Hoạt động giỏo dục trong nhà nước lý tưởng

Một phần của tài liệu Quan niệm của Platôn về nhà nước lý tưởng (Trang 63 - 70)

Chương 2. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG QUAN NIỆM CỦA PLATÔN VỀ NHÀ NƯỚC LÝ TƯỞNG

2.3. Một số lĩnh vực hoạt động của nhà nước lý tưởng

2.3.2. Hoạt động giỏo dục trong nhà nước lý tưởng

Platôn đặc biệt quan tâm đến vấn đề giáo dục trong nhà nước lý tưởng.

Ông đề cao một nền giáo dục toàn diện và liên tục, với mục đích hướng con người tới lẽ công bằng và cái Thiện tối cao. Cả nam và nữ đều được giáo dục như nhau, những kẻ kỳ tài xuất chúng có thể tìm thấy ở tất cả mọi giới, vì vậy, cần phải cho trẻ con tất cả những cơ hội học tËp đồng đều.

Cho đến ba tuổi, giáo dục chỉ có nghĩa là săn sóc về thể xác của đứa trẻ.

Platôn viết: “trong ba năm đầu tiên, trẻ em chỉ cần được quan tâm phát triển thể xác. Không được để trẻ tập đi kẻo chân tay còn quá non nớt của chúng bị vặn vẹo vì tập tành quá sớm, nhưng vì vận động có lợi cho chúng nên chúng phải thường xuyên được những người bảo mẫu chăm sóc” [15, 829]. Từ 3 tuổi đến sáu tuổi, khởi sự giáo dục luân thường đạo lý bằng cách kể cho trẻ em các câu chuyện huyền thoại. Các câu chuyện này không hoàn toàn có thật mà chủ yếu là các câu chuyện hư cấu. Từ bảy đến mười tuổi, luyện tập thể thao. Mỗi trường học đều có một sân chơi và một sân vận động. Chương trình học gồm toàn những môn thể dục và thể thao. Trong 10 năm đó, những đứa trẻ sẽ có một sức khỏe dồi dào, khiến cho việc khám bệnh và chữa bệnh trở nên hoàn toàn vô ích. Sở dĩ người ta mắc bệnh là do đã sống một cuộc đời quá nhàn rỗi, quá bê tha, thiếu vận động. Mục đích của nền giáo dục trong giai đoạn này là làm cho bệnh tật không có cơ hội phát triển. Theo Platôn, chính

những kẻ giầu vì cuộc sống quá nhàn rỗi đã tự đem bệnh tật đến cho mình.

Nếu người lao động mắc bệnh, họ sẽ tỡm ngay được một loại thuốc cụng hiệu nào đó để chữa khỏi. Nếu cú người khuyờn nhủ họ phải trải qua một thời kỳ điều trị công phu, họ sẽ trả lời rằng, họ không có thì giờ và cũng không muốn mất công nuôi dưỡng bệnh, trong khi, họ còn có nhiều công việc khác cần phải làm. Họ sẽ vẫn sinh hoạt, làm việc như thường ngày. Nếu lành bệnh, họ sẽ tiếp tục làm việc, nếu bệnh không lành, họ sẽ chết một cách giản dị. Mọi người không thể khoanh tay ngồi nhìn một quốc gia gồm toàn những bệnh nhân sống không ra sống, chết không ra chết. Quốc gia lý tưởng cần phải được xây dựng trên sức khỏe của dân chúng.

Từ mười một đến mười ba tuổi, trẻ em sẽ được học đọc và viết. Platôn hi vọng trẻ em sẽ hấp thụ những “kiến thức cơ bản” trong thời gian tương đối ngắn là ba năm bởi “khi ụng núi về học đọc và học viết hiển nhiờn hàm ý cả

môn số học cơ bản và cả môn hội họa nữa” [15, 831]. Những đứa trẻ sẽ luôn bận bịu với các con chữ cho đến khi chúng có thể đọc và viết. Nhưng vấn đề viết đẹp hay viết nhanh nếu bản chất tự nhiên không cho phép chúng đạt được những việc ấy trong số năm đã định thì cứ kệ chúng.

Tuy nhiên, những môn thể dục và thể thao có khuynh hướng phát triển con người chỉ về một chiều. Những kẻ can đảm có sức mạnh siêu quần thường không được nhã nhặn. Quốc gia lý tưởng sẽ không thể chỉ gồm những vừ sĩ và vũ lực. Vỡ vậy, cần phải dạy cho dõn chỳng biết õm nhạc. Trẻ em sẽ được học nhạc từ tuổi mười bốn đến tuổi mười sáu. Thể dục và âm nhạc phải được dạy như nhau cho cả trẻ nam lẫn trẻ nữ. Nhờ những bản nhạc mà tâm hồn con người ý thức được sự điều hũa và nhịp điệu, do đú, họ ý thức được công lý. Sự điều hòa không bao giờ đi đôi với bất công. Nhạc lý sẽ thâm nhập vào linh hồn con người, khiến cho linh hồn trở nên đẹp đẽ hơn. Nhạc lý sẽ uốn nắn tính tình con người và do đó, đem đến một giải pháp tốt đẹp cho các

vấn đề xã hội và chính trị. Mỗi khi tiết tấu của âm nhạc thay đổi, thì các nguyên lý căn bản của xã hội cũng thay đổi theo.

Âm nhạc chẳng những làm tớnh tỡnh con người trở nờn dịu dàng hơn, mà còn giữ gìn hoặc đảm bảo sức khỏe. Để chứng minh cho điều này, Platôn đưa ra ví dụ về một tục lệ của người dân Corybantic. Theo ông, người dân Corybantic có tục lệ chữa trị các phụ nữ mắc bệnh điên bằng âm nhạc. Khi điệu nhạc vang lên, các bệnh nhân sẽ nhảy nhót một cách cuồng loạn cho đến khi kiệt sức và nằm ngủ. Sau giấc ngủ, đa số các bệnh nhận đã tỉnh giấc và bình phục. Những tư tưởng bị lãng quên trong vô thức được khơi dậy bởi phương pháp kể trên. Những kẻ xuất chúng là những kẻ có cội rễ thiờn tài bắt nguồn từ cừi vụ thức. Khụng người nào trong trạng thỏi hữu thức cú thể cú ý nghĩ xuất chỳng. Những người xuất chỳng và những người điên giống nhau ở điểm này.

Để tâm hồn những đứa trẻ phát triển một cách đẹp đẽ, Platôn chủ trương “phải kiểm duyệt gắt gao những áng văn chương và những bản nhạc mà trẻ phải nghe, phải đọc” [25, 242]. Trước hết, phải kiểm soát những nhà văn và những thi sĩ để chỉ giữ lại những cõu chuyờn tốt và nhắn nhủ các bà mẹ phải dùng những câu chuyện tốt để huấn luyện trẻ con. Homer và Hesiod là những thi sĩ bị cấm vì nhiều lý do. Một là, hai ông đã trình bày, các thần đôi khi có những cử chỉ xấu xa. Đó là điều không mang tÝnh xây dựng trong sự giáo dục trẻ em vì trẻ em phải được huấn luyện làm sao để chỉ thấy rằng, thần là nguyên nhân sáng tạo mọi sự nhưng không bao giờ sáng tạo cái xấu mà chỉ sáng tạo những cái tốt. Hai là, Homer và Hesiod đôi khi có nói đến những điều làm cho người ta sợ chết, trong khi, lý tưởng giáo dục của Hy Lạp là phải gây d÷ng ý thức và hào hứng cho thanh thiếu niên biết thà chết vinh còn hơn sống nhúc. Ba là, vỡ sự lễ độ đũi hỏi rằng, khụng bao giờ được cười to tiếng, thế mà Homer đã nói: “trong các vị thần đáng kính có một vị

cười ngất” [Dẫn theo: 25, 242]. Bốn là, Homer còn có đoạn văn ca tụng những yến tiệc linh đình hoặc những hành vi dâm đãng trong triều đình của cỏc thần, như thế là gây phương hại cho tinh thần tiết độ.

Nói tóm lại, cần phải loại bỏ tất cả những sáng tác nào gây ra sự sợ chết, hay xuyên tạc bộ mặt thần thánh, cả những gì trình bày về những vị anh hựng đang rờn xiết hay cười, vỡ những anh hựng chỉ được hiện ra trong những hình ảnh can trường và đạo đức mà thôi.

Cả những thi sĩ nào chỉ biết bắt chước cũng cần phải trục xuất.

Platôn viết: “chúng ta cần những thi sĩ và những người tạo truyện nghiêm khắc và ít hào hoa, nhưng lại hữu ích cho mục tiêu của ta. Họ phải là những người chỉ biết bắt chước giọng nói của con người đứng đắn và thích nghi ngôn ngữ của họ vào những hình thức mà ta đã hoạch định ngay từ nguyên thủy” [Dẫn theo 25, 243].

Vì vậy, cần phải tìm cho được những nghệ sĩ có khả năng theo sát được cái đẹp và sự kiều diễm tự nhiên, để những thanh thiếu niên có thể hấp thụ được những kỳ công nghệ thuật. Có thể nói đối với Platôn, nghệ sĩ phải là một con người bị ràng buộc mật thiết với số mệnh của cộng đồng và nghệ thuật cũng đóng một vai trò giáo dục và đạo lý quan trọng.

Theo Platôn, âm nhạc khiến cho tâm hồn trở nên khỏe mạnh. Tuy nhiên, quá nhiều âm nhạc cũng có hại như quá nhiều thể dục, thể thao. Những lực sĩ chỉ biết có thể dục không khác gì những kẻ rừng rú, còn những nhạc sĩ chỉ biết có nhạc thường trở nên quá yếu mềm. Vì vậy, cần phải dung hòa cả hai khuynh hướng. Quá 16 tuổi, mọi âm nhạc đều phải đình chỉ, trừ những môn đồng ca. Âm nhạc còn cần được dùng để giảng giải những môn khó khăn như toán học, sử ký và khoa học. Cần phải phổ nhạc những bài học để cho dễ nhớ hơn. Những người nào không có khiếu để học những môn kể trên được tự do lựa chọn những môn khác, không nên ép buộc trẻ con phải thấu hiểu bất cứ

môn học nào. Người ta cần phải được tự do trong vấn đề học hỏi. Những môn học ép buộc không bao giờ thấm nhuần vào tâm trí của người học. Việc học cần phải được tổ chức như một trò chơi và như thế có thể cho phép chúng ta tìm hiểu khuynh hướng thiên nhiên của những đứa trẻ.

Tâm trí cần phải được tự do trong việc phát triển và thể chất cần phải mạnh mẽ nhờ các môn thể dục và thể thao. Có như vậy, quốc gia mới được vững mạnh trên hai căn bản tâm lý và sinh lý. Tuy nhiên, cần phải có một căn bản đạo đức, tất cả những cá nhân của một tập thể cần phải được thống nhất, họ phải biết vai trò của họ trong tập thể, tất cả mọi người đều có quyền hành và trách nhiệm của họ đối với người khác. Câu hỏi đặt ra ở đây là: chúng ta phải xử trí cách nào trong khi mọi người đều tham lam, ganh ghét, dâm dật và ưa gây gổ? Phải chăng cần dùng đến cảnh sát? Trả lời cho câu hỏi này, Platôn cho rằng, dùng đến cảnh sát là một phương pháp dữ tợn và tốn kém, có một phương pháp tốt đẹp hơn, đó là, sự chế tài của một đấng tối cao, chúng ta cần có một tôn giáo. Platôn tin tưởng rằng, một nước không có tín ngưỡng vào một đáng tối cao không thể là một nước mạnh. Chỉ tin tưởng vào một nguyên lý sơ khai, một sức mạnh vũ trụ hoặc một sức sống mãnh liệt mà không tin tưởng vào một đáng tối cao thì vẫn chưa đủ để tạo nên hy vọng, sự tận tâm và lòng hy sinh, chưa đủ để an ủi tinh thần của những kẻ thất vọng hoặc gây sự can đảm cho những kẻ chinh chiến. Chỉ có đấng tối cao mới có thể làm những việc sau này, mới có thể bắt buộc những người ích kỷ phải dằn lòng để sống một cuộc đời tiết độ, kìm hãm sự đam mê. Cần phải làm cho dân chúng tin tưởng vào sự bất diệt của linh hồn. Chính sự tin tưởng ấy, làm cho người ta có can đảm để đương đầu với cái chết hoặc chịu đựng sự ra đi vĩnh viễn của những người thân yêu.

Công việc giảng giải những hiện tượng trong vũ trụ trước óc tò mò ngày càng lớn của đám thanh niên là một việc rất khó, nhất là khi chúng bước

cũng là lúc, chúng ta tổ chức những kỳ thi tổng quát vừa lý thuyết, vừa thực hành. Cần phải cho những thí sinh những thử thách vật chất cũng như tinh thần. Tất cả những khả năng sẽ có dịp xuất hiện cùng lúc với những nhược điểm. Những thớ sinh nào bị trượt sẽ được thu nhận vào những cụng việc kinh tế của quốc gia, họ sẽ là những nhà buôn bán, thư ký, thợ thủ công hay làm ruộng. Kỳ thi phải được tổ chức một cách nghiêm túc, công bằng, tất cả những người có năng lực cho dù là thuộc bất cứ thành phần nào, giai cấp nào trong xã hội cũng đều phải được công nhận.

Những người vượt qua được kỳ thi đầu tiên này sẽ học thêm 10 năm nữa để rèn luyện tinh thần, thể chất và tính tình. Sau 10 năm, họ sẽ thi lần thứ hai khó hơn lần trước rất nhiều. Người nào bị trượt sẽ trở thành những phụ tá, những sĩ quan tham mưu trong tổ chức chính phủ. Để cho những người thi trượt không chán nản, thất vọng, cần phải an ủi họ để họ chấp nhận số phận một cách vui vẻ. Để làm được điều đó, theo Platôn, cần phải nhờ đến tôn giáo và tín ngưỡng. Cần phải cho họ biết rằng, số trời đã định như vậy và không thể thay đổi được. Tất cả chúng ta đều là anh em nhưng trời sinh chúng ta mỗi người một khác, có người có khả năng chỉ huy, những người ấy không khác gì vàng, họ phải có những vinh dự lớn nhất. Có những người khác được ví như bạc, họ có thể là những phụ tá đắc lực. Những người còn lại là những nông phu hoặc thợ thuyền, họ có thể ví như sắt và đồng. Có nhiều khi cha mẹ vàng sinh con bạc hoặc cha mẹ bạc sinh con vàng. Vậy cần phải thay đổi ngôi thứ để thích hợp với khả năng của mọi người. Những kẻ làm quan to cũng không nên buồn phiền khi thấy con cái mình phải làm nông dân hoặc thợ thuyền. Trái lại, cũng có trường hợp, con cái nông dân, thợ thuyền trở thành quan lớn. Số trời đã định rằng, nếu để những người thuộc hạng sắt và đồng lên cầm quyền thì quốc gia sẽ điêu tàn. Nhờ huyền thoại này mà dân chúng phục tùng nhà cầm quyền và chính sách của quốc gia được thực thi.

Những người vượt qua kỳ thi thứ hai này sẽ được chọn để học môn triết lý. Lúc này họ đã 30 tuổi và đó là tuổi thích hợp để học môn này. Platôn cho rằng, không nên để người trẻ học triết lý quá sớm, họ sẽ quen thói suy luận, cãi cọ, hồ nghi… giống như những con chó hay cắn xé những miếng giẻ trong các trò chơi của chúng. Theo Platôn, triết lý có hai nghĩa: đó là phương pháp suy luận một cách minh bạch và cai trị một cách khôn ngoan. Trước hết, những kẻ trí thức trẻ tuổi phải học cách suy luận một cách minh bạch, họ phải biết thế nào là một ý niệm.

Lý thuyết của Platôn về ý niệm là một trong những lý thuyết rắc rối và tối tăm nhất trong lịch sử triết lý. Platôn cho rằng, ý niệm có thể bao trùm tổng quát hoặc có thể là một định luật chi phối vạn vật, hoặc có thể là một lý tưởng. Sau thế giới hiện tượng do các giác quan của con người phát hiện là thế giới của những ý niệm do sự suy luận phát hiện, thế giới của những ý niệm có tính chất trường tồn hơn thế giới hiện tượng và do đó, có thể xem là xác thực hơn. Để chứng minh cho điều này, Platôn đưa ra một số ví dụ như sau: ý niệm về con người trường tồn hơn sự tồn tại hiện hữu của một con người cụ thể, chẳng hạn như anh A, anh B hay anh C. Ý niệm về vòng tròn tồn tại mãi mãi, trong khi một vòng tròn kẻ trên giấy có thể biến mất. Một cái cây có thể còn đứng vững hoặc đã ngã xuống nhưng những định luật chi phối sự đứng vững hoặc ngã xuống của cái cây còn tồn tại mãi mãi. Thế giới của ý niệm có thể coi là đã có trước thế giới hiện tượng, và có thể tồn tại sau khi thế giới hiện tượng đó biến mất. Để giải thớch rừ hơn điều này, Platụn đưa ra vớ dụ: đứng trước một cây cầu, giác quan chỉ cảm thấy một khối khổng lồ bằng sắt và xi măng, nhưng chính nhờ ý niệm mà người kỹ sư hình dung được các định luật chi phối sự hình thành của cây cầu, các định lý toán học, vật lý học theo đó tất cả cây cầu phải được xây cất. Nếu những định luật ấy không được tuân theo, cây cầu sẽ sụp đổ. Có thể nói rằng, chính những định luật đóng vai

trò của đấng tối cao để giữ cho cây cầu đứng vững. Các định luật, do đó, là một phần cần thiết của việc học hỏi triết lý.

Theo Platôn, không có thế giới của ý niệm, mọi vật sẽ hỗn độn và vô nghĩa. Chính ý niệm cho phép con người sắp xếp vũ trụ theo thứ tự. Thế giới không có ý niệm là một thế giới không có thật, không khác gì những hình bóng cử động trên tường. Do đó, mục đích chính của nền giáo dục là đi tìm ý niệm để biết được hướng tiến lý tưởng, biết được sự tương quan giữa vật này và vật khác, biết vũ trụ diễn biến như thế nào. Chúng ta cần phải phối hợp và sắp đặt các kinh nghiệm của giác quan theo các tiêu chuẩn kể trên.

Những người vượt qua kỳ thi thứ hai sẽ phải mất năm năm để học tập về thế giới của ý niệm, về nguồn gốc và sự diễn tiến của vũ trụ. Sau đó, họ phải tiếp tục học năm năm nữa về cách áp dụng những nguyên lý kể trên trong việc xử thế và trị nước. Đến đây, họ vẫn chưa đủ khả năng để trở thành những người cai trị đất nước. Platôn cho rằng, để trở thành những triết gia lãnh tụ đủ sức cầm quyền và giải phóng xứ sở, sau giai đoạn đào luyện về lý thuyết, những người này phải bước qua giai đoạn đào luyện bằng thực hành. Cần phải cho họ hòa mình vào đời sống, các lý thuyết sẽ không có giá trị nếu chúng không được thử thách bởi cuộc sống hàng ngày. Những người này phải chung đụng với đời một cách hoàn toàn bình đẳng, họ phải cạnh tranh để mưu sống với những nhà buôn, những người đầy thủ đoạn xảo quyệt, và họ sẽ được đào luyện bởi chính thực tế khắc nghiệt của cuộc sống. Cuộc sống này sẽ kéo dài thêm mười lăm năm. Một số thí sinh sẽ bị đào thải, số còn lại trở nên ôn hòa và tự tin hơn trước, họ không còn tự đắc mù quáng vào những lý thuyết, họ sẽ có một sự hiểu biết quý báu do truyền thống, kinh nghiệm và sự đấu tranh mang lại. Những người ấy xứng đáng được cầm quyền cai trị đất nước.

Một phần của tài liệu Quan niệm của Platôn về nhà nước lý tưởng (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)