Một số giải pháp chủ yếu để nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ Đoàn tỉnh Ninh Bình hiện nay

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ Đoàn tỉnh Ninh Bình (Trang 94 - 104)

Chương 2: NĂNG LỰC TƯ DUY LÝ LUẬN CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ĐOÀN TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

2.3 Một số nguyên tắc và giải pháp chủ yếu để nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ Đoàn tỉnh Ninh Bình hiện nay

2.3.2 Một số giải pháp chủ yếu để nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ Đoàn tỉnh Ninh Bình hiện nay

Trên cơ sở khảo sát thực trạng năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ Đoàn tỉnh Ninh Bình, quá trình phân tích để chỉ ra một số nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến thực trạng ấy, nhất là sự khái quát bước đầu những vấn đề đặt ra cũng như xuất phát từ một số yêu cầu và nguyên tắc cơ bản đối với việc nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ này, luận văn xin đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm từng bước nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ Đoàn tỉnh Ninh Bình hiện nay.

Thứ nhất, phải trau dồi và rèn luyện phương pháp tư duy biện chứng, khoa học cho cán bộ Đoàn tỉnh Ninh Bình.

Thường xuyên học tập và trau dồi phương pháp tư duy biện chứng duy vật là một trong những giải pháp chủ yếu và quan trọng nhất để nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ Đoàn.

96

Có thể nói, trong lịch sử triết học hàng ngàn năm qua, chưa có một phương pháp tư duy nào thay thế được phương pháp biện chứng duy vật - hay gọi là tư duy biện chứng duy vật - phương pháp tư duy khoa học và cách mạng nhất trong thời đại ngày nay. Đó là công cụ sắc bén giúp cho con người nhận thức đúng đắn hiện thực khách quan, đi sâu vào bản chất sự vật, phát hiện ra các quy luật vận động nội tại và chiều hướng phát triển tất yếu của nó.

Nếu không học tập và rèn luyện phương pháp biện chứng duy vật thì chúng ta không thể nâng cao được năng lực tư duy lý luận, sẽ không tạo được cơ sở nền tảng cho mọi hoạt động trí tuệ sáng tạo.

Sự phát triển của khoa học cũng như thực tiễn cuộc sống chứng tỏ rằng, chỉ có thực hiện tốt yêu cầu này, tư duy con người mới có khả năng đạt tới chân lý khách quan, hoạt động của con người mới được bảo đảm định hướng đúng đắn, trở nên chủ động, tự giác và đạt những kết quả nhất định. Ngược lại, nếu không nắm vững và vận dụng đúng đắn, sáng tạo phương pháp tư duy biện chứng duy vật thì sẽ dễ bị rơi vào phương pháp tư duy siêu hình, máy móc, chủ quan. Để nắm vững và sử dụng thành thục phương pháp tư duy biện chứng duy vật, có thể học tập, rèn luyện bằng nhiều con đường khác nhau.

Trước hết là con đường học tập. Đó là quá trình học tập, nghiên cứu các chuyên ngành khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những môn khoa học liên quan tới tư duy như logic học và tâm lý học. Trong đó đặc biệt phải quan tâm tới lịch sử triết học. Thực tế cho thấy, nếu con người biết học tập những kinh nghiệm lịch sử thì hoạt động lý luận cũng như thực tiễn sẽ tránh được những vòng vo không cần thiết. Nghiên cứu lịch sử triết học cũng chính là nghiên cứu sự phát triển của tư duy, sẽ giúp con người học tập, rèn luyện và trau dồi phương pháp tư duy khoa học, từ đó phát triển năng lực và trình độ tư duy của mình.

97

Một biện pháp quan trọng giúp người cán bộ Đoàn tỉnh Ninh Bình rèn luyện, trau dồi phương pháp biện chứng duy vật có hiệu quả đó là rèn luyện qua thực tiễn hoạt động công tác Đoàn và phong trào thanh niên. Học tập ở trường, trong sách vở chỉ cung cấp cho người học linh hồn, tinh thần của phương pháp biện chứng duy vật, nhưng chỉ có trong thực tiễn hoạt động mới tạo ra cơ hội thực cho các cán bộ vận dụng lý luận, kiến thức đã học để giải quyết vấn đề thực tiễn nảy sinh. Thông qua quá trình như vậy, các cán bộ sẽ rèn luyện, mài giũa phương pháp tư duy biện chứng duy vật. Các cán bộ Đoàn hiện nay thường không có nhiều điều kiện để học tập trung ở trường, vì vậy, cần tổ chức trao đổi, thông tin, chia sẻ, rút kinh nghiệm thường xuyên trong việc quản lý tổ chức và xử lý những tình huống phát sinh trong hoạt động ở các địa bàn. Qua đó, các cán bộ Đoàn ở các đơn vị sẽ có cơ hội học hỏi lẫn nhau về kinh nghiệm, cách vận dụng tri thức vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Đây là một biện pháp quan trọng để học tập, rèn luyện và phát triển phương pháp tư duy biện chứng và nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ Đoàn tỉnh Ninh Bình.

Thứ hai, tăng cường tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm từ thực tiễn - giải pháp không thể thiếu để nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ Đoàn tỉnh Ninh Bình.

Tổng kết thực tiễn là quá trình bằng tư duy khoa học với phương pháp duy vật biện chứng để phân tích, đánh giá, khái quát thực tiễn nhằm rút ra những bài học chỉ đạo hoạt động thực tiễn cũng như lý luận tiếp theo, trên cơ sở đó nâng cao được năng lực tư duy lý luận. Tổng kết thực tiễn là đòi hỏi khách quan, là nguyên tắc và biện pháp quan trọng không thể thiếu được đối với việc học tập, trau dồi phương pháp tư duy biện chứng duy vật của cán bộ Đoàn. Việc thường xuyên tổng kết thực tiễn là một phương pháp căn bản để làm sáng tỏ thêm lý luận, khắc phục bệnh kinh nghiệm, giáo điều; đảm bảo sự

98

thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Vì thế, tổng kết thực tiễn giúp người cán bộ Đoàn rút ngắn được khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn, làm sáng tỏ thêm những vấn đề cần được giải đáp, trên cơ sở đó mà phát triển lý luận, nâng cao năng lực tư duy lý luận. Tổng kết thực tiễn phải dựa trên một trình độ lý luận nhất định, nhất là lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin trong đó có triết học Mác - Lênin, là triết học khoa học, đúng đắn nhất, là đỉnh cao của triết học nhân loại. Chính vì thế, đội ngũ cán bộ Đoàn tỉnh Ninh Bình phải thường xuyên học tập, rèn luyện phương pháp tư duy biện chứng duy vật; khắc phục bệnh kinh nghiệm, bệnh giáo điều để nâng cao năng lực tư duy lý luận; từ đó nâng cao được hiệu quả trong công tác Đoàn Thanh niên của mình.

Thứ ba, đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Đoàn.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, Đoàn Thanh niên các cấp tỉnh Ninh Bình cần có những giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy và tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ này, qua đó nâng cao chất lượng cán bộ Đoàn các cấp.

Trước hết, cần phải tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng, tạo cơ chế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn. Đảng bộ các cấp cần có kế hoạch chiến lược trong công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn cán bộ cho Đảng và chính quyền từ cán bộ Đoàn. Đảng ủy cần ra Nghị quyết về công tác thanh niên và chính sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ Đoàn Thanh niên; tăng cường đầu tư cho đào tạo đội ngũ cán bộ Đoàn thông qua các kênh từ Trung ương đến cơ sở; tạo cơ chế cho Đoàn hoạt động trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, phải quán triệt nguyên tắc “đào tạo cán bộ Đoàn là một bộ phận đào tạo của cỏn bộ Đảng”. Trung ương và tỉnh cần cú những cơ chế, chớnh sỏch rừ ràng, cụ thể để họ yên tâm học tập. Bên cạnh đó, việc đổi mới nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn cũng cần được thực hiện thường xuyên và nhất quán. Đầu tiên cần thống nhất về mặt quan điểm trong cấp ủy, chính quyền coi đào tạo,

99

bồi dưỡng cán bộ Đoàn chính là đào tạo nguồn cán bộ trẻ cho Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội khác. Từ đó mà tạo nguồn lực cần thiết về cơ sở vật chất, kinh phí đảm bảo cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được thực hiện tốt. Tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ Đoàn từ cấp huyện đến cơ sở và nhất là phải đặc biệt quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, học vấn cho đội ngũ cán bộ Đoàn cấp cơ sở vì trên thực tế, phần lớn số cán bộ Đoàn cấp này có trình độ học vấn và trình độ lý luận chính trị còn yếu so với yêu cầu của công tác Đoàn hiện nay.

Về nội dung đào tạo, đối với đội ngũ cán bộ Đoàn chủ chốt (Bí thư, phó Bí thư) cấp cơ sở chương trình đào tạo, bồi dưỡng nên bao gồm Lý luận chính trị, phương pháp luận công tác thanh thiếu niên, kĩ năng cơ bản của công tác thanh thiếu niên, những nhiệm vụ của người Bí thư, phó Bí thư Đoàn… Cần có những lớp bồi dưỡng chuyên sâu về lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, gắn lý luận đó với việc giải quyết những vấn đề đang được đặt ra ở thực tiễn địa phương.

Về phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, phù hợp nhất đối với các cán bộ Đoàn cấp cơ sở là đào tạo cơ bản dưới hình thức tập trung ba tháng liên tục hoặc tại chức mỗi tháng một tuần trong thời gian một năm theo chương trình đã nêu trên cho Bí thư và phó Bí thư, sau đó tổ chức kiểm tra cấp chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận. Đối với ủy viên Ban Chấp hành Đoàn cơ sở thì tập huấn từ một đến hai tuần. Tổ chức tập huấn theo chuyên đề, tổ chức các hội nghị tổng kết, tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm công tác Đoàn - Hội - Đội; tập huấn theo chức danh; thành lập và thường xuyên đổi mới nâng cao chất lượng sinh hoạt Đoàn của các loại hình câu lạc bộ; phát hành rộng rãi các loại sách hướng dẫn về kĩ năng, nghiệp vụ công tác Đoàn - Hội - Đội; kết hợp đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện qua các hoạt động thực tiễn của những mô hình hay các hoạt động được Đoàn cấp trên chỉ đạo điểm… Phải thường xuyên tổng kết

100

việc đào tạo cán bộ để rút kinh nghiệm nhằm hoàn thiện dần về chương trình, nội dung, thời gian, phương pháp đào tạo cũng như phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Đối với các cán bộ Đoàn là những người đã và đang tiến hành nhiều hoạt động thực tiễn, nếu có được năng lực tư duy lý luận ở trình độ vững vàng thì việc khắc phục bệnh giáo điều, kinh nghiệm càng có hiệu quả. Vì vậy, việc đào tạo để nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cỏn bộ Đoàn là vấn đề cốt lừi để nõng cao hiệu quả hoạt động Đoàn cho họ.

Tuy nhiên, chất lượng đào tạo cán bộ, cả về mặt trình độ và năng lực tư duy lý luận không chỉ phụ thuộc vào hoạt động đào tạo mà còn phụ thuộc vào chính bản thân đội ngũ này. Cán bộ được cử đi học phải nghiêm túc, hăng say học tập, phát huy tư duy độc lập, sáng tạo để đạt kết quả tốt. Mọi giải pháp, hỗ trợ từ phía Đảng, Nhà nước, đoàn thể xã hội chỉ có tác dụng khi chính đội ngũ này có quyết tâm cố gắng phấn đấu vươn lên, tự học tập, tự rèn luyện, tự trau dồi nâng cao năng lực tư duy lý luận. Chính vì thế mà quá trình đào tạo cần phải làm thế nào để hun đúc cho người học ý thức tự giác học tập, nghiên cứu để biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Phải phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo của cán bộ Đoàn trong việc tự học tập và rèn luyện để nâng cao năng lực tư duy lý luận. Muốn vậy, trước hết phải động viên, cổ vũ, khơi dậy được ở đội ngũ cán bộ Đoàn tình cảm, nhiệt tình cách mạng cũng như nâng cao ý chí vươn lên; phải có cơ chế chính sách theo hướng khuyến khích, thúc đẩy họ tích cực, chủ động, nhạy bén, sáng tạo trong học tập cũng như hoạt động thực tiễn; phải từng bước nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ, đảng viên và nhân dân với tư cách là nhân tố thúc đẩy và tạo cơ sở cho đội ngũ cán bộ Đoàn tự rèn luyện, nâng cao năng lực tư duy lý luận. Bởi muốn làm việc thực sự hiệu quả trong công tác tư tưởng, người cán bộ Đoàn tỉnh Ninh Bình cần phải tự mình nâng cao năng lực tư duy lý luận nếu không sẽ bị đào thải. Quá trình đào tạo và tự đào tạo của cán bộ Đoàn phải

101

chủ động nắm được bản chất của lý luận, tránh kiểu học thuộc lòng câu chữ nhưng không hiểu hết ý nghĩa của nó, không vận dụng được vào thực tiễn.

Thứ tư, tiếp tục đổi mới và hoàn hiện chính sách đối với đội ngũ cán bộ Đoàn trên địa bàn tỉnh.

Trước đòi hỏi của thực tiễn đổi mới đất nước, đòi hỏi về chất lượng và hiệu quả công tác Đoàn hiện nay, việc tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách đối với đội ngũ cán bộ Đoàn của tỉnh là một biện pháp quan trọng không thể thiếu được góp phần nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ Đoàn tỉnh Ninh Bình. Đây cũng là một bộ phận trong hệ thống chính sách cán bộ của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, đổi mới chính sách cán bộ này phải gắn liền với đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý chính sách nói chung. Cơ chế chính sách như thế nào thì sẽ tạo ra người cán bộ như thế. Cơ chế cũ với nhiều bất cập và hạn chế không thể tạo ra những cán bộ năng động nhiệt huyết và đủ trình độ được.

Để nâng cao được năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ nói chung, đội ngũ cán bộ Đoàn tỉnh Ninh Bình nói riêng thì cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, phải tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hơn nữa cơ chế quản lý, chính sách xã hội. Đó là chính sách thực sự vì con người và cho con người. Trước tiên là phải chú ý bồi dưỡng, phát triển sức mạnh thể chất của con người, các cán bộ Đoàn phải được đảm bảo các nhu cầu về thể chất và tinh thần. Điều này cần có sự quan tâm chung của tập thể, của cộng đồng xã hội và được thể hiện một cách cụ thể qua hệ thống chính sách kinh tế - xã hội. Sự quan tâm ấy thể hiện trong chế độ tiền lương, phụ cấp, khen thưởng... Có như vậy, chúng ta mới tạo ra được sự thống nhất hài hòa giữa các yếu tố: say mê lý tưởng, yêu nghề, đảm bảo lợi ích đối với mỗi người cán bộ Đoàn để động viên, khuyến khích họ phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

102

Để có thể từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ Đoàn, chúng ta cần chú ý hơn nữa đến việc tuyển chọn lực lượng cán bộ kế cận. Việc tuyển chọn phải dựa trên cơ sở tiêu chuẩn khách quan, công bằng. Ngoài phẩm chất đạo đức ra, điều quan trọng là phải có được một năng lực tư duy lý luận cùng một năng khiếu hoạt động trong công tác Đoàn và phong trào Thanh niên nhất định. Cần có những chính sách hấp dẫn để thu hút người tài, người có năng lực, trình độ cao tham gia vào công tác Đoàn. Khi tiếp nhận các cán bộ từ nơi khác chuyển đến, phải dựa trên các quy định cụ thể về phẩm chất, năng lực cũng như độ tuổi.

Đối với việc sử dụng cán bộ Đoàn, cần chú ý kết hợp tốt hơn giữa đào tạo với sử dụng, sử dụng với đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt.

Cần có những quy định cụ thể về việc học tập, rèn luyện của cán bộ. Chẳng hạn, đối với cán bộ Đoàn chưa đạt trình độ Đại học, chậm nhất là sau 2 năm công tác phải tiếp tục đi học nâng cao trình độ; phải có ít nhất một ngoại ngữ trình độ B; có trình độ tin học căn bản... Đồng thời, có quy định về chế độ đi thực tế, đi trao đổi, học hỏi kinh nghiệm ở các cơ quan đơn vị, tổ chức địa phương, trong nước và nước ngoài khi có điều kiện...

Như vậy, cơ chế quản lý và chính sách cán bộ Đoàn trong cả nước nói chung, cán bộ Đoàn tỉnh Ninh Bình nói riêng cần phải được bổ sung và hoàn thiện hơn nữa trước những yêu cầu mới của công cuộc đổi mới đặt ra. Có như vậy, chúng ta mới từng bước xây dựng được một đội ngũ cán bộ Đoàn vừa có năng lực chuyên môn, vừa có phẩm chất cách mạng để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trên đây là một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao trình độ tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ Đoàn tỉnh Ninh Bình. Những giải pháp đó có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại, bổ sung hỗ trợ cho nhau. Chính vì vậy, cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp để có thể giúp cho việc nâng cao

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ Đoàn tỉnh Ninh Bình (Trang 94 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)