Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây dựng techcons​ (Trang 33 - 37)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRÔNG DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG

2.4. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

Sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp xây lắp là các công trình, hạng mục công trình còn dở dang chưa hoàn thành hoặc bên đầu tư chưa nghiệm thu, chấp nhận thanh toán.

Trong các DN xây lắp, việc xác định chi phí sản xuất dở dang cơ bản vẫn là những phương pháp như các DN sản xuất. Tuy nhiên do đặc điểm của sản phẩm xây lắp nên việc đánh giá sản phẩm dở dang có một số đặc điểm cần chú ý:

Đối với công trình xây lắp bàn giao một lần CPSX dở dang cuối kỳ thường được đánh giá theo chi phí thực tế:

CPSX dở dang

cuối kỳ = Tổng chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC thực tế phát sinh

Đối với những công trình bàn giao nhiều lần CPSX dở dang cuối kỳ thường được đánh giá theo các phương pháp sau:

2.4.1. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí sản xuất định mức

Đánh giá giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí sản xuất định mức trong trường hợp doanh nghiệp áp dụng hệ thống kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo phương pháp định mức hoặc doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống định mức chi phí sản xuất hợp lý.

- Với chi phí bỏ một lần ngay từ đầu (như chi phí NVL trực tiếp):

CPSX dở dang cuối kỳ

giai đoạn i

=

Khối lượng công việc thi công xây lắp dở dang

cuối kỳ giai đoạn i

Định mức chi phí giai đoạn i

- Với chi phí bỏ từ từ theo quá trình sản xuất (chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung):

CPSX dở dang cuối kỳ

giai đoạn i

=

Khối lượng công việc thi công xây lắp dở dang cuối kỳ

giai đoạn i

Định mức chi phí giai đoạn i

Mức độ hoàn thành của công việc thi

công xây lắp dở dang 2.4.2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí dự toán

Theo phương pháp này, chi phí dở dang cuối kỳ được tính như sau:

CPSX dở dang

cuối kỳ

=

CPSX của khối lượng xây lắp dở

dang đầu kỳ

+

CPSX của khối lượng xây lắp phát

sinh trong kỳ

Giá trị dự toán của khối lượng xây lắp dở dang

cuối kỳ Giá trị dự toán của

khối lượng xây lắp hoàn thành

+

Giá trị dự toán của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ

2.4.3. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo tỷ lệ hoàn thành tương đương:

Theo phương pháp này, chi phí dở dang cuối kỳ được tính như sau:

CPSX dở dang cuối kỳ

=

CPSX của khối lượng xây lắp dở

dang đầu kỳ

+

CPSX của khối lượng xây lắp phát sinh trong

kỳ

Giá thành dự toán của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ

quy đổi về khối lượng hoàn Giá trị dự toán của

khối lượng xây lắp hoàn thành

+

Giá trị dự toán của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ quy đổi về khối

lượng hoàn thành

2.5. Tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây dựng 2.5.1. Đối tƣợng tính giá thành sản phẩm

Để phản ánh chính xác mặt kết quả sản xuất, đo lường kết quả hoạt động của mình, các doanh nghiệp cần xác định giá thành sản phẩm tạo ra. Xác định đối tượng tính giá thành cũng là công việc đầu tiên trong công tác tính giá thành sản phẩm của kế toán. Bộ phận kế toán giá thành phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất của DN, các loại sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất, tính chất sản xuất của chúng để xác định đối tượng tính giá thành cho phù hợp.

Trong sản xuất XDCB, sản phẩm có tính đơn chiếc, đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm xây dựng hoàn thành. Ngoài ra đối tượng tính giá thành còn có thể là từng giai đoạn hoàn thành quy ước, tùy thuộc vào phương thức bàn giao thanh toán giữa đơn vị xây lắp và chủ đầu tư:

- Sản phẩm hoàn thành là các công trình, HMCT đã xây lắp xong đến đoạn cuối cùng của quy trình công nghệ và chuẩn bị bàn giao cho đơn vị sử dụng.

- Sản phẩm hoàn thành theo giai đoạn quy ước là các đối tượng xây lắp chưa kế thúc toàn bộ công tác quy định trong thiết kế kỹ thuật mà chỉ kết thúc việc thi công một giai đoạn nhất định.

2.5.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm

2.5.2.1. Phương pháp tính giá thành trực tiếp (giản đơn)

Đây là phương pháp tính giá thành phổ biến trong DN xây lắp vì hiện nay sản tượng tập hợp chi phí sản xuất.

Theo phương pháp này tập hợp CPSX phát sinh trực tiếp cho một CT, HMCT từ khi khởi công đên khi hoàn thành chính là giá thành thực tế của CT, HMCT đó. Trường hợp CT, HMCT chưa hoàn thành toàn bộ mà có khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao thì kế toán phải tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang và giá thực tế của khối lượng xây lắp hoàn thành, cách xác định:

Giá thành thực tế của KLXL

hoàn thành bàn giao

=

Chi phí KLXL dở dang đầu kỳ

+

Chi phí KLXL phát

sinh trong kỳ

-

Chi phí KLXL dở dang cuối

kỳ

-

Khoản điều chỉnh giảm giá thành

2.5.2.2. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng

Phương pháp này áp dụng cho những DN sản xuất đơn chiếc và hàng loạt theo đơn đặt hàng đã ký.

Nếu quá trình chỉ liên quan đến một đơn đặt hàng thì tính trực tiếp cho từng đối tượng.

Nếu chi phí sản xuất liên quan đến nhiều đơn hàng thì dùng phương pháp gián tiếp để xác định chi phí cho từng đơn hàng.

Toàn bộ chi phí sản xuất thực tế từ khi bắt đầu khởi công cho tới cuối kỳ báo cáo nhưng đơn đặt hàng vẫn chưa hoàn thành thì được coi là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

Toàn bộ những chi phí liên quan đến đơn đặt hàng từ khi bắt đầu snar xuất đến khi kết thúc được coi là giá thành của đơn hàng đó.

2.5.2.3. Tính giá thành theo phương pháp tổng cộng chi phí

Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm xây lắp được xác định bằng cách cộng tất cả chi phí sản xuất ở từng đội sản xuất, từng giai đoạn công việc, từng hạng mục công trình.

Khi đó giá thành công trình xây lắp được xác định như sau:

Z = Ddk+ (C1+ C2+…+Cn) - Dck.

Trong đó:

Z: Giá thành sản phẩm xây lắp Ddk: Chi phí dở dang đầu kỳ Dck: Chi phí dở dang cuối kỳ

Ci: Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ ở đội sản xuất hay giai đoạn hay từng hạng mục công trình.

2.5.3. Kỳ tính giá thành

Kỳ tính giá thành sản phẩm là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần phải tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành. Việc xác định kỳ tính giá thành hợp lý sẽ giúp cho việc tổ chức công tác giá thành sản phẩm khoa học, đảm bảo cung cấp số liệu về giá thành của sản phẩm, lao vụ kịp thời, phát huy đầy đủ chức năng giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của kế toán.

Căn cứ vào đặc điểm tổ chức và chu kỳ sản xuất sản phẩm, kỳ tính giá thành trong doanh nghiệp XDCB thường là:

+ Đối với những CT, HMCT được coi là hoàn thành khi kết thúc mọi công việc trong thiết kế thì kỳ tính giá thành của CT, HMCT đó là khi hoàn thành CT, HMCT.

+ Đối với những CT, HMCT lớn, thời gian thi công dài, kỳ tính giá thành là khi hoàn thành bộ phận CT, HMCT có giá trị sử dụng được nghiệm thu hoặc khi từng phần công việc xây lắp đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý theo thiết kế kỹ thuật có ghi trong Hợp đồng thi công được bàn giao thanh toán (giai đoạn).

2.6. Hạch toán chi phí sản xuất xây lắp trong điều kiện thực hiện khoán sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây dựng techcons​ (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)