Thuận lợi, khó khăn, phƣơng hƣớng phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây dựng techcons​ (Trang 47)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU

3.6. Thuận lợi, khó khăn, phƣơng hƣớng phát triển

o Thuận lợi:

Là công ty mới thành lập nhưng công ty đã có nguồn vốn ổn định, có khả năng huy động vốn từ những nguồn khác nhau. Bên cạnh đó công ty cũng đảm bảo các hạn mức tín dụng năm 2016 tại các ngân hàng uy tín như Sacombank: tỷ, Vietinbank: tỷ, Eximbank: tỷ.

Công ty có một đội ngũ nhân viên, các kỹ sư xây dựng, cơ khí, chuyên viên kinh tế, tài chính nhiều kinh nghiệm đã góp phần làm cho công ty ngày càng phát triển hơn. Hiện nay công ty cũng đã ký kết được nhiều hợp đồng lớn.

o Khó khăn:

Bên cạnh những thuận lợi đó công ty cũng tồn tại những khó khăn, nhất là đối với một doanh nghiệp mới thành lập thì sự cạnh tranh với các công ty đối thủ gặp nhiều trở ngại. Giá đầu vào của nhiều loại vật tư, nguyên liệu tăng, trong khi giá bán sản phẩm không tăng, hoặc tăng ít làm ảnh hưởng đến đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng. Hiện tại vốn tự có của công ty vẫn còn thấp và cả những bất cập trong việc huy động vốn nhàn rỗi trong dân hay là nguồn vốn từ tín dụng ngân hàng.

o Phƣơng hƣớng phát triển:

Với phương châm “XÂY DỰNG NIỀM TIN”, Công ty Cổ Phần Xây Dựng Techconsvới sự năng động, sáng tạo và nổ lực cố gắng của hội đồng quản trị, Ban giám đốc, tập thể cán bộ công nhân viên, công ty luôn đặt ra cho mình những phương hướng phát triển để công ty ngày càng vững mạnh trở thành một công ty xây dựng uy tín, được xã hội và khách hàng tín nhiệm:

Mục tiêu ngắn:

- Xây dựng thương hiệu Techcons ngày càng phát triển và đủ sức cạnh tranh trong nước.

- Chú trọng đầu tư máy móc thiết bị thi công và nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp lấy con người làm trọng tâm, giá trị cao nhất là sự an toàn.

- Xây lắp vẫn là hoạt động sản xuất chính của công ty. Bên cạnh đó không ngừng đa dạng hóa sản phẩm, chú trọng phát triển, tập trung đầu tư dài hạn vào lĩnh vực đầu tư kinh doanh đĩa ốc, tư vấn đầu tư thiết kế xây dựng và sản xuất kinh doanh NVL xây dựng.

- Nâng cao năng lực tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững về sản lượng, doanh thu, lợi nhuận.

- Không ngừng cải thiện hệ thống quản trị cho phù hợp với phương hướng phát triển của công ty. Đổi mới công nghệ sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất.

CHƢƠNG 4: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CÔNG TRÌNH VẠN PHÚC LÔ O55- O60 TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG TECHCONS 4.1. Đặc điểm, phân loại chi phí tại sản xuất tại công ty

Techcons hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, các CT, HMCT trước khi bắt đầu thi công đều phải lập dự toán thiết kế để các bên duyệt làm cơ sở cho việc ký kết hợp đồng kinh tế. Các dự toán XDCB được lập theo từng CT, HMCT và được phân tích theo từng khoản mục chi phí.

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm toàn bộ chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu trực tiếp sử dụng cho xây lắp các công trình như: Xi măng, cát, sỏi, đá, sắt thép, ….

- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương, tiền công phải trả chi công nhân thi công trực tiếp, kể cả tiền công thuê ngoài, ....

- Chi phí sản xuất chung: Bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương nhân viên quản lý phân xưởng, phí vật liệu công cụ dụng cụ dung cho quản lý đội, chi phí dịch vụ mua ngoài.

Do công ty sử dụng máy thi công bằng hình thức thuê ngoài nên chi phí thuê máy thi công được tính vào chi phí SXC .Hoặc một số khối lượng xây lắp sẽ ký hợp đồng phụ với bên thứ 3.

4.2. Đối tƣợng và phƣơng pháp tập hợp chi phí sản xuất 4.2.1. Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất 4.2.1. Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất

Để thực hiện tốt công các hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thì việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là một trong những yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất. Xuất phát từ những đặc điểm riêng của ngành XDCB và đặc điểm tổ chức sản xuất trong công ty nên đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất được xác định là các công trình, hạng mục công trình riêng biệt, các giai đoạn công việc, các khối lượng xây lắp có dự toán riêng. Cụ thể trong bài khóa luận này, đối tượng tập hợp chi phí là công trình 06 nhà ở liền kề lô O55-O60_Vạn Phúc 1.

4.2.2. Phƣơng pháp tập hợp chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất trong công ty CP Xây Dựng Techcons được tập hợp theo những khoản mục:

- Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung

Công ty tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp trực tiếp. Các chi phí phát sinh liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào thì tập hợp vào CT, HMCT đó. Đối với các chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí thì cuối kỳ hạch toán sẽ được phân bổ cho các CT, HMCT có liên quan theo những tiêu thức phù hợp.

4.3. Đối tƣợng và phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm 4.3.1. Đối tƣợng tính giá thành sản phẩm 4.3.1. Đối tƣợng tính giá thành sản phẩm

Căn cứ vào các đặc điểm riêng của doanh nghiệp xây lắp là sản phẩm mang tính đơn chiếc, giá trị lớn, thời gian thi công dài nên công ty xác định đối tượng tính giá thành là từng công trình, hạng mục công trình cụ thể. Ngoài ra đối tượng tính giá thành còn có thể là từng giai đoạn hoàn thành quy ước tùy thuộc vào phương thức bàn giao thanh toán giữa đơn vị xây lắp và chủ đầu tư.

Ví dụ: Một số công trình, hạng mục công trình mà công ty đang thi công:

- CT_VP1811: Công trình nhà ở Vạn Phúc 1_lô O55-O60 hợp đồng số 181101/2015/HĐTC/VT-TECHCONS.

- CT_VP1512: Công trình nhà ở Vạn Phúc 1_lô O13- O16 hợp đồng số 151201/2015/HĐTC/VT-TECHCONS.

- CT_VP1612: Công trình nhà ở Vạn Phúc 1_lô O12 hợp đồng số 161201/2015/HĐTC/VT-TECHCONS.

Hoặc đối tượng theo HMCT, hay giai đoạn như:

- CT_VTPL01: Công trình Pearl Văn Thánh_HĐ 08 TC/HĐKT/2015_PL 1_Trần thạch cao VP

- CT_VTPL02: Công trình Pearl Văn Thánh_HĐ 08 TC/HĐKT/2015_PL 2_Trần Cemboard tầng 30

- CT_VTPL03: Công trình Pearl Văn Thánh_HĐ 08 TC/HĐKT/2015_PL 3_Tấm rock wool cho vách ngăn thạch cao VP

- …..

4.3.2. Phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm

Phương pháp tính giá thành sản phẩm tại công ty là phương pháp tính giá thành trực tiếp (giản đơn). Các chi phí sản xuất phát sinh có liên quan trực tiếp tới CT, HMCT nào thì tập hợp trực tiếp cho CT, HMCT đó. Với các chi phí gián tiếp có liên quan nhiều đến

CT, HMCT thì kế toán tập hợp và phân bổ cho từng đối tượng theo chi phí nhân công trực tiếp.

Trên cơ sở chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ và kết quả đánh giá khối lượng sản phẩm đở dang cuối kỳ, giá thành từng CT, HMCT được xác định như sau:

Giá thành thực tế của khối lượng xây lắp

hoàn thành = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ 4.3.3. Kỳ tính giá thành sản phẩm

Do sản phẩm XDCB được sản xuất theo từng đơn đặt hàng, chu kỳ sản xuất dài, công trình, hạng mục công trình chi hoàn thành khi kết thúc một chu kỳ sản xuất sản phẩm cho nên kỳ tính giá thành mà công ty chọn là thời điểm mà CT, HMCT hay các giai đoạn theo quy ước hoàn thành bàn giao.

Như vậy hàng tháng kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo các đối tượng tính giá thành. Khi nhận được biên bản nghiệm thu bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng thì kế toán sẽ sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp để tính giá thành.

4.4. Giới thiệu sơ lƣợc về công trình 06 căn nhà phố liên kế lô O55, O56, O57, O58, O59, O60_dự án khu nhà ở Vạn Phúc 1 và công trình O59, O60_dự án khu nhà ở Vạn Phúc 1 và công trình

Công trình 06 căn nhà phố liên kế lô O55, O56, O57, O58, O59, O60 thuộc dự án khu nhà ở Vạn Phúc 1.

Theo hợp đồng thi công xây dựng số 181101/2015/HĐTC/VT-TECHCONS. Hợp đồng ký kết ngày 18 tháng 11 năm 2015.

Gói thầu: Thi công xây dựng phần thô và các hạng mục phần hoàn thiện theo dự toán Địa điểm: lô O55, O56, O57, O58, O59, O60 đường số NB5, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

Bên đầu tư: Công ty CP TM XD Vạn Tín, người đại diện là ông Phạm Nguyên Cát_Giám đốc.

Giá trị hợp đồng: 4.711.219.000 VNĐ (Bằng chữ: Bốn tỷ, bảy trăm mười một triệu, hai trăm mười chín ngàn đồng chẵn), trong đó:

- Giá trị trước thuế: 4.282.926.364 đồng - Thuế GTGT (10%): 428.292.636 đồng

Công trình bắt đầu thi công từ tháng 01 năm 2016 và dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 03 năm 2016.

4.5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất cho công trình Nhà ở Vạn Phúc 1 lô O55-O60 4.5.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 4.5.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm (khoảng 70-75%). Vì vậy yêu cầu nhà quản lý vật tư chặt chẽ cả về hiện vật và giá trị.

Nguyên vật liệu xuất dùng có thể được huy động từ hai nguồn: cung cấp tại kho và vật liệu mua ngoài nhập thẳng vào công trình để sử dụng thi công.

- Vật liệu cung cấp tại kho: Bao gồm những vật liệu đặc chủng như sắt, thép, đá, cát, …. Khi có nhu cầu sử dụng theo khối lượng xây lắp dự toán, đội trưởng các đội hoặc quản lý đội thi công lập phiếu yêu cầu vật tư gửi lên các phòng ban xem xét ký duyệt; nếu được đồng ý công ty tiến hành lập và gửi đơn đặt hàng đến nhà cung cấp vật tư. Ở giai đoạn này công ty cần xem xét khả năng cung ứng và lựa chọn nhà cung cấp để ký kết hợp đồng. Khi bàn giao vật tư, phòng vật tư chịu trách nhiệm kiểm nhận số hàng và lập phiếu nhập kho. Bên bán giao hóa đơn GTGT cho bên mua. Khi cần xuất dùng, đội trưởng hoặc quản lý đội thi công sẽ yêu cầu xuất vật tư gửi lên công ty ký duyệt, sau đó phòng vật tư tiến hành xuất kho và lập phiếu xuất kho. Các hóa đơn chứng từ trên sẽ được chuyển lên phòng tài chính kế toán, kế toán kiểm tra và tiến hành nhập liệu.

- Vật liệu mua ngoài: Khi có nhu cầu sử dụng vật tư, cán bộ đội xây lắp lập đơn yêu cầu vật tư và gửi lên phòng ban công ty xét duyệt, sau đó sẽ lập đơn đặt hàng, ký hợp đồng và bên bán sẽ giao hàng cho bên mua tại công trình (không nhâp vào kho). Chi phí vận chuyển có thể là do bên bán hoặc bên mua chịu tùy thuộc vào các điều khoản trong hợp đồng mua bán. Khi nhận hàng, cán bộ hoặc giám sát đội thi công chịu trách nhiệm kiểm nhận số vật tư và giữ các chứng từ liên quan cùng với hóa đơn. Sau đó định kỳ gửi lên phòng Tài chính kế toán và kế toán tiến hành nhập liệu.

Ngoài ra, để đễ thực hiện với những vật tư phát sinh hay nhỏ lẻ thì bên thi công sẽ yêu cầu vật tư cần thiết. Sau đó nhân viên có nhiệm vụ đi mua vật tư sẽ làm “Giấy đề nghị tạm ứng” trình giám đốc kèm bản dự trù sử dụng vật tư. Sau khi xem xét giấy tạm ứng hợp lý, giám đốc ký duyệt. Trên cơ sở đó thủ quỹ xuất quỹ tiền mặt cho người xin tạm ứng. Các khoản tạm ứng này theo dõi trên chi tiết TK 141_”Tạm ứng”.

GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG

Ngày: 15/01/2016 Kính gửi: BGĐ Công ty CPXD Techcons

Người đề nghị tạm ứng: Lê Thanh Tùng Bộ phận:

Nội dung tạm ứng: Ứng tiền mua vật tư Công trình Vạn Phúc 1_ lô O55- O60 Số tiền đề nghị tạm ứng: 12.000.000

Tời gian hoàn ứng:

Bằng chữ: Mười hai triệu đồng. /.

Duyệt tạm ứng Trƣởng BP Ngƣời đề nghị

Căn cứ vào giấy tạm ứng, kế toán sẽ lập phiếu chi và chi tiền. Khi nhận được tiền, người xin tạm ứng đi mua vật tư:

 Trường hợp nhập vật tư vào kho: Thủ kho sẽ tiến hành lập phiếu nhập kho và phiếu xuất kho, kèm theo hóa đơn GTGT kế toán sẽ tiến hành nhập liệu vào máy.

 Trường hợp chuyển thẳng đến công trình: Đối với những vật liệu không cần kiểm soát khối lượng kế toán sẽ hạch toán thẳng vào tài khoản 621 mà không hạch toán qua TK 152.

Một số ví dụ về quá trình nhập vật tư phát sinh công trình Vạn Phúc 1_06 căn nhà ở liên kế lô O55, 56, 57, 58, 59, 60 trên phần mềm kế toán:

Ví dụ: Ngày 15/01/2016 ông Lê Thanh Tùng tạm ứng 12.000.000 đồng, mua vật tư xi măng Sài Gòn PCB 40 bao cho công trình Vạn Phúc 1 theo HĐ số 0009123 công ty TNHH thương mại dịch vụ vận tải Hồng Hải với số tiền thanh toán là 17.458.000 chưa bao gồm thuế GTGT 10%.

HĐ GTGT số 0009123 ( phụ lục 1)

Vật tư mua về được nhập vào kho, thủ kho làm phiếu nhập kho theo số lượng thực tế nhập vào. Sau khi nhập kho ông Lê Thanh Tùng sẽ mang tất cả chứng từ và làm Giấy đề nghị quyết toán tạm ứng (phụ lục 2), kế toán xác nhận đúng sẽ lập phiếu chi để chi tiền còn thiếu (hoặc lập phiếu thu để thu tiền thừa)

CÔNG TY CP XD TECHCONS PHÒNG VẬT TƢ PHIẾU NHẬP KHO Ngày 15 tháng 1 năm 2016 Số: NK00051 Nợ: Có:

Họ và tên người giao: Anh Cao Sơn Địa chỉ: Phòng Vật tư Theo HĐ số: 0009123 ngày 18/1/2016 của công ty CP I.S Nhập tại kho: C. Khánh Địa điểm:

Số TT

Tên, nhãn hiệu, quy cách… số Đơn vị tính Số lƣợng

Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập 1 2 3 4 5 6 7 8 = 5*7 1 Xi măng Sài Gòn PCB 40 bao Tấn 15,05 15,05 1.160.000 17.458.000 17.458.000 Thuế VAT 10% 1.745.800

Tổng cộng tiền thanh toán

19.203.800

Tổng số tiền (viết bằng chữ): Mười chín triệu hai trăm lẻ ba ngàn tám trăm đồng. /. Ngƣời lập Ngƣời nhận Thủ kho Kế toán trƣởng

CÔNG TY CP XD TECHCONS PHÒNG VẬT TƢ

PHIẾU XUẤT KHO

Ngày 18 tháng 1 năm 2016

Số: XK00123 Nợ:

Có: Họ và tên người nhận hàng: Lê Thanh Tùng Địa chỉ:

Lý do xuất: Thi công công trình nhà ở liền kề Vạn Phúc 1 lô O55- O60 Xuất tại kho: C. Khánh Địa điểm:

Số TT

Tên, nhãn hiệu, quy cách… số Đơn vị tính Số lƣợng

Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập 1 2 3 4 5 6 7 8 = 5*7 1 Xi măng Sài Gòn PCB 40 bao Tấn 15,05 15,05 1.160.000 17.458.000 2 17.458.000 Thuế VAT 10% 1.745.800

Tổng cộng tiền thanh toán

19.203.800

Tổng số tiền (viết bằng chữ): Mười chín triệu hai trăm lẻ ba ngàn tám trăm đồng. /.

Ngƣời lập Ngƣời nhận Thủ kho Kế toán trƣởng phiếu hàng

Sau khi nhận được các hóa đơn, chứng từ, kế toán tiến hành nhập liệu vào phần mềm kế toán. Từ màn hình giao diện, kế toán vào “mua hàng” →” chứng từ mua hàng” → điền thông tin vào các ô. Sau đó vào “kho” → “nhập xuất kho” →vào “thêm” và chọn mục “xuất kho” sau đó nhập liệu. Kế toán sẽ tiến hành hạch toán luôn về phần quyết toán tạm ứng cho nhân viên.

Trường hợp vật tư mua nhập thẳng vào công trình mà không qua kho ta hạch toán luôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây dựng techcons​ (Trang 47)