Cơ cấu tổ chức của nhà nước lý tưởng

Một phần của tài liệu Quan niệm của Platôn về nhà nước lý tưởng (Trang 51 - 57)

Chương 2. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG QUAN NIỆM CỦA PLATÔN VỀ NHÀ NƯỚC LÝ TƯỞNG

2.2. Cơ cấu tổ chức của nhà nước lý tưởng

Nhà nước là “hình ảnh phóng đại của con người”, nên theo Platôn, mỗi giai cấp trong nhà nước, xét theo đặc trưng công việc của họ là đại diện cho những phần khác nhau của linh hồn. Những người nông dân, thợ thủ công, những người buôn bán là giai cấp đại diện cho phần thấp nhất của linh hồn – các dục vọng; những người làm công việc bảo vệ đại diện cho yếu tố tinh thần (ý chí) của linh hồn; còn đẳng cấp cai trị đại diện cho phần cao nhất – phần lý trí (lý tính) của linh hồn. Sự sắp xếp mọi người vào các giai cấp tương ứng với họ chỉ diễn ra sau một quá trình đào tạo kiến thức rộng rãi.

Những người có khả năng làm việc sẽ có cơ hội thăng tiến lên các cấp cao hơn. Tuy nhiên, đó là về mặt lý thuyết, còn trên thực tế, họ chỉ dừng lại ở mức phù hợp với khả năng của mình. Như vậy, sẽ có một số người không bằng lòng với vị trí hiện tại của mình và luôn muốn vươn lên vị trí cao hơn, khi đó, tình trạng hỗn loạn sẽ nảy sinh.

Theo Platôn, trật tự của các đẳng cấp trong nhà nước là biểu hiện trật tự của các bộ phận hợp thành linh hồn con người và do vậy, nếu trật tự này trở nên hỗn loạn thì nhà nước đó cũng bị hỗn loạn. Ông viết: “bất cứ sự lẫn lộn giữa một đẳng cấp này với một đẳng cấp khác, hay sự trao đổi của một đẳng cấp này với một đẳng cấp khác, còng đều gây thiệt hại lớn nhất cho nhà nước và có thể gọi một cách thích đáng là làm xấu” [Dẫn theo 46, 363].

Để làm cho mọi người trong các giai cấp tự bằng lòng và yên phận với vị trí hiện tại của họ, Platôn cho rằng: “Thượng đế khi tạo dựng loài người đã pha trộn vàng trong thành phần cấu tạo của những người cai trị, đặt bạc vào những người lính bảo vệ, sắt và đồng vào những người nông dân và thợ thủ công” [Dẫn theo 4, 63]. Đương nhiên, con cái không nhất thiết phải đứng vào tầng lớp của cha mẹ chúng, nếu chúng không có cùng thành phần cấu tạo trong linh hồn giống như cha mẹ, điều này đũi hỏi những người cai trị “phải theo dừi cẩn thận, nhất là mức độ pha trộn cỏc kim loại trong linh hồn trẻ em. Nếu con cái của chính họ sinh ra với phần sắt và phần đồng trong linh hồn thì họ phải dứt khoát không thiên vị, xếp đứa con vào đúng vị trí phù hợp với bản tính của nó, tức là vào giai cấp nông dân và thợ thủ công” [Dẫn theo 4, 64]. Còn đối với những đứa trẻ “có vàng hoặc bạc trong mình mà lại sinh ra trong giới thợ thủ công thì họ phải đưa nó lên phù hợp với vị trí của nó” [Dẫn theo 47, 64].

Theo Platôn, lý tính phải đóng vai trò dẫn dắt để con người có hành động đúng. Ở đây, tầng lớp có phần lý tính chiếm ưu thế trong nhà nước chỉ

cai trị hay những người bảo vệ theo nghĩa đầy đủ nhất. Chỉ có nhà triết học mới đủ năng lực để hiểu sự khác nhau giữa thế giới hữu hình và thế giới khả tri, giữa hình ảnh và thực tại… Nói chung, các nhà triết học là những người đã từng đi qua các cấp độ của tri thức để đạt tới tri thức về cái Thiện, tức nguyên nhân của mọi tri thức và chân lý.

Tuy nhiên, không có nhiều người trong xã hội có thể trở thành triết gia, hay nói khác đi là có thể đạt tới tri thức về cái Thiện bởi: “nếu một nhà nước được thiết lập dựa trên các nguyên tắc tự nhiên, thì sự khôn ngoan của nó có thể xét như một toàn thể sẽ căn cứ trên sự hiểu biết nằm trong thành phần nhỏ nhất, thành phần này lãnh đạo và cai trị số còn lại” [Dẫn theo 2, 61]. Sự hiểu biết như thế là loại hiểu biết duy nhất xứng với tên gọi sự thông thái. Vì lẽ đó mà trong xã hội, công bằng có thể đạt được hay không còn do yếu tố triết học cã giữ vị trí thống trị hay không. Triết học ở đây, theo quan niệm của Platôn, phải là thứ triết học chân chính, có thể mang lại công bằng cho mọi người chứ khụng phải bất kỳ thứ tri thức nào tự nhận là triết học. ễng viết: “tụi phải ca tụng thứ triết học đúng đắn tạo ra được một cao điểm để từ đó, chúng ta có thể phân biệt được trong mọi trường hợp, cái gì là công bằng cho các cộng đồng và các cá nhân” [47, 64], và “nhân loại sẽ không thoát được cái ác cho đến khi nào hoặc một nhóm người theo đuổi triết học một cách thành tâm và đúng đắn nhất nắm được quyền bính chính trị, hoặc giai cấp cầm quyền được tạo hóa phú cho khả năng trở thành các triết gia thực sự” [47, 64].

Platôn cho rằng, công cuộc cai trị đất nước chỉ có thể do các triết gia đảm trách, nên việc giáo dục họ cần được đặc biệt chú ý. Những môn khoa học mà các triết gia cần phải học, trước hết là toán số vì “khoa này có khả năng giúp con người sử dụng trí óc để đạt được chân lý tự nội. Thực vậy, những con số chỉ có thể lĩnh hội được bằng tư tưởng chứ không thể bằng các giác quan” [Dẫn theo 25, 245]. Tiếp đó là hình học, thiên văn học là ngành

của nú là hữu thể vụ hỡnh. Sau cựng, triết gia phải học cả âm nhạc. Nhưng tất cả các khoa học ấy chỉ là nhập môn vào khoa học cao siêu nhất là biện chứng pháp. Khẳng định vai trò của biện chứng pháp, Platôn viết: “biện chứng pháp là mấu chốt của mọi khoa học và được đặt cao hơn mọi khoa học, không một khoa học nào được đặt cao hơn nó – bản chất tri thức không thể vượt xa hơn nó” [15, 158]. Theo Platôn, chỉ có con người biện chứng mới có được một cái nhìn tổng hợp trên tất cả vạn vật, để giúp họ nhìn được toàn diện vũ trụ theo ánh sáng của lý tưởng cái Thiện.

Tuy nhiên, Platôn lại cho phép nhà cầm quyền được “nói dối dân” vì theo ông, nói dối là một liều thuốc cần thiết trong tay họ. Ông viết: “nếu ai được quyền nói dối thì chính là nhà cầm quyền cộng hòa, để đánh lừa cả địch thủ, cả công dân của họ, khi lợi ích quốc gia đòi hỏi. Ngoài ra, không ai được có quyền động chạm đến một điều tế nhị đến như thế” [Dẫn theo 25, 246].

Tương ứng với phần thứ hai trong linh hồn là đức hạnh dũng cảm.

Đẳng cấp trong nhà nước thể hiện đức hạnh dũng cảm rừ rệt nhất là những người bảo vệ nhà nước (binh lính). Một quốc gia thường đứng trước những nguy cơ đe dọa bởi kẻ thù bên ngoài, hoặc những kẻ thù địch từ bên trong, nên cần có những người lính chiến hay những người bảo vệ. Platôn đặc biệt quan tâm đến những người lính chiến, những người đảm nhận trọng trách quan trọng của quốc gia. Theo Platôn, để trở thành một người lính tốt “người thanh niên phải có cùng những đức tính giống như một con chó giữ nhà giỏi”

[15, 180], nghĩa là “phải nhạy bén phát hiện kẻ địch, nhanh nhạy truy bắt địch và có sức mạnh chiến đấu khi bắt kịp kẻ địch” [15, 180]. Ngoài sự nhanh nhạy và lòng dũng cảm, người lính cũng cần có tinh thần triết học, đó là lòng yêu mến sự khôn ngoan. Để có được những phẩm chất này, người lính cần phải được giáo dục và đào tạo. Giáo dục cho binh lính gồm hai phần là thể dục cho thân thể và âm nhạc cho tâm hồn. Platôn cho rằng, âm nhạc là một

vào nơi sâu thẳm của linh hồn, chúng gắn chặt vào tâm hồn với đầy sức mạnh, tạo sự diễm lệ cho tâm hồn của người được giáo dục đúng trở thành diễm lệ. Thể dục cũng như âm nhạc phải được bắt đầu từ tuổi nhỏ. Rèn luyện thân thể của người lính đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Những người lính chiến phải là những người cường tráng, mạnh mẽ phục vụ cho việc chinh chiến. Họ cần chơi thể thao, không phải để lập thành tích, mà là học cách buộc cơ thể phải tuân theo sự điều chỉnh của tinh thần. Một người dũng cảm không được lảng tránh việc rèn luyện thân thể theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Để có một cơ thể cường tráng, những người lính phải sinh hoạt điều độ và có chế độ ăn hợp lý. Họ không được có tài sản riêng, ngoại trừ tài sản phóc vó những nhu cầu tối thiểu. Không ai được có những nơi ở mà mọi người khác không thể tự tiện vào được. Lương thực được cung cấp theo số lượng cần thiết bởi những người điều độ và can đảm được đào tạo, trong thời kỳ chiến tranh sẽ được nhận từ những công dân khác như tiền công cho việc bảo vệ của họ, được ấn định thế nào để chỉ vừa đủ cho đến hết năm và “họ sẽ ăn chung và sống chung với nhau trong một trại lính”

[15, 112]. Họ bị cấm không được đụng chạm và sử dụng vàng bạc, hay mang theo người như là đồ trang sức, hay uống rượu bằng các bình làm bằng vàng bạc. Chỉ có như vậy, họ mới chuyên tâm phục vụ đất nước. Nếu để họ chiếm hữu đất đai và nhà cửa cũng như tiền bạc, “họ sẽ từ bỏ tư cách bảo vệ của họ để quản lý nông trại hay gia đình của họ và trở thành những kẻ độc tài thù địch với đồng bào” [15, 112]. Tóm lại, theo Platôn: “những người bảo vệ của chúng ta phải gạt bỏ mọi chuyện khác để chỉ chuyên chăm lo việc bảo vệ tự do của đất nước, lo làm nghề của mình và không làm những công việc khác không có ích cho mục đích này” [15, 98].Tầng lớp thứ ba và cũng là tầng lớp thấp nhất trong xã hội là những thợ thủ công, những người nông dân (nô lệ trong thời kỳ đó chỉ được coi là một thứ tài sản

họ là tiết độ. Giai cấp thứ ba này tự sinh nhai bằng chính sức lao động của mình. Họ không phải là các nhà chính trị và không có nhiều phương tiện để sống. Khi được tập hợp lại, họ trở thành tầng lớp đông đảo nhất và mạnh nhất trong nhà nước.

Trong ba tầng lớp, chỉ có tầng lớp thứ ba này mới được sở hữu tài sản và có vợ con riêng bởi họ là những người còn tham lam vơ vét nên không thể nào sống một cuộc đời hoàn toàn trong sạch như những giai cấp trên. Họ có nhiệm vụ làm ra những của cải vật chất để cung cấp cho đời sống của toàn xã hội và cung cấp lương thực, thực phẩm để đảm bảo đời sống của những đẳng cấp trên. Tuy nhiên, họ cũng có quyền không cung cấp lương thực, thực phẩm cho những giai cấp khác nếu những người lãnh đạo của nhà nước không hết mình chăm lo cho đời sống của dân.

Platôn nói nhiều về phân công lao động trong tầng lớp này và về sự chuyên nghiệp hóa chặt chẽ nền sản xuất. Những người làm việc cần phải biết ở đây không chỉ những lợi ích chung quốc gia, mà còn phải biết những lợi ích riêng, thuần túy cá nhân. Để làm được điều đó, họ cần phải sản xuất nhiều hơn so với mức nhà nước cần. Đẳng cấp này được phép không chỉ trao đổi sản phẩm một cách giản đơn, mà họ còn có thể bán sản phẩm của mình ra chợ và mua những gì họ cần. Những người trong tầng lớp thứ ba không chỉ buôn bán trong nội bộ với nhau, họ còn có thể buôn bán với bên ngoài.

Như vậy, có thể nói, tầng lớp thứ ba mặc dù bị hạ thấp vị trí, lại có được những quyền to lớn mà những người thuộc tầng lớp thứ nhất và thứ hai thậm chí còn không dám nghĩ tới. Platôn đã để cho tầng lớp thứ ba toàn bộ tự do sống theo ý muốn cða mình. Khụng nghi ngờ gỡ là, ở đõy Platụn suy tư không chỉ là về sự cho phép và sự hợp pháp của nguyên tắc cạnh tranh, mà còn cả thiết chế chính trị riêng của đẳng cấp thứ ba.

Mỗi đẳng cấp trong nhà nước, theo Platôn, tương ứng với các phần

nước thỡ bản thõn cỏc giai cấp phải thữc hiện cỏc chức năng của mỡnh và không được tham gia, không được can thiệp vào công việc của người khác.

Chừng nào cỏc giai cấp làm tròn chức năng của mỡnh thỡ cụng bằng trong nhà nước được đảm bảo và ngược lại.

2.3. Một số lĩnh vực hoạt động của nhà nước lý tưởng

Một phần của tài liệu Quan niệm của Platôn về nhà nước lý tưởng (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)