Chương 2. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG QUAN NIỆM CỦA PLATÔN VỀ NHÀ NƯỚC LÝ TƯỞNG
2.3. Một số lĩnh vực hoạt động của nhà nước lý tưởng
2.3.3. Hoạt động thực hành đạo đức trong nhà nước lý tưởng
Cũng giống như xôcrát, mối quan tâm hàng đầu của Platôn trong lĩnh vực triết học xó hội là vấn đề đạo đức. Bốn đức hạnh mà Platụn nhắc tới là tiết độ, gan dạ (dũng cảm), thông thái và công bằng. Trong nhà nước lý tưởng, tiết độ là đức hạnh cần có đối với nông dân và thợ thủ công. Ở đây, tiết độ được Platôn hiểu như “một loại trật tự, một sự kiềm chế một số khoái lạc và thèm muốn” [Dẫn theo 2, 62]. Theo Platôn, người ta thường dùng thành ngữ
“làm chủ chính mình” để diễn tả đức hạnh này. Do vậy, câu hỏi thường đặt ra ở đây là, đó có phải là một thành ngữ vô lý không? Trả lời cho câu hỏi này, Platôn cho rằng, hoàn toàn không vì “một người làm chủ chính mình thì cũng bắt mình phải suy phục chính mình, và kẻ suy phục chính mình là người làm chủ, vì cả hai thuật ngữ này đều được áp dụng cho cùng một người” [Dẫn theo 2, 62]. Ở đây, trong quan niệm này, Platôn còn muốn nói: “bên trong chính con người ấy, có một phần tốt và một phần xấu, người ấy là chủ khi phần tốt bẩm sinh kiểm soát được phần xấu” [Dẫn theo 2, 62]. Nếu người đó không được giáo dục tốt hoặc bạn bè xấu gây ảnh hưởng làm cho phần tốt suy phục phần xấu, giống như một lực lượng nhỏ bị suy phục bởi một đội quân đông đảo, thì người trong tình trạng này chỉ có thể coi là “nô lệ của chính mình và vô điều độ” [Dẫn theo 2, 62]. Với Platôn, tiết độ không chỉ giới hạn trong giới thợ thủ công, mà còn áp dụng cho tất cả các giai cấp khác vì nó hàm chứa sự tự nguyện của người dưới – người phải chịu sự cai trị của người trên. Tuy nhiên, tiết độ được áp dụng đặc biệt cho thợ thủ công, bởi họ là tầng lớp thấp nhất trong xã hội và phải phục tùng hai tầng lớp cao hơn. Tiết độ khác với can đảm và khôn ngoan. Trong hai đức hạnh can đảm và khôn ngoan, mỗi đức hạnh chỉ nằm trong một phần mà thôi, một thứ làm cho nhà nước dũng cảm, thứ kia làm cho nhà nước khôn ngoan; còn tiết độ thì khác, nó bao trùm toàn thể và đi khắp các mức độ, tạo ra sự hài hòa cho hạng người yếu cũng như hạng người mạnh và hạng người trung bình.
Dũng cảm không nhất thiết phải là đức hạnh phổ biến, chỉ một bộ phận cụng dõn (cỏc chiến binh) cần phải cú để bảo vệ an ninh quốc gia. Theo Platôn, dũng cảm nghĩa là “biết duy trì một điều gì đó. Sự duy trì này phải được diễn ra trong mọi hoàn cảnh, nghĩa là phải duy trì nó luôn luôn và không bao giờ bỏ nó, cho dù là dưới ảnh hưởng của vui sướng hay đau khổ, ước muốn hay sợ hãi...” [15, 124].
Thông thái là đặc quyền của các triết gia, còn công bằng là đức hạnh được Platôn đặc biệt chú ý vì theo ông, nó là “đức hạnh xã hội”, nó được thể hiện trong đời sống cá nhân lẫn cộng đồng, nó đóng vai trò là thước đo, là sự thẩm định tính chất của thiết chế nhà nước. Vậy công bằng là gì? Platôn đưa ra định nghĩa về công bằng như sau: công bằng là có hoặc làm cái gì thuộc về ta. Định nghĩa của Platôn diễn tả một cách giản dị rằng: công bằng là mỗi người nhận được cái gì mình đã làm ra và làm công việc thích hợp với bản tính của mình nhất. Một người công bằng là một người ở đúng vị trí của mình, làm theo đúng bản tính của mình và trả lại cho xã hội những cái gì họ đã nhận của xã hội. Hay nói cách khác, “công bằng là lo việc của mình và không xía vào việc của người khác. Người công bằng không cho phép các yếu tố khác nhau trong tâm hồn mình dẫm chân lên các chức năng khác nhau”
[15, 128]. Họ là người sắp đặt trật tự cho nhà của mình bằng việc tự chủ và kỷ luật dẫn đến sự an hòa với bản thân, giống như các khúc cân xứng trong một quãng nhạc, giữa các nốt nhạc cao nhất, thấp nhất và trung bình với tất cả các quãng nghỉ. Chỉ khi họ nối kết được các phần này với nhau trong sự hài hòa chuẩn mực và làm cho mình trở thành một người chứ không phải nhiều người, thì khi ấy họ mới sẵn sàng làm bất cứ việc gì họ có thể phải làm, dù là việc kiếm tiền và thỏa mãn các nhu cầu thân xác, hay công việc kinh doanh, hay việc công cộng của nhà nước.
Như vậy, có thể nói, một xã hội gồm những người công bằng là một xã hội điều hoà và hữu hiệu, vì mỗi phần tử ở đúng vị trí của họ, làm theo đúng bản tính của họ. Sự công bằng trong một xã hội là một yếu tố điều hòa sự di chuyển của các tinh tú trên bầu trời. Có công bằng, xã hội mới có thể tồn tại.
Nếu con người khụng giữ đỳng vị trớ của mỡnh, nếu giai cấp lao động ỏp đảo giai cấp lãnh đạo, nếu giai cấp quân nhân đòi cầm quyền thì sự điều hòa sẽ bị tổn thương, xã hội sẽ bị phân hóa và tan rã. Công bằng chính là sự phối hợp tuyệt hảo. So với các đức hạnh khôn ngoan, dũng cảm và tiết độ thì “công bằng đóng góp nhiều nhất cho sự vượt trội của nhà nước” [15, 127].
Đối với cá nhân, công bằng cũng là sự phối hợp của những bản năng, mỗi bản năng giữ đúng vị trí của mình và làm đúng phận sự của nó. Mỗi một cá nhân là một sự phối hợp của các ước muốn, các tình cảm và các ý nghĩ.
Nếu các yếu tố ấy được điều hòa thì cá nhân sẽ tồn tại và thành công. Nếu các yếu tố ấy không giữ đúng vị trí của mình, nếu để tình cảm hướng dẫn hành động, con người sẽ mất thăng bằng. Công bằng là sự yên ổn của tâm hồn, tâm hồn cần có công bằng cũng như thể xác cần có sức khỏe. Tất cả mọi sự xấu xa trên đời này đều do sự thiếu điều hòa, nghĩa là sự thiếu công bằng giữa người và vũ trụ, giữa người và người, giữa các yếu tố trong tâm hồn của một con người.
Theo Platôn, công bằng chẳng những là sức mạnh mà còn là sức mạnh điều hòa. Công bằng không phải là quyền lực của kẻ mạnh mà là sự điều hòa của toàn thể. Đời sống trong xã hội đòi hỏi sự nhượng bộ của một ít quyền lợi của cá nhân để góp phần vào trật tự chung. Một xã hội sẽ tồn tại được nhờ khả năng hợp tác của những phần tử trong xã hội ấy. Có sự hợp tác nào đẹp đẽ hơn khi mỗi cá nhân có thể làm việc theo đúng bản tính của mình, đó là mục tiêu mà tất cả các xã hội phải tìm đến.
2.4. Một số nhận xét, đánh giá quan niệm của Platôn về nhà nước