Chương 2. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG QUAN NIỆM CỦA PLATÔN VỀ NHÀ NƯỚC LÝ TƯỞNG
2.3. Một số lĩnh vực hoạt động của nhà nước lý tưởng
2.3.1. Hoạt động chớnh trị - xó hội
Trong nhà nước lý tưởng, Platôn đòi hỏi một chế độ dân chủ cho tất cả mọi người. Dân chủ ở đây có nghĩa là cơ hội đồng đều cho toàn thể công dân nhất là trong lĩnh vực giáo dục. Nó không phải chỉ để cho mọi người có cơ hội để tham gia chính quyền, điều quan trọng là tất cả mọi người đều có cơ hội học hỏi để sau này có thể đảm nhận các phần việc trong chính quyền. Tuy nhiên, chỉ những người nào tỏ ra thông minh xuất chúng mới có điều kiện tham gia chính quyền. Những chức vụ cao được lựa chọn không phải bằng bầu cử cũng khụng phải thông qua đấu tranh giữa cỏc phe nhúm mà chớnh bằng khả năng của từng người. Không một người nào được giữ chức vụ cao mà không được huấn luyện trước hoặc chưa làm tròn nhiệm vụ ở chức vụ thấp. Câu hỏi đặt ra ở đây là: phải chăng đây là chính thể quý tộc? Trả lời câu hỏi này, Platôn cho rằng, vấn đề danh từ không quan trọng lắm, nó chỉ quan trọng đối với người ngu và các chính trị gia. Chúng ta muốn được cai trị bởi những người xuất sắc nhất, đú là tinh hoa của chớnh thể quý tộc. Tuy nhiờn, mọi người thường quan niệm rằng, chính thể quý tộc là phải cha truyền con nối. Về điểm này, Platụn có quan điểm hoàn toàn khỏc với cách hiểu nêu trên. Ở đõy, Platụn chủ trương một chớnh thể quý tộc dõn chủ. Thay vỡ phải chọn lựa những ứng cử viên do các phe phái đưa ra, người dân có thể tự đề cử mình bằng cách học hỏi. Trong chế độ này, hoàn toàn không có chuyện cha truyền con nối, tất cả mọi tài năng đều cú cơ hội phỏt triển đồng đều, dù là con vua chúa hay con thứ dân đều bắt đầu ngang nhau. Nếu con
vua chúa mà không có năng lực vẫn sẽ bị đào thải. Nếu là con thứ dân mà có đủ khả năng vẫn có thể tiến tới. Đây là nền dân chủ học đường, nền dân chủ rất tiến bộ. Với một nền dân chủ như vậy, với một chính quyền bao gồm tất cả những thành phần ưu tú nhất, những người cầm quyền sẽ dành tất cả những nỗ lực của mình để duy trì tự do cho đất nước và cuộc sống hạnh phúc cho mọi người dân.
Trong nhà nước lý tưởng của Platôn không có vấn đề phân quyền. Lập pháp, hành pháp cũng như tư pháp đều tập trung vào trong tay một nhóm người, ngay cả nguyên tắc pháp trị cũng không thể làm cho họ bó tay trước những tình thế đặc biệt. Quyền hành của họ là một thứ quyền hành vừa thông minh, vừa mềm dẻo, vừa không có giới hạn. Nhưng làm thế nào để tìm ra được người vừa thông minh, vừa mềm dẻo, bởi ngay cả triết gia cũng có thể lầm lạc và ích kỷ, đôi khi họ cũng trở thành kỳ dị và hoàn toàn vô dụng trong xã hội. Platôn đã nghĩ đến vấn đề này và ông chủ trương một lối giáo dục thực tế, đi đôi với đời sống, song hành với một nền học vấn uyên thâm. Kết quả của lối giỏo dục này là phải đào tạo ra những nhân vật biết nhỡn xa trụng rộng và ưa hoạt động. Theo Platôn, triết lý là một nền văn hóa hoạt động kết hợp được sự khôn ngoan, sáng suốt và nhu cầu hoạt động của con người.
Để đối phó với sự tham nhũng của giìi lãnh đạo, Platôn chủ trương xóa bỏ tư hữu. Trong giìi lãnh đạo, không ai có quyền có của cải riêng, ngoài những vật dụng tối cần thiết cho đời sống. Họ được có nhà riêng có cửa khúa, vật dụng và đồ ăn uống chỉ vừa đủ để họ duy trì đời sống của mình. Họ khụng cần vàng bạc vỡ giỏ trị của bản thõn họ quý hơn vàng bạc.
Chỉ trong điều kiện ấy, họ mới cú thể lãnh đạo đất nước. Nếu trỏi lại, họ ham mua nhà, đất và tích lũy vàng bạc, họ sẽ trở thành kẻ thù của những người khác. Sự căm thù và những âm mưu hại nhau là những mầm mống phá
tan xã hội từ bên trong và hậu quả của nó còn nặng nề hơn sự phá hoại từ bên ngoài.
Lối sống kể trên làm cho giai cấp lãnh đạo không nghĩ đến chuyện bè phái mà chỉ nghĩ đến lợi ích chung. Họ không thiếu thốn, không cần lo nghĩ về những vấn đề kinh tế, nhưng đồng thời, họ cũng không có cơ hội để tham nhũng và đeo đuổi những khát vọng cá nhân. Họ sẽ ăn chung, ngủ chung với nhau trong một lối sinh hoạt giản dị. Quyền lực của họ sẽ khụng làm hại kẻ khác, phần thưởng độc nhất của họ là niềm tự hào đã giúp ích cho xã hội. Họ sẽ bằng lòng với cuộc sống như vậy, họ sẽ đánh giá một đời sống tận tụy cho xứ sở cao hơn những món lợi kinh tế. Do đó, sẽ không có những phe phái tranh giành, cấu xé nhau vì địa vị.
Để chuyên tâm phục vụ đất nước, giai cấp lãnh đạo sẽ không có vợ.
Chẳng những họ không tìm cái lợi cho bản thân, mà còn không tìm cái lợi cho gia đình. Họ không bị các bà vợ thúc giục vơ vét của cải, họ tận tâm với xã hội chứ không phải với một người. Những đứa con sinh ra cũng không thể gọi là con của người nào. Tất cả hài nhi đều phải rời mẹ từ khi lọt lòng và đều được nuôi nấng chung, không ai cã quyền sở hữu đối với những đứa trẻ ấy.
Tất cả những người mẹ đều chăm sóc cho toàn thể những đứa con. Tình huynh đệ giữa những đứa trẻ này sẽ nảy nở vô cùng tốt đẹp. Tất cả những đứa con trai đều là anh em, những đứa con gái đều là chị em, tất cả những người đàn ông đều là cha, những người đàn bà đều là mẹ.
Trong nhà nước lý tưởng của Platôn không có sự phân biệt nam nữ. Cả nam và nữ đều bình đẳng trong tất cả mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục. Con gái cũng có đầy đủ các cơ hội để học tập như con trai và có thể đảm nhận những chức vụ cao nhất trong xã hội. Người phụ nữ cũng có thể tham gia cả trận mạc nếu như ở chiến trường cũng có những công việc phù hợp với họ. Theo Platụn, nguyờn tắc phõn cụng lao động là phải dữa trờn
khả năng chứ khụng nên dữa trờn điều kiện sinh lý. Nếu một người đàn bà tỏ ra có khả năng trong lĩnh vực chính trị thì cần phải để cho bà ta làm chính trị. Nếu một người đàn ông có khả năng rửa chén, hãy để cho ông ta rửa chén.
Để đảm bảo cho nhà nước phát triển vững mạnh, vấn đề dân số cũng được Platôn rất quan tâm. Xã hội muốn phát triển hài hòa, cần phải giữ mức độ dân số phù hợp với những phương tiện sinh sống, không được để dân số tăng quá nhanh. Để đảm bảo cho dân số không tăng quá nhanh, theo Platôn
“nên tổ chức các lễ hội để tạo điều kiện cho các cô dâu, chú rể đến với nhau, cũng như tổ chức các buổi lễ cúng thần và các bài ca tân hôn do các nhà thơ sáng tác, con số các đám cưới sẽ phụ thuộc vào sự thận trọng của các nhà cai trị, mục đích là để bảo tồn dân số vừa phải” [15, 140]. Ngoài ra, cũng cần xét đến những điều kiện khác như chiến tranh hay dịch bệnh và các yếu tố tương tự, để tránh cho dân số trở thành quá đông hoặc quá ít. Hơn nữa, để xây dựng một xã hội lớn mạnh, cần có những con người khỏe mạnh. Để giải quyết vấn đề này, Platôn cho rằng, cần phải rút kinh nghiệm trong kỹ thuật nuôi súc vật:
người ta đã thành công trong việc pha giống bò để có những con bò to lớn, khỏe mạnh, tại sao người ta không áp dụng những kỹ thuật tương tự trong việc đào tạo giống người. Cho đứa trẻ một nền giáo dục thích hợp chưa đủ, cần phải cho nó một giống tốt.
Vì vậy, để có thể tạo ra những đứa trẻ khỏe mạnh, cần phải có nguyên tắc tuyển chọn giống. Nguyên tắc ở đây là: “phải có nhiều cuộc giao phối giữa những người tốt nhất của mỗi giới và rất ít cuộc giao phối giữa những người kém hơn với những người kém hơn và chỉ giữ lại con cái của những cuộc giao phối tốt nhất, để dòng giống được bảo tồn ở mức độ cao nhất” [15, 140]. Những công việc này phải giữ kín và chỉ có nhà cai trị mới được biết, nếu không, sẽ dẫn tới nguy cơ những người bảo vệ nổi loạn. Platôn cũng cho rằng: “cần phải nghĩ ra một kiểu rút thăm tinh vi để cho những người yếu kém hơn có dịp rút số của họ và như thế, họ sẽ tự trách mình vì số phận hẩm hiu
của họ, chứ không trách nhà cai trị” [15, 140]. Những thanh niên đã có các chiến công oanh liệt, ngoài các phần thưởng và danh dự mà họ được hưởng, họ còn có nhiều điều kiện hơn để ngủ với các phụ nữ được ban cho họ, lý do là nhờ có các cuộc giao phối như thế, sẽ có rất đông những đứa trẻ được sinh ra từ những người cha tuyệt vời. Sau khi những đứa trẻ được sinh ra, chúng sẽ được giao cho những người chuyên môn trông coi, và “con cái của các cha mẹ giống tốt sẽ được đưa tới nơi tập thể ở một khu vực riêng biệt trong thành phố, ở đó, chúng được chăm sóc bởi các bảo mẫu. còn con cái của các cha mẹ giống xấu sẽ được đưa đi một nơi kín đáo không ai biết” [15, 141].
Để có thể sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh, cha mẹ còn phải sinh con trong thời kỳ họ đang ở độ tuổi thanh xuân. Đó là từ 20 đến 40 đối với nữ giới và từ 25 đến 55 đối với nam giới. Theo Platôn, “đó là độ tuổi mà các khả năng thể chất và tinh thần của đàn ông và đàn bà đạt mức sung mãn nhất” [15, 141]. Còn bất cứ người nào ở trên hay dưới lứa tuổi quy định này mà tham dự vào các cuộc sinh hoạt hôn nhân công cộng sẽ bị kết tội là bất chính và tội lỗi, và những đứa con mà họ sinh ra sẽ bị coi là dòng giống của sự tối tăm và của sự nhục dục.
Về vấn đề an ninh, cần phải chống thù trong, giặc ngoài nhưng quan trọng hơn cả là giặc ở bên trong vì nó chia rẽ, tàn sát những người trong cùng một nước. An ninh đã được giai cấp chiến binh giữ gìn, nhưng thật ra, biện pháp giữ gìn trật tự hoàn hảo nhất là trật tự từ tâm hồn của mọi người. Trong một số trường hợp nhất định, nếu không có cảnh sát, binh lính thì không thể giải quyết. Ngoài ra, cần phải xây dựng luật pháp sao cho mỗi người tự nguyện, tự giỏc chấp hành, không cần phải cướng bức.
Mặc dù, chống kẻ thù trong là quan trọng, nhưng cũng không thể xem nhẹ nhiệm vụ chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước. Vì lẽ đó, nhà nước lý tưởng cần phải có một đội quân sống cuộc đời khắc kỷ giống như giai cấp lãnh đạo và cũng do dân chúng chu cấp lương thực, thực phẩm và
đến chiến tranh giữa các nước. Thứ nhất, do dân số quá đông, đất nước không đủ rộng lớn để cung cấp đủ đất đai cho mọi người dân; thứ hai, là do sự buôn bán giữa các nước. Theo Platôn, sự cạnh tranh trong buôn bán là một hình thức của chiến tranh. Vì lẽ đó, nhà nước cần phải nằm sâu trong đất liền để không có điều kiện phát triển ngoại thương. Việc trao đổi buôn bán với các nước khác, làm cho một quốc gia tràn ngập hàng hóa, cùng những kẻ lắm tiền. Những sự buụn bỏn, đổi trỏc đú, làm cho con người quen với tính tham lam và gian xảo. Nền ngoại thương đòi hỏi một hạm đội để bảo vệ và hạm đội này là mầm mống của chiến tranh. Trong tất cả các trường hợp, chiến tranh là trách nhiệm của một thiểu số, trong khi, đại đa số là bạn. Hình thức chiến tranh tệ hại nhất là nội chiến. Nếu mọi người dân trong một nước biết đoàn kết thành một liên minh thì họ có thể tránh được sự đô hộ của ngoại bang.
Cơ cấu chính trị của nhà nước lý tưởng sẽ do một nhóm lãnh đạo.
Nhóm này được bảo vệ bởi các quân nhân, và sau cùng là các nhóm người buụn bỏn, làm kỹ nghệ, làm ruộng để nuôi nấng hai nhúm trờn. Chỉ cú nhóm thứ ba này mới được có của cải riêng, vợ chống riêng, con cái riêng.
Tuy nhiên, các ngành thương mại và canh nông sẽ do nhóm lãnh đạo điều khiển để tránh những trường hợp quá giầu hoặc quá nghèo. Những người nào có của cải gấp bốn lần trung bình, phải nộp số thặng dư cho nhà nước, việc cho vay nặng lãi bị cấm và tiền lời bị hạn chế. Chế độ cộng sản triệt để áp dụng cho giai cấp lãnh đạo nhưng không thể áp dụng cho giai cấp lao
động. Đặc điểm của giai cấp này là tớnh ưa vơ vột và cạnh tranh, chỉ cú một số ít có tâm hồn cao thượng hơn, còn phần đông chỉ chạy theo món lợi, thay vì chạy theo chân lý và lẽ phải. Những kẻ chạy theo tài lợi không đủ tư cách để trị nước. Nếu giai cấp lãnh đạo sống giản dị và làm việc một cách hiệu quả, thỡ giai cấp lao động sẽ vui lũng chịu làm việc dưỡi sự lónh đạo của họ.
Và một điều nữa là, xã hội phải có sự công bằng, bình đẳng. Để đảm bảo cho mọi vị trí chức vụ hoạt động suụn sẻ, khụng dẫm chõn lờn nhau, thỡ mọi người cần phải ý thức rừ nhiệm vụ và giai cấp cða mỡnh, khụng được lấn tuyến vượt rào. Nếu một trong ba giai cấp không còn nhận thức được vị trí của mình thì chiến tranh nhất định sẽ xảy ra. Mỗi người phải nhận được những gì mình đã làm và làm những công việc đúng với chức năng, trách nhiệm của mình.