Chương 2. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG QUAN NIỆM CỦA PLATÔN VỀ NHÀ NƯỚC LÝ TƯỞNG
2.1. Khái niệm và đặc điểm của nhà nước lý tưởng
Toàn bộ tư tưởng chính trị - xã hội của Platôn được gói gọn trong mô hình nhà nước lý tưởng mà ông đã dầy công xây dựng suốt cả cuộc đời. Trong mụ hỡnh nhà nước lý tưởng ấy, có thể thấy, sữ thể hiện đầy đủ cỏc vấn đề của đời sống xã hội mà chúng ta ngày hôm nay vẫn băn khoăn suy nghĩ. Vậy, nhà nước lý tưởng đó như thế nào?
Platôn cho rằng, nhà nước lý tưởng là nhà nước mà trong đó mọi người luụn được sống ờm đềm, hạnh phỳc, đầy đủ và thỏa món bởi những gỡ họ đó tạo ra. Ông viết: “họ sẽ sản xuất thóc lúa và rượu, dệt may quần áo và giày dép. Về lương thực, họ sẽ chuẩn bị bột mỳ và lúa mạch để làm bột và bánh, có những chiếc bánh nướng to và ngon” [15, 78]. Và, “rồi họ sẽ ngả mình trên những chiếc giường bằng gỗ hương, vui đùa với vợ con họ, uống rượu sau bữa tiệc với những chiếc vương miện bằng hoa trên đầu và ca hát tán dương các thần. Như thế, họ sẽ sống hạnh phúc với nhau; và một sự sợ hãi khôn ngoan đối với cảnh nghèo và chiến tranh sẽ giữ họ không sinh đẻ con cái quá mức so với các phương tiện họ có” [15, 78].
Theo Platôn, nhà nước lý tưởng phải được xây dựng từ những tÇng lỡp công dõn khỏc nhau, thực hiện những chức phận khỏc nhau, tựy theo năng lực của mình. Sự xác định các tÇng lìp hay các đẳng cấp xã hội dựa trên sự phân chia cơ cấu linh hồn thành ba phần: thứ nhất, là các triết gia tương ứng với phần lý trí của linh hồn; thứ hai, là các chiến binh tương ứng với phần ý chí của linh hồn; thứ ba, là những người lao động chân tay và buôn bán, tương ứng với phần dục vọng của linh hồn. Chính nhà nước với cỏc đẳng cấp như thế là nhà nước lý tưởng. Nỳ uyờn thừm bởi sự uyờn thâm của các triết gia, nó hùng mạnh bởi sự hùng mạnh và gan dạ của các chiến binh, nó hợp lý bởi sự phục tùng một cách nghiêm túc từ bộ phận công
dân đông đảo nhất trong xã hội. Nếu trật tự đẳng cấp bị phá vỡ, cái ác sẽ nảy sinh.
Nhà nước lý tưởng của Platôn thực chất là sự vận dụng có cải biến chế độ xã hội của Spác, nơi đòi hỏi sự phục tùng tuyệt đối của cá nhân đối với xã hội, hòa tan cá nhân vào cộng đồng. Platôn cho rằng, mục tiêu của nhà nước lý tưởng không phải vì một thứ hạnh phúc bất bình đẳng của riêng một giai cấp nào, mà là hạnh phúc lớn nhất của tập thể. Trong một nhà nước có tổ chức tốt đẹp vì lợi ích của tập thể, chúng ta sẽ tìm thấy công bằng, còn trong một nhà nước được tổ chức dở, chúng ta sẽ thấy bất công.
Như vậy, có thể thấy, nhà nước lý tưởng là sự thống nhất của những thực thể khụng bản sắc, cần mẫn thữc hiện những chức năng xó hội của mình, bất chấp các quyền lợi, đòi hỏi, nhu cầu cá nhân. Tính bền vững của nhà nước đạt được khi thì bằng thuyết phục, khi thì bằng gươm đao, và luật lệ đưa các vĩ nhân vào nhà nước không phải để cho họ khả năng muốn đi đâu, làm gì tùy thích, mà để sử dụng cho công cuộc kiến thiết đất nước.
Nhà nước lý tưởng được Platôn coi như “hình ảnh phóng đại của con người”. Nhà nước này được xây dững xuất phỏt từ bản chất của cỏ nhõn, từ những nhu cầu kinh tế của con người. Ông viết: “nhà nước ra đời bởi vì không một cá nhân nào có thể tự túc được, chúng ta có nhiều nhu cầu” [15, 75]. Và “vì có tất cả các nhu cầu, chúng ta kêu gọi sự giúp đỡ nhau để thỏa mãn các yêu cầu khác nhau của chúng ta, khi chúng ta đã quy tụ được một số người trợ giúp và cộng tác để sống tại cùng một nơi, chúng ta gọi nơi đó là một nhà nước” [15, 76]. Nhà nước đòi hỏi mỗi người chúng ta phải có rất nhiều kỹ năng để tạo ra rất nhiều thứ nhằm thỏa mãn nhu cầu của chính chúng ta. Song, trên thực tế, không ai có thể hội đủ mọi kỹ năng để đáp ứng các nhu cầu về ăn, mặc, ở, mua bán, chế tạo công cụ lao động, các loại hình nghệ thuật… Bởi vì, theo Platôn: “một người chỉ có thể làm tốt một việc mà thôi
hoàn toàn và không thể giỏi về bất cứ việc nào” [15, 97]. Do vậy, phải có sự phân công lao động, tức mỗi người phải chuyên làm một công việc nhất định để “người ta sẽ làm được nhiều việc hơn và công việc sẽ trở nên dễ dàng và tốt hơn” [2, 54]. Mỗi người được rảnh tay khỏi những công việc khác, vào đúng lúc, để họ chỉ chuyên làm công việc mà họ bẩm sinh thích hợp nhất.
Trong nhà nước lý tưởng của Platụn, mọi thứ cần được ghi nhận rừ ràng, được sắp xếp theo một kế hoạch cụ thể mà không một công dân nào có thể vi phạm. Điểm này phân biệt nó với nhà nước – thị thành đang tồn tại – nhà nước được đặc trưng bởi tính không ổn định, tình trạng hỗn loạn và sự thiếu vắng một trật tự nghiêm ngặt, dẫn đến bất công hoành hành. Theo Platôn, trên thực tế, có thể có ba kiểu nhà nước:
Thứ nhất: chế độ quân chủ - sự cầm quyền của một người.
Thứ hai: chế độ quý tộc – sự cầm quyền của một ít người
Thứ ba: chế độ dân chủ - sự cầm quyền của đa số, hay của nhân dân.
Tuy nhiên, ba hình thức này có xu hướng biến chất. Chế độ quân chủ thành nền bạo chớnh, chế độ quý tộc thành chế độ đầu sỏ, chế độ dõn chủ trở thành mị dân. “Những sự biến chất diễn ra vì các nhà cầm quyền có thiên hướng quan tâm nhiều hơn đến bản thân và đến lợi ích vị kỷ của mình, chứ không phải đến lợi ích của công dân. Nhân tố làm biến chất cũng là tự do thái quá, tự do này tất yếu kéo theo thói mị dân là cái làm hủy hoại đạo đức” [12, 148]. Tuy nhiên, nếu nhà nước biết bảo vệ đạo đức của công dân, thì kiểu thứ nhất – chế độ quân chủ - là tốt nhất. Nếu đạo đức bị đánh mất, do vậy, tệ tham nhũng sẽ phát triển, thì tốt nhất là kiểu thứ ba – chế độ dân chủ. Nó ít nhất cũng đảm bảo được tự do tối thiểu như sự an ủi và hi vọng vào tương lai.
Cuối cựng, chế độ quý tộc là tốt nhất trong trường hợp chung – nú phự hợp nhất với nhà nước lý tưởng, vì nó có thể trở thành sự cầm quyền của “những người tốt nhất”. Nhà cầm quyền tốt nhất là người biết khước từ đúng lúc
những khát vọng của mình, là những người hướng tới chân lý và chính nghĩa, yêu quý nhà nước của mình, tức là những nhà triết học.
Trong nhà nước lý tưởng, các công việc của công dân được thực hiện theo sự phân công chung, đạt tới sự kết hợp hài hòa, hoàn hảo. Mọi người đều phải có những vai trò và nhiệm vụ riêng theo từng giai cấp đã được phân chia.
Làm đúng theo nhiệm vụ ấy là bảo vệ và xây dựng đời sống hạnh phúc. Sự phân chia đẳng cấp không chỉ dựa trên phẩm chất đạo đức, trí tuệ, mà còn nhất trí với sự phân công lao động – nền tảng của đời sống xã hội. Platôn xem xét ý nghĩa của phân công lao động không từ góc độ người sản xuất mà từ gúc độ người tiờu dựng. Tư tưởng cốt lừi ở đõy là: người sản xuất phải thích ứng với công việc, chứ không phải công việc thích hợp cho người sản xuất. Platôn cho rằng: “con người phải sống vì nhà nước chứ không phải nhà nước vì con người” [57, 193].
Quốc gia lý tưởng của Platôn là một chế độ cộng đồng khắt khe không những cho các nhà cầm quyền mà còn cho cả binh lính. Tất cả mọi thứ đều là của chung, tất cả nhà cầm quyền và binh lớnh đều ăn chung, sống chung trong những doanh trại, không có tư hữu ngoài những gì thiết yếu nhất cho cuộc sống. Tuy không giầu có, nhưng không phải vì vậy mà họ không hạnh phúc, vì mục đích của cộng đồng là hạnh phúc cho toàn dân chứ không phải cho riêng một giai cấp nào. Chế độ cộng đồng không những được áp dụng trong khuôn khổ kinh tế, mà còn được áp dụng cả trong khuôn khổ nhân sự, gia đình. Platôn viết: “đàn bà là của chung mọi người, không một đàn bà nào sống riêng tư với một đàn ông nào riêng tư cả” [Dẫn theo 25, 224] và “con cái phải là của chung, không người cha nào được biết con đẻ của mình, cũng như không đứa con nào được biết cha đẻ của mình” [15, 138]. Sau khi những đứa trẻ được sinh ra, chúng sẽ được giao cho những người chuyên môn trông coi, những người này có thể là
của chúng đến cho chúng bú vào lúc họ căng sữa, nhưng không được cho những bà mẹ biết đứa con nào là của họ” [15, 141].
Nói tóm lại, cộng đồng mà Platôn chủ trương xây dựng là “cộng đồng của cải, cộng đồng nhân sự, tức chung vợ, chung con, vì theo ông, chỉ có cộng đồng vợ con như vậy mới là đảm bảo chắc chắn cho sự giao hảo và tình thương giữa những công dân với nhau” [25, 254]. Vì vậy, không nhà lãnh đạo nào được xem công dân của mình như người ngoại quốc vì: “nơi tất cả những người họ gặp, họ sẽ tin tưởng như gặp một người anh hay một người chị, một ông cha hay một bà mẹ, một người con trai hay một người con gái, hay những cháu chắt, hay những tổ tiên của những họ mạc đó” [dẫn theo 25, 245].
Như vậy, có thể nói trong nhà nước lý tưởng của Platôn, các nhà triết học và các chiến binh đều bị tước mất mọi quyền sở hữu: không chỉ sở hữu tư nhân mà cả sở hữu cá nhân n÷a. Thứ chủ nghĩa khổ hạnh đó được quảng bá một cỏch lạnh lùng nhẫn nại. Thực ra, đẳng cấp thứ ba ở ụng cú quyền sở hữu cả tư nhân và cá nhân, nhưng cái đó ở ông chỉ là cơ sở vật chất của xã hội, còn bản thân xã hội loại trừ không thương tiếc mọi sáng kiến cá nhân ở bất kỳ lĩnh vực nào, bắt đầu từ lĩnh vực tư biện – triết học – và kết thúc ở lĩnh vực sinh hoạt đời thường. Tất cả ở đây đều chỉ phục tùng nhà nước, xã hội phi nhân cách hay ngoài nhân cách, còn tất cả riêng tư đều phải hi sinh cho nó.
Platôn gắn liền nhà nước lý tưởng với quyền tối thượng của luật pháp.
Mọi công dân của nhà nước (loại trừ nô lệ không thể đặt vào cùng một địa vị với những người tự do; nô lệ ở Hy Lạp cổ đại không có nhiều và chủ yếu giúp việc gia đình), không phụ thuộc vào địa vị của họ, đều phải phục tùng pháp luật như nhau. Trong nhà nước lý tưởng, “luật pháp là bất di bất dịch và chiếm vai trò hàng đầu” [12, 149]. Nhưng làm thế nào để đảm bảo được việc tuân thủ pháp luật trong cuộc sống? Nó liên tục không những bị công dân mà cả nhà cầm quyền vi phạm. Ngoài ra, luật pháp lúc thì được thông qua, lúc thì
bị hủy bỏ hay thay đổi, vì bản thân các nhà lập pháp cũng thường xuyên thay đổi ý kiến và sở thích của mình. Do vậy, sự hỗn loạn và thói tùy tiện cũng chế ngự trong chính lĩnh vực lập pháp. Tức là, cần phải xây dựng một hệ thống biện pháp đặc biệt, đảm bảo sự ổn định và vững chắc của luật pháp, tính chất bắt buộc của nó đối với mọi người. Hệ thống biện pháp này cũng là cái đảm bảo cho sự vững chắc của nhà nước. Nhưng, nếu như vậy, thì nó không thể do một ai đó tùy tiện xác lập, mà cần được tách ra từ bản chất của nhà nước, tức từ ý niệm về nhà nước. Xuất phát từ các đặc điểm của nhà nước tự thân nó, cần phải tách ra những đặc trưng riêng của nó một cách lôgic, xác định chế độ nhà nước và giải quyết vấn đề về vai trò của cá nhân trong nhà nước.
Trong tác phẩm “Luật pháp”, Platôn đã xây dựng một hệ thống luật pháp chặt chẽ chưa từng có, với sự cấm đoán mọi tự do, với sự tôn vinh thực tiễn Ai Cập dường như bất động suốt mười nghìn năm. Tính hà khắc của những hỡnh phạt vỡ những tội lỗi nhỏ nhất vốn đặc trưng cho toàn bộ thực tiễn lập pháp và hành pháp của nhà nước lý tưởng mà Platôn nghĩ ra đã vượt quỏ tất cả cỏc chế độ hà khắc nhất trong lịch sử nhân loại. Chẳng hạn, tội lật đổ nhà nước, theo Platôn, đáng phải xử trảm hoặc cũng phải chịu hình phạt chết đối với những kẻ cầm đầu các hành động tự ý của các nhóm riêng rẽ trong nhà nước dù đó là những người quân sự hay dân sự, hoặc bị đày biệt xứ vì tội trộm cắp. Đặc biệt nặng những hình phạt vì tội ác chống cha mẹ và thần linh. Platôn khẳng định, vì tội lăng mạ thần linh, cha mẹ và nhà nước thì một cái chết là còn ít, mà cần phải bị đày ải vĩnh viễn. Để bảo vệ pháp luật, Platôn đòi hỏi tất cả mọi người phải thường xuyên hát ca và nhảy múa. Nội dung duy nhất của các bài hát và điệu múa cần phải là những lêi ngợi ca hệ thống pháp luật, những lời tán dương pháp luật, những người làm luật và các nhà sách lược, chính trị hàng đầu. Thực chất,
các bài hát và điệu nhảy toàn nhân loại kiểu đó được Platôn đưa vào chỉ để che dấu sự hà khắc dó man của nhà nước mà ụng muốn xõy dựng.
Như vậy, Platôn đòi hỏi sự phục tùng tuyệt đối của cá nhân đối với nhà nước. Sự phục tùng như vậy thực sự “tước mất quyền có cuộc sống riêng tư của công dân trong nhà nước mà ông phác họa ra, tự do cá nhân chỉ được thừa nhận ở mức độ cần thiết cho nhà nước” [12, 150].
Cuối cùng, nhà nước lý tưởng không cần khoa học và nghệ thuật, bởi chúng chỉ làm cho mọi người xa rời chân lý và làm suy đồi đạo đức của họ.
Ngoài ra, ông cũng chủ trương cần phải tin vào một đấng tối cao, mặc dù, đấng tối cao theo ông chưa chắc là có thật, nhưng nó có tác dụng kích thích tinh thần của tất cả mọi người từ làm việc cho tới chiến đấu, khiến họ có thể dằn nén lòng ích kỷ, kìm hãm sự đam mê mà phục vụ cho quốc gia ngay cả khi phải chết. Dẫu sao, theo ụng “tớn ngưỡng khụng đem lại điều gỡ cú hại mà chỉ đem lại những điều lợi cho con em chúng ta” [10, 47].
Tóm lại, một xã hội lý tưởng là một xã hội trong đó mỗi giai cấp sống theo bản tính tự nhiên của mình và không giai cấp nào đụng chạm đến quyền lợi của giai cấp khác. Trái lại, cả ba giai cấp đều phải phối hợp để hợp thành một xã hội điều hòa, một quốc gia công bình.