bao giờ được áp dụng một cách cứng nhắc, máy móc hay áp đặt các phương thức quản lý đó lên đối tượng quản lý.

Để thành công trong hoạt động của mình, các cán bộ Đoàn - những người lãnh đạo, quản lý phong trào thanh niên - không chỉ cần phải biết cách áp dụng các phương pháp quản lý khoa học mà việc áp dụng các phương pháp này còn đòi hỏi tính nghệ thuật cao. Nghệ thuật lãnh đạo, quản lý là các kĩ năng lãnh đạo, quản lý được xây dựng trên cơ sở tri thức và kinh nghiệm của người lãnh đạo, người quản lý. Đó là nghệ thuật hoàn thành công việc thông qua con người. Để thực hiện được mục tiêu công tác, người cán bộ Đoàn phải biết khéo léo sử dụng các kĩ năng (kĩ năng giao tiếp, ứng xử, kĩ năng sử dụng người, kĩ năng thuyết phục, kĩ năng xử lý tình huống…) để điều chỉnh các mối quan hệ và mâu thuẫn, sử dụng đúng lúc đúng chỗ và ứng phó kịp thời với những thay đổi của môi trường, hoàn cảnh. Đây là yếu tố phản ánh tổng hợp và được thể hiện trong công tác về mặt tâm lý trí tuệ, học vấn, tài năng, tố chất, tác phong, khí chất, cá tính, phẩm chất, sức thu hút, sức ảnh hưởng, kinh nghiệm của người lãnh đạo quản lý. Như vậy, để hoạt động quản lý, lãnh đạo

83

trở thành một hoạt động mang tính khoa học và nghệ thuật, để đạt được hiệu quả cao trong công tác của mình, năng lực tư duy của người lãnh đạo và quản lý nói chung, người làm công tác Đoàn nói riêng cần phải đạt đến một trình độ nhất định, đó là năng lực tư duy lý luận.

Trong những năm qua, công tác Đoàn và phong trào thiếu nhi tỉnh Ninh Bình đã diễn ra trong bối cảnh công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình. Thanh niên và công tác thanh niên ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của các cấp ủy Đảng và chính quyền.

Đã có nhiều chủ trương, Nghị quyết cho thanh niên, mở ra cơ hội cho thanh niên cống hiến và trưởng thành, đặc biệt là Nghị quyết 25 - NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, “Chiến lược phát triển thanh niên giai đoạn 2005 - 2010” và “Chương trình phát triển thanh niên Ninh Bình giai đoạn 2011 - 2020” của Ủy ban Nhân dân tỉnh. Công tác Đoàn ngày càng yêu cầu cao hơn về số lượng cũng như chất lượng hoạt động.

Nhiều chương trình, đề án được xây dựng và triển khai thực hiện như Chương trình “Tuổi trẻ Ninh Bình chung tay xây dựng nông thôn mới”, “Hỗ trợ thanh niên tại các khu công nghiệp, khu chế xuất”, đề án “Nâng cao chất lượng hoạt động Đoàn trên địa bàn dân cư”, “Xây dựng trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và giới thiệu việc làm cho thanh niên…” với hàng chục nghìn phần việc và hoạt động của thanh niên như hoạt động tình nguyện tại các địa bàn khó khăn, hoạt động xóa mù chữ, giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình chính sách, khám chữa bệnh cho nhân dân, các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ dòng sông quê hương, v.v..

Các chương trình, các phong trào hoạt động Đoàn hiện nay với số lượng lớn, diễn ra liên tục và luôn thay đổi tùy theo tình hình mỗi giai đoạn khác nhau của sự phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi cao ở người cán bộ Đoàn

84

không chỉ lòng nhiệt huyết, kiên trì mà còn cả tư duy nhạy bén, sáng tạo, linh hoạt, phương pháp làm việc khoa học.

Tình hình thanh niên hiện nay trên địa bàn tỉnh cũng đặt ra cho đội ngũ cán bộ Đoàn không ít thách thức. Sự biến động về số lượng Đoàn viên thanh niên trong địa bàn tỉnh làm cho việc quản lý Đoàn viên, nắm bắt tư tưởng trong thanh niên gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi ở người cán bộ Đoàn phải có sự theo dừi sỏt sao, kịp thời, cú cỏch thức quản lý, làm việc khoa học. Hơn nữa, thanh niên hiện nay đa số đều có trình độ nhận thức, trình độ học vấn cao, đòi hỏi các hoạt động, phương thức sinh hoạt Đoàn phải hấp dẫn, lôi cuốn, đòi hỏi người làm công tác Đoàn không những phải là người có năng lực trình độ, phẩm chất đạo đức mà còn phải có tính nghệ thuật trong công tác Đoàn.

Nghĩa là cán bộ Đoàn để làm tốt được nhiệm vụ thu hút và vận động thanh niên cần phải có đầy đủ các kĩ năng nghiệp vụ, khả năng thuyết phục, gây ảnh hưởng, cuốn hút thanh niên đến với các phong trào Đoàn.

Như vậy, thực tế công tác Đoàn và phong trào thanh niên đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao về tính khoa học và nghệ thuật, đòi hỏi các cán bộ Đoàn phải có trình độ, năng lực để đáp ứng được các yêu cầu đó. Nhưng trên thực tế, đội ngũ cán bộ Đoàn tỉnh Ninh Bình còn có những hạn chế nhất định về năng lực tư duy lý luận. Do đó, hoạt động Đoàn chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn. Công tác quản lý Đoàn viên còn yếu kém. Nội dung và hình thức sinh hoạt chi đoàn chậm đổi mới. Chất lượng tổ chức và hoạt động của Đoàn trên địa bàn dân cư thấp. Công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên và xây dựng tổ chức Đoàn, Hội trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh gặp nhiều khó khăn. Mô hình tổ chức và hoạt động của Đoàn trong một số loại hình cơ sở chưa được nghiên cứu để có giải pháp phù hợp. Công tác cán bộ Đoàn chưa được đầu tư đúng mức; cơ sở vật chất, thiết chế vui chơi giải trí cho thanh thiếu nhi còn ít và thiếu đồng bộ; việc huy động các nguồn lực xã hội

85

chăm lo, bảo vệ thiếu niên, nhi đồng chưa thật sự hiệu quả. Việc ban hành Nghị quyết, chủ trương công tác của Đoàn chưa thực sự đổi mới, vẫn còn tình trạng hành chính, hình thức trong hoạt động của Đoàn; một số cấp bộ Đoàn và cán bộ Đoàn chưa thẳng thắn trong đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực, sai trái; vai trò của tổ chức Đoàn trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm còn hạn chế.

Rừ ràng đi vào những vấn đề cụ thể đũi hỏi cỏn bộ Đoàn tỉnh Ninh Bỡnh phải nâng cao trình độ mọi mặt mới đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Trong đó, năng lực tư duy lý luận là nội dung không thể thiếu được của người cán bộ Đoàn tỉnh Ninh Bình. Hơn nữa, thực tiễn luôn vận động, biến đổi, phát triển, luôn đặt ra những vấn đề mới cần phải giải quyết. Điều này đòi hỏi mỗi người cán bộ trong đó có các cán bộ Đoàn phải thường xuyên, liên tục phấn đấu, rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức và năng lực tư duy lý luận mới đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Hai là, sự bất cập trong việc yêu cầu cao về nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ Đoàn ở Ninh Bình với sự bất cập trong việc đào tạo cán bộ công tác Đoàn hiện nay.

Cán bộ Đoàn có vị trí quan trọng trong công tác dân vận của Đảng và là nguồn cung cấp cán bộ cho hệ thống chính trị. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII xác định cán bộ là nhân tố then chốt, công tác cán bộ Đoàn là bộ phận quan trọng của công tác cán bộ của Đảng.

Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Đoàn là công việc của Đoàn Thanh niên trong công tác cung cấp, trang bị cho đội ngũ cán bộ Đoàn những kiến thức, kĩ năng, quan điểm, lập trường, tư tưởng, đạo đức nhằm giúp cho đội ngũ cán bộ Đoàn trở thành những người có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức, đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của Đoàn viên thanh niên và tổ chức Đoàn Thanh niên.

86

Xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác của Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trong giai đoạn mới là nhân tố có tính quyết định xây dựng tổ chức Đoàn, Hội, Đội vững mạnh, tham gia xây dựng Đảng và chính quyền; đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đưa đất nước từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Đào tạo bồi dưỡng cán bộ có vị trí quan trọng trong công tác cán bộ của Đoàn. Do đặc thù cán bộ trẻ kinh nghiệm sống và kinh nghiệm công tác còn ít nên cán bộ Đoàn cần phải được đào tạo bồi dưỡng thường xuyên, kịp thời về lý luận và nghiệp vụ công tác thanh vận. Tuy nhiên, hiện nay công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Đoàn của tỉnh Ninh Bình nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Đoàn của tỉnh. Đoàn Thanh niên các cấp mặc dù đã tổ chức khá nhiều đợt, nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng kĩ năng, nghiệp vụ cho hàng chục nghìn lượt cán bộ Đoàn, Hội từ tỉnh đến cơ sở cũng như cử hàng trăm cán bộ Đoàn tham gia các lớp tập huấn ngắn hạn tại Trung ương nhưng thời gian đào tạo còn quá ít, chất lượng đào tạo chưa sâu, kiến thức còn chung chung, chưa thiết thực với thực tế hoạt động Đoàn, chưa có sức thu hút, lôi cuốn đối với người học.

Ngân sách dành cho việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ Đoàn còn ít, số lượng cán bộ Đoàn được đưa đi tập huấn, đào tạo còn chưa đáp ứng đủ nhu cầu về công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ hàng năm. Trong khi đó, phần lớn cán bộ Đoàn của tỉnh Ninh Bình không được đào tạo chính quy về công tác Đoàn ở các trường Đoàn, trường Thanh thiếu niên mà từ nhiều chuyên ngành đào tạo khác nhau. Khả năng của họ trong công tác Đoàn phần lớn là từ năng lực sẵn có và kinh nghiệm từ hoạt động thực tế, chưa bài bản và chưa có cơ sở khoa học. Đội ngũ Bí thư và Ban chấp hành Đoàn ở các cơ sở hiện nay tuy đã

87

đạt chuẩn trình độ lý luận chính trị nhưng với yêu cầu của thực tiễn công tác Đoàn đòi hỏi ngày càng cao về năng lực tư duy lý luận thì trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ Đoàn tỉnh Ninh Bình nhìn chung vẫn còn thấp (hơn 50% là trình độ Sơ cấp). Vì vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn của tỉnh Ninh Bình càng trở nên cần thiết, càng cần phải được quan tâm đầu tư hơn nữa.

Ba là, sự bất cập trong việc yêu cầu cao về năng lực tư duy lý luận của cán bộ Đoàn tỉnh Ninh Bình với sự hạn chế trong chế độ, chính sách cho cán bộ làm công tác Đoàn hiện nay.

Cùng với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn còn nhiều hạn chế, các chế độ, chính sách cho cán bộ Đoàn hiện nay cũng mâu thuẫn với những yêu cầu ngày càng cao về năng lực tư duy của cán bộ Đoàn tỉnh Ninh Bình.

Thu nhập của các cán bộ Đoàn còn thấp; mức lương mới chỉ áp dụng cho Bí thư Đoàn phường, xã trở lên, còn phó Bí thư, các ủy viên thường vụ, các Bí thư Chi đoàn chưa có lương; chế độ phụ cấp thấp lại không nhất quán. Bên cạnh đó việc giải quyết chế độ chính sách cho cán bộ còn nhiều bất cập; việc luân chuyển cán bộ, việc sắp xếp công việc cho các cán bộ Đoàn quá tuổi công tác còn chậm; việc sử dụng cán bộ Đoàn còn mang màu sắc cảm tính, chưa gắn việc đào tạo với sử dụng, bồi dưỡng cán bộ, phần lớn là tuyển dụng trước rồi mới đào tạo (đáng lẽ là phải đào tạo trước rồi mới sử dụng). Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam là một trong những cái nôi đào tạo ra các cán bộ Đoàn chuyên trách, song việc đãi ngộ và sử dụng các học viên sau khi ra trường còn chưa được quan tâm đúng mức, gây lãng phí nguồn nhân lực được đào tạo chính quy về công tác thanh niên. Các chính sách, chế độ đối với các cán bộ Đoàn tỉnh Ninh Bình còn nhiều hạn chế làm cho đời sống của nhiều cán bộ Đoàn còn gặp nhiều khó khăn, điều này cũng làm cho việc nâng cao trình độ

88

tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ này gặp nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về năng lực tư duy của các cán bộ Đoàn hiện nay.

Bốn là, sự bất cập trong việc yêu cầu cao về năng lực tư duy lý luận của cán bộ Đoàn với sự tính toán trong việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên Ninh Bình hiện nay.

Có thể thấy một thực tế hiện nay là những thanh niên có trình độ học vấn cao thường lựa chọn cho mình những ngành nghề có thể có được thu nhập cao, môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động với các chính sách, chế độ đãi ngộ tốt giúp phát huy được năng lực của bản thân. Trong khi đó, công tác Đoàn Thanh niên tỉnh Ninh Bình đang rất cần những người có tài, có năng lực, trình độ cao nhưng làm công tác Đoàn mức lương lại thấp, các chính sách, chế độ đãi ngộ và công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, rất khó để thu hút người tài, người có năng lực tư duy cao trở thành cán bộ Đoàn.

Mặt khác, chính bởi các hoạt động Đoàn hiện nay còn mờ nhạt, chưa gây được ảnh hưởng sâu sắc đối với thanh niên, nhiều thanh niên không mấy quan tâm đến các hoạt động của Đoàn, thậm chí còn có người cho đó là hoạt động tẻ nhạt, vô bổ, mất thời gian dẫn đến tình trạng thanh niên cũng không hứng thú với nghề làm công tác Đoàn.

Trên đây là những sự bất cập đang hiện hữu, một “vòng luẩn quẩn”

chưa dễ gì sớm khắc phục và điều này đang kìm hãm sự phát triển năng lực của đội ngũ cán bộ Đoàn ở Ninh Bình hiện nay. Cần phải có những giải pháp thiết thực, hiệu quả, khả thi để giải quyết vấn đề này mà Luận văn cố gắng làm rừ ở phần đề xuất giải phỏp và theo tỏc giả, cú như vậy mới cú thể tận dụng tối đa được mọi nguồn lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác Đoàn hiện nay ở tỉnh Ninh Bình.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ Đoàn tỉnh Ninh Bình (Trang 80 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)