Giá trị của qan niệm về nhà nước lý tưởng

Một phần của tài liệu Quan niệm của Platôn về nhà nước lý tưởng (Trang 74 - 85)

Chương 2. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG QUAN NIỆM CỦA PLATÔN VỀ NHÀ NƯỚC LÝ TƯỞNG

2.4. Một số nhận xét, đánh giá quan niệm của Platôn về nhà nước lý tưởng

2.4.1. Giá trị của qan niệm về nhà nước lý tưởng

Uy tín của Platôn ở thời cổ đại hậu kỳ, thời trung cổ và trong suốt cả các thời kỳ tiếp theo của lịch sử châu Âu cận đại là rất to lớn. Tên tuổi của ông sống xuyên qua hàng thế kỷ và thiên niên kỷ: ông có ảnh hưởng như nhau ở cả tính chân thực lẫn ở các sai lầm của mình. Platôn là người khởi xướng chủ nghĩa duy tâm khách quan – một trong những trào lưu cơ bản trong triết học. Sự sáng tạo đa cấp độ của ông đã vượt ra khỏi những giới hạn học thuyết duy tâm do ông tạo ra. Điều đó giải thích tại sao khi đánh giá triết học của platôn cần phải tuân theo chỉ dẫn của Lênin rằng: “Theo quan điểm chủ nghĩa duy vật thụ lỗ, đơn giản, siờu hỡnh, thỡ chủ nghĩa duy từm triết học chỉ là một sữ ngu xuẩn. Trái lại, theo quan điểm cða chủ nghĩa duy vật biện chứng, thì chủ nghĩa duy tõm triết học là một sự phỏt triển (một sữ thổi phồng, bơm to) phiến diện, thỏi quỏ, cða một trong những đặc trưng, cða một trong những mặt, cða một trong những khía cạnh của nhận thức thành một cái tuyệt đối, tách rời khái vật chất, khái giìi tự nhiên, thần thánh hóa” [30, 385].

Platụn làm rừ ý nghĩa to lỡn của cỏc định nghĩa, cỏc khỏi niệm và phạm trù logic trong nhận thức, vai trò của chúng trong tư duy triết học và khoa học, sự cần thiết của chúng trong việc nghiên cứu các vấn đề về nguồn gốc của xã hội và của nhà nước, trong việc phân tích các chuẩn mực đạo đức và pháp quyền, trong việc giải quyết các vấn đề thẩm mỹ, luân lý và các vấn đề khác. Một khi các khái niệm đều là sự khái quát hóa, trừu tượng hóa, thì như Lênin đó chỉ ra, việc hỡnh thành cỏc khỏi niệm luụn tiềm ẩn trong nú khả năng chủ nghĩa duy tâm, tức là khả năng chuyển hóa chúng thành những

bản chất độc lập và đặt đối lập chúng với thế giới vật chất các sự vật, mà chúng chỉ là sự phản ánh các thuộc tính và các quan hệ của nó mà thôi.

Trong nhà nước lý tưởng, Platôn đặc biệt đề cao vai trò của các nhà triết học. Ông cho rằng, nhà triết học cần phải làm vua, hoặc người thống trị cần phải là nhà triết học. Điều đó thể hiện sự tự tôn mù quáng của Platôn đối với các nhà triết học. Tuy nhiên, trong thời đại lúc bấy giờ, khi triết học được xem là khoa học của mọi khoa học thì chỉ có nhà triết học mới là nhà khoa học, nhà tri thức. Tư tưởng của Platụn muốn đem áp dúng tri thức triết học vào công việc chớnh trị đó đề cập đến mối quan hệ giữa triết học với thế giới hiện thực. Triết học không phải thuộc lĩnh vực tư tưởng thuần túy mà nó phải có liên hệ tới pháp chế, chính phủ và thế giới hiện thực. Khi triết học tham gia vào việc quản lý đất nước, tức là người lãnh đạo phải nắm được quy luật và tính quy luật, bản chất của hoạt động chính trị xã hội. Khi triết học được kết hợp với chớnh trị, thì chớnh là khi hiện thực và khỏi niệm nhất trớ với nhau. Như vậy, khoa học chính trị cần phải dựa trên một hệ thống các khái niệm, phạm trù và quy luật. Đây cũng chính là nguyên tắc của toàn bộ quá trình hoạt động của con người trong lĩnh vực chính trị. Platôn đã trở thành nhà tư tưởng đầu tiên đặt nền móng cho triết học chính trị ngay từ thời cổ đại. Tư tưởng của ông có ảnh hưởng to lớn đến những nguyên tắc chủ yếu của nhà nước, phỏp quyền, luõn lý và đạo đức của cỏc nước phương Tõy sau này.

Theo Platôn, các thể chế chính trị đã từng tồn tại không có một nguyên lý làm nền tảng, cho nên không thể bền vững được. Một nhà nước được tổ chức và cai trị hợp lý, thì sẽ vững bền, thịnh vượng, nếu không thì sẽ tan rã, rối loạn. Chỉ có các triết gia mới nắm được nguyên lý đó. Do vậy, chỉ có nhà nước được cai trị bởi các triết gia thì mới có thể đem lại sự công bằng cho các công dân và được vận hành tốt.

Như vậy, có thể nói, Platôn đã đặc trưng cho sự tìm kiếm đời đời và không mệt mỏi sự thực, tính tích cực vĩnh viễn không thôi trong việc xây dựng các cấu trúc lịch sử - xã hội và sự đắm mình thường xuyên vào dòng thác đời sống chính trị - xã hội thời đó. Thật không đúng nếu những ai coi Platôn là người chỉ theo một quan điểm thuần túy nào đó và là người xa rời mọi thực tiễn. Cả tiểu sử Platôn lẫn các tác phẩm của ông đều đầy ắp tính tích cực, sự năng động thực tiễn và sự tỡm kiếm khụng mệt mỏi các phương cách để bằng mọi giỏ hiện thực húa cỏc nguyờn tắc triết học của mỡnh.

Chỳng ta cần phải đỏnh giỏ rất cao công việc tỡm kiếm sự thật thường xuyên đó và tính tích cực không mệt mỏi của Platôn. Tính tích cực ở đây không chỉ là về tính tích cực trong cuộc sống chung của ông mà còn là tính tích cực chính trị xã - hội. Đối lập với sự tư biện thuần túy, Platôn luôn hướng tới việc làm lại hiện thực, chứ không chỉ hướng tới sự trực quan tư biện, thụ động, hời hợt về nó. Thực ra, không thể coi mọi lý tưởng trừu tượng kiểu những lý tưởng Platôn là dễ dàng được hiện thực hóa. Nhưng một trong những di huấn mà Platôn để lại cho ta là, cho dù ta phải dành chỗ xứng đáng cho sự tư biện của ông, nhưng điều chủ yếu nhất đó là làm lại hiện thực. Và, khi nghiên cứu một số dữ kiện trong tiểu sử của ông, chúng ta thấy rằng, thậm chí cả tính tư biện của ông cũng hướng cách này hay cách khác vào công việc sống động, chứ chưa nói gì tới tự bản tính Platôn đã cố hữu ước muốn thường xuyờn, khụng mệt mỏi và thường rất mạo hiểm, không ngại an nguy tính mạng để làm lại hiện thực.

Trong cỏc tác phẩm trỡnh bày và phõn tớch triết học Platụn thời gian trước, khỏ nhiều học giả thường nờu ra những đặc trưng duy từm khách quan của Platôn kiểu như, đó hoặc là sự xây dựng khô khan và thuần túy hàn lâm của các quan điểm triết học khác nhau, hoặc hình dung ông như kẻ mộng tưởng viển vông (chẳng hạn, có thuật ngữ chuyên môn được phổ

biến khá rộng rãi là “tình yêu Platôn” như là biểu tượng cho thứ tình cảm không thực tế)… Có thể nói rằng, thời của những đánh giá hồ đồ thiếu thận trọng như thế về chủ nghĩa Platôn đã qua đi không trở lại.

Trong một số tác phẩm của mình, Platôn phê phán gay gắt tất cả các hình thức nhà nước tồn tại ở Hy Lạp. Có thể nói, chưa có bất kỳ nhà triết học nào trước hoặc sau ¤ng lại phê phán các hình thức cai trị gay gắt như Platôn đã thực hiện. Một cách biện chứng, Platôn đã chỉ ra, làm thế nào mọi hình thức chưa hoàn thiện nhất định chuyển thành hình thức khác cũng chưa hoàn thiện như thế, vả lại phải chuyển hóa với tính tất yếu lịch sử. Platôn phê phán ít hơn chế độ quý tộc, nhưng đối với ông, nó không hẳn là hình thức nhà nước, mà chủ yếu là sự cai quản của những người hiền lành, tốt bụng và tốt nhất. Platụn dành sữ khước từ nhiều nhất cho chế độ độc tài. Cho dự linh hồn có hóa kiếp vào thể xác nào đi chăng nữa, thì đối với ông, độc tài vẫn là sự hóa kiếp tồi tệ nhất. Còn sau cuộc phán xử lúc chết, nó thậm chí và nói chung khụng được luân hồi tiếp nữa, mà đời đời phải ở địa ngục chịu sự trừng phạt. Chúng ta không thể không ngưỡng mộ trước sự phê phán sâu sắc đến thế các hệ thống chính trị xã hội ở Platôn.

Niềm tin son sắt rằng có thể và cần phải thực hiện không chậm trễ tất cả các lý tưởng chưa từng có đó của ông, ngay bây giờ, ngay phút này, hơn nữa phải đầy đủ ngay. Mà bởi vì thứ không tưởng kiểu đó diễn ra ở Platôn vìi mức độ chân thật rất cao, một thiện chí mong muốn phồn vinh thịnh vượng cho nên, thứ không tưởng đó cũng trở nên hiểu được, cho dù Platon cuối cùng đã không thành công ở tất cả các ý đồ của mình, thực hiện chủ nghĩa duy tâm khách quan của mình; ông cảm thấy sự bất tiện của mình đối với tất cả các chế độ nói chung, và tất cả các chế độ đó đều săn đuổi truy sát ông.

Có thể tiếc bao nhiêu cũng được về sự thiếu sức sống của các lý tưởng không tưởng của Platôn, có thể và cần phải coi những lý tưởng đó mang tính phục cổ; có thể và cần phải từ đỉnh cao của logic thời đại chúng ta để tìm kiếm ở Platôn các mâu thuẫn lịch sử - xã hội vốn thường dung hòa thứ không thể dung hòa. Tuy nhiên, không thể cúi đầu trước sự chân thật không thể mua chuộc đó, trước những ý đồ dũng cảm làm lại và cải biến, trước nhiệt tình cải cách, trước khí thế cách mạng trong công cuộc tìm kiếm lối thoát khỏi những cơn vật vã khủng hoảng của thành bang chiếm nô cổ đại. Ở đây, trước chúng ta hiện lên một con người quá lớn, mà thái độ cấp tiến và nhiệt huyết nhân đạo chủ nghĩa của người đó thường buộc phải quên đi những sai lầm thậm chí rất to lớn mà người đó mắc phải. Có thể nói rằng, ngay bản thân Platôn với tất cả tính lạc quan của mình rốt cuộc vẫn phải ý thức được tính không lối thoát triết học và chính trị - xã hội của mình.

Để xây dựng nhà nước lý tưởng, Platôn đặc biệt đề cao vai trò của giáo dục và tự giáo dục, coi đây là vấn đề vô cùng thiết yếu mà nhà nước cần phải quan tâm. Điều này là hợp lý, vì trong bất cứ xã hội nào, con người cũng cần có tri thức và đội ngũ trí thức là phần không thể thiếu của một quốc gia vững mạnh. Muốn có tri thức và đội ngũ trí thức, con người cần phải được giáo dục. Đặc biệt, người cai trị cần phải được học hành đến nơi, đến chốn mới có thể biết được thuật trị nước.

Một điều chúng ta cũng cần ghi nhận nữa trong học thuyết của Platôn là quan niệm của ông về sự bình đẳng giữa nam và nữ trong mọi lĩnh vực đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục. Đây là tư tưởng rất tiến bộ, không chỉ có giá trị trong thời cổ đại, mà cho tới tận ngày nay, nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đang phải rất nỗ lực để bảo đảm sự bình đẳng này.

Mặc dù, nhà nước lý tưởng của Platôn là một xã hội “không tưởng”

như nhiều người nhận xét nhưng nó đã được áp dụng ở châu Âu trong một

được đặt dưới quyền cai trị của một giai cấp không khác gì giai cấp cầm quyền lý tưởng mà Platôn đã miêu tả. Trong thời kỳ Trung cổ, người ta thường phân chia dân chúng thành ba giai cấp, đó là: giai cấp cần lao, giai cấp quân nhân và giai cấp giáo sĩ. Giai cấp sau cùng này, mặc dù chỉ là một thiểu số nhưng đã nắm trong tay tất cả quyền hành và đã cai trị gần như tuyệt đối một nửa lãnh thổ châu Âu. Giai cấp giáo sĩ này được lên cầm quyền không phải do sự tấn phong của dân chúng mà chính là do công phu nghiên cứu học hỏi, nếp sống đạo đức và giản dị. Giai cấp giáo sĩ này không bị ràng buộc bởi nếp sống gia đình, và trong nhiều trường hợp, họ được hưởng nhiều tự do trong vấn đề luyến ái mà Platôn chủ trương nên dành cho giai cấp lãnh đạo.

Nếp sống độc thân của giai cấp giáo sĩ là một yếu tố tâm lý rất thuận lợi, phần thì họ không bị cản trở bởi sự ích kỷ dành cho gia đình, phần thì dân chúng coi họ như những con người đặc biệt, đứng trờn sự khờu gợi xỏc thịt.

Các hoạt động chính trị của giáo hội Thiên chúa giáo là sự áp dụng những huyền thoại mà Platôn đã đề ra. Ý niệm về thiên đàng, địa ngục có sự liên hệ mật thiết với những quan điểm được trình bày trong tác phẩm Nền cộng hòa. Với những lý thuyết này, dân chúng châu Âu đã được cai trị mà không cần dùng đến vũ lực. Họ sẵn sàng chấp nhận sự cai trị ấy và không bao giờ đòi hỏi tham gia trực tiếp vào bộ máy chính quyền. Những giai cấp buôn bán và quân nhân, những nhóm lẻ tẻ ở địa phương, tất cả đều một lòng phục tùng giáo hội La Mã. Giai cấp lãnh đạo ấy đã xây dựng nên một tổ chức cai trị vững mạnh và lõu dài nhất trong lịch sụ thể giới.

Những giáo phái cai trị ở châu Âu trước đây là những giai cấp lãnh đạo xứng đáng với lý tưởng của Platôn. Sau cách mạng tháng mười năm 1917, những nhà lãnh đạo cộng sản ở Nga cũng sống cuộc đời mà Platôn đã mô tả. Họ là một thiểu số liên kết với nhau bằng một niềm tin mónh liệt. Họ sợ sự khai trừ khỏi Đảng hơn là cái chết, hoàn toàn hiến thõn cho Đảng,

họ sống một cuộc đời giản dị, đơn sơ trong khi cầm quyền cai trị một nửa diện tích châu Âu.

Những ví dụ kể trên chứng tỏ rằng, lý tưởng của Platôn có thể thực hiện được và chính Platôn cũng xây dựng học thuyết của mình dựa trên những trải nghiệm thực tế trong những lần viễn du của ông. Ông đã so sánh chính thể Ai Cập với chính thể Athen và cảm thấy rằng, Athen còn nhiều khiếm khuyết.

Tại nước Ý, ông có dịp quan sát một nhóm lãnh đạo đúng theo chế độ cộng sản. Nhóm này cầm quyền khá lâu và khá vững. Ở Spác, ông cũng quan sát những điều kiện tương tự. Nhóm lãnh đạo ở đây sống một cuộc đời khắc khổ tập thể, họ rất chú trọng đến việc cải thiện nòi giống, chỉ những người khỏe mạnh, can đảm, thông minh mới được quyền lập gia đình và sinh con. Nói tóm lại, khi xây dựng học thuyết của mình, Platôn không coi đó là một học thuyết hão huyền, xa rời thực tế.

Nhưng trước khi chỉ ra sự sai lầm chớnh trị - xó hội rừ nhất của chủ nghĩa duy tâm khách quan, chúng tôi muốn nhấn mạnh thêm một thành tố nữa của tư duy Platụn, đú là: Chủ nghĩa lạc quan không hề lay chuyển, niềm tin vô hạn vào tính thiện của bản chất con người, những hi vọng thổn thức sâu sắc vào việc có thể đẩy lùi cái ác, còn cái thiện cách này hay khác sẽ toàn thắng, và để cho sự toàn thắng đó chỉ cần ý thiện và tự do của con người.

Chúng tôi tiếp theo sẽ chỉ ra, Platôn đã ngây thơ đến mức nào trong cái chủ nghĩa lạc quan đó của mình và những phương tiện mà ông dùng để hiện thực húa nú vào cuộc sống là khụng phự hợp đến đõu. Nhưng khụng nờn quên rằng, toàn bộ sáng tạo triết học của Platôn, ngoài sự kết thúc bi thảm của ông, đều đã thấm đẫm niềm tin tươi sáng vào con người, vào việc thực hiện cái cao cả và cái đẹp, vào sự gần gũi và có thể thực hiện được hoàn toàn sự cải biến xã hội loài người. Chủ nghĩa lạc quan đó chưa khi nào vắng bóng trong các tác phẩm của Platôn.

Chúng ta đều biết rằng, triết học chính trị của Platôn được xây dựng trên nền tảng của học thuyết ý niệm. Toàn bộ thế giới hiện tượng đều chỉ là cái bóng của thế giới ý niệm, thế giới của những lý tưởng trên các lý tưởng.

Nhà nước cũng vậy, chỉ là sự mô phỏng của nhà nước trong thế giới ý niệm.

Nhà nước tất yếu phải nằm trong vòng trật tự, mặc dù có các thể chế khác nhau nhưng đều tuân theo một nguyên tắc nhất định. Đó là điều mà Platôn muốn đề xuất trong lý luận về nhà nước của mình. Chỉ có điều là ông đã không xuất phát từ chính thế giới vật chất để giải thích thế giới vật chất mà lại xuất phát từ thế giới tinh thần. Ông đã đem một thế giới của những bản chất tinh thần đặt đối lập với thế giới vật chất, trao cho nó ý nghĩa bản thể. Platôn đã đứng trên quan điểm mục đích luận để biện minh cho trật tự xã hội và quyền của nhà nước. Sự phân biệt giữa người này, người khác bị quy về nguyên nhân tâm lý và được giải thích một cách thần bí dựa trên học thuyết về linh hồn. Quan điểm đó về sau này có ảnh hưởng to lớn đến hệ tư tưởng Cơ đốc giáo và tinh thần tôn giáo ở các nước phương Tây.

Toàn bộ kinh nghiệm lịch sử nhân loại toàn thế giới đã dạy ta rằng, mọi tư tưởng cho dù chúng có cao vời vợi và sâu sắc đến đâu đi chăng nữa, cho dù chúng có tương thích với hiện thực đến đâu mà lấy chúng tự thân để làm lại hiện thực thì hoàn toàn chưa đủ. Để tư tưởng được hiện thực hóa vào đời sống thì bản thân hiện thực cũng phải đủ chín muồi. Theo mức độ tương thích với tiến trỡnh lịch sử hiện thực, thì tư tưởng cú thể mạnh, yếu, nhiều ớt, cú thể trừu tượng, cụ thể hơn kém. Lý luận Mác – Lênin dạy rằng, tư tưởng một khi đã đi vào lòng quần chúng nhân dân sẽ trở thành lực lượng vật chất. Suy ra, sự vật chất hóa tư tưởng không chỉ là có thể, mà còn là cần thiết trong những điều kiện lịch sử tương ứng.

Nhưng chủ nghĩa duy tâm khách quan Platôn có gần gũi với hiện thực Hy Lạp đến mức có thể trên các cơ sở của nó mà cải tạo được hiện thực đó

Một phần của tài liệu Quan niệm của Platôn về nhà nước lý tưởng (Trang 74 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)