Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí dự toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây dựng techcons​ (Trang 34)

Theo phương pháp này, chi phí dở dang cuối kỳ được tính như sau:

CPSX dở dang cuối kỳ = CPSX của khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ + CPSX của khối lượng xây lắp phát sinh trong kỳ Giá trị dự toán của khối lượng xây lắp dở dang

cuối kỳ Giá trị dự toán của

khối lượng xây lắp hoàn thành

+

Giá trị dự toán của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ

2.4.3. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo tỷ lệ hoàn thành tƣơng đƣơng:

Theo phương pháp này, chi phí dở dang cuối kỳ được tính như sau:

CPSX dở dang cuối kỳ = CPSX của khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ +

CPSX của khối lượng xây lắp phát sinh trong

kỳ

Giá thành dự toán của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ

quy đổi về khối lượng hoàn Giá trị dự toán của

khối lượng xây lắp hoàn thành

+

Giá trị dự toán của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ quy đổi về khối

2.5. Tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây dựng 2.5.1. Đối tƣợng tính giá thành sản phẩm

Để phản ánh chính xác mặt kết quả sản xuất, đo lường kết quả hoạt động của mình, các doanh nghiệp cần xác định giá thành sản phẩm tạo ra. Xác định đối tượng tính giá thành cũng là công việc đầu tiên trong công tác tính giá thành sản phẩm của kế toán. Bộ phận kế toán giá thành phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất của DN, các loại sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất, tính chất sản xuất của chúng để xác định đối tượng tính giá thành cho phù hợp.

Trong sản xuất XDCB, sản phẩm có tính đơn chiếc, đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm xây dựng hoàn thành. Ngoài ra đối tượng tính giá thành còn có thể là từng giai đoạn hoàn thành quy ước, tùy thuộc vào phương thức bàn giao thanh toán giữa đơn vị xây lắp và chủ đầu tư:

- Sản phẩm hoàn thành là các công trình, HMCT đã xây lắp xong đến đoạn cuối cùng của quy trình công nghệ và chuẩn bị bàn giao cho đơn vị sử dụng.

- Sản phẩm hoàn thành theo giai đoạn quy ước là các đối tượng xây lắp chưa kế thúc toàn bộ công tác quy định trong thiết kế kỹ thuật mà chỉ kết thúc việc thi công một giai đoạn nhất định.

2.5.2. Phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm

2.5.2.1. Phƣơng pháp tính giá thành trực tiếp (giản đơn)

Đây là phương pháp tính giá thành phổ biến trong DN xây lắp vì hiện nay sản tượng tập hợp chi phí sản xuất.

Theo phương pháp này tập hợp CPSX phát sinh trực tiếp cho một CT, HMCT từ khi khởi công đên khi hoàn thành chính là giá thành thực tế của CT, HMCT đó. Trường hợp CT, HMCT chưa hoàn thành toàn bộ mà có khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao thì kế toán phải tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang và giá thực tế của khối lượng xây lắp hoàn thành, cách xác định: Giá thành thực tế của KLXL hoàn thành bàn giao = Chi phí KLXL dở dang đầu kỳ + Chi phí KLXL phát sinh trong kỳ - Chi phí KLXL dở dang cuối kỳ - Khoản điều chỉnh giảm giá thành

2.5.2.2. Phƣơng pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng

Phương pháp này áp dụng cho những DN sản xuất đơn chiếc và hàng loạt theo đơn đặt hàng đã ký.

Nếu quá trình chỉ liên quan đến một đơn đặt hàng thì tính trực tiếp cho từng đối tượng.

Nếu chi phí sản xuất liên quan đến nhiều đơn hàng thì dùng phương pháp gián tiếp để xác định chi phí cho từng đơn hàng.

Toàn bộ chi phí sản xuất thực tế từ khi bắt đầu khởi công cho tới cuối kỳ báo cáo nhưng đơn đặt hàng vẫn chưa hoàn thành thì được coi là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

Toàn bộ những chi phí liên quan đến đơn đặt hàng từ khi bắt đầu snar xuất đến khi kết thúc được coi là giá thành của đơn hàng đó.

2.5.2.3. Tính giá thành theo phƣơng pháp tổng cộng chi phí

Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm xây lắp được xác định bằng cách cộng tất cả chi phí sản xuất ở từng đội sản xuất, từng giai đoạn công việc, từng hạng mục công trình. Khi đó giá thành công trình xây lắp được xác định như sau:

Z = Ddk+ (C1+ C2+…+Cn) - Dck.

Trong đó:

Z: Giá thành sản phẩm xây lắp Ddk: Chi phí dở dang đầu kỳ Dck: Chi phí dở dang cuối kỳ

Ci: Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ ở đội sản xuất hay giai đoạn hay từng hạng mục công trình.

2.5.3. Kỳ tính giá thành

Kỳ tính giá thành sản phẩm là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần phải tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành. Việc xác định kỳ tính giá thành hợp lý sẽ giúp cho việc tổ chức công tác giá thành sản phẩm khoa học, đảm bảo cung cấp số liệu về giá thành của sản phẩm, lao vụ kịp thời, phát huy đầy đủ chức năng giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của kế toán.

Căn cứ vào đặc điểm tổ chức và chu kỳ sản xuất sản phẩm, kỳ tính giá thành trong doanh nghiệp XDCB thường là:

+ Đối với những CT, HMCT được coi là hoàn thành khi kết thúc mọi công việc trong thiết kế thì kỳ tính giá thành của CT, HMCT đó là khi hoàn thành CT, HMCT.

+ Đối với những CT, HMCT lớn, thời gian thi công dài, kỳ tính giá thành là khi hoàn thành bộ phận CT, HMCT có giá trị sử dụng được nghiệm thu hoặc khi từng phần công việc xây lắp đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý theo thiết kế kỹ thuật có ghi trong Hợp đồng thi công được bàn giao thanh toán (giai đoạn).

2.6. Hạch toán chi phí sản xuất xây lắp trong điều kiện thực hiện khoán sản phẩm

Hiện nay có hai hình thức khoán đang được áp dụng rộng rãi đó là khoán gọn và khoán khoản mục chi phí.

o Trường hợp khoán gọn CT, HMCT: Kế toán ở đơn vị giao khoán:

TK 111, 152 TK 136 TK 154

Ứng tiền, vật tƣ cho Quyết toán chƣa xác

đơn vị nhận khoán định tiêu thụ

TK 111, 112

Thanh toán cho bên TK 632

nhận khoán xác định tiêu thụ ngay

TK 133 Thuế GTGT (nếu có)

- Kế toán đơn vị nhận khoán:

TK 111, 152, ... TK 621, 622, 627 TK 154 TK 632

Xuất dùng NVL, K/C – phân bổ Giá thành thực tế lƣơng CN,... cho CPSX công trình bàn giao sản xuất xây lắp

TK 512 TK 336 TK 111, 152

Bàn giao cho bên giao khoán Nhận tiền, vật tƣ do bên giao khoán ứng TK 331

Thuế GTGT đầu ra (nếu có)

Sơ đồ 2.11. Trình tự kế toán ở đơn vị nhận khoán

o Trường hợp khoán khoản mục chi phí

Được áp dụng cho trương hợp đơn vị giao khoán thực hiện việc khoán từng khoản mục chi phí cho các tổ, đội thi công. Đơn vị nhận khoán không tổ chức hạch toán kế toán riêng. Kế toán tại đơn vị giao khoán sẽ hạch toán theo sơ đồ sau:

TK 111, 112 TK 141 TK 621, 622, ...

ứng tiền cho bên Quyết toán tạm ứng nhận khoán Thanh toán số tạm ứng thiếu TK 133 Thuế GTGT (nếu có) TK 111 Thu hồi tiền tạm ứng thừa

2.7. Tổ chức hệ thống sổ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phẩm

Tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy mô hoạt động của doanh nghiệp, trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán doanh nghiệp mà lựa chọn hình thức kế toán phù hợp. Qua đó các nghiệp vụ kế toán phát sinh liên quan đến kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành được phản ánh theo các hình thức kế toán đó.

Các hình thức kế toán hiện nay: - Nhật ký chung

- Nhật ký chứng từ - Nhật ký ghi sổ - Nhật ký sổ cái

- Kế toán trên máy vi tính

2.8. Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành phẩm xây lắp trong điều kiện kế toán máy điều kiện kế toán máy

Đặc trưng của hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán. Phần mền kế toán không thể hiện đầy đủ quy trình ghi sổ tuy nhiên phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức trên máy vi tính:

Bước 1: hằng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán, kiểm tra và xác định tài khoản ghi nợ, ghi có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo bảng biểu có sẵn trên phần mềm.

Bước 2: cuối tháng hoặc bất kỳ thời điểm cần thiết nào, kế toán thực hiện thao tác khóa sổ và lập BCTC. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết luôn tự động và đảm bảo chính xác theo thông tin đã nhập trong kỳ.

Bước 3: Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ chi tiết được in ra giấy, đóng cuốn và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định.

Sơ đồ 2.13. Hình thức kế toán trên máy tính

Ghi chú:

: nhập số liệu hàng ngày

: In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm : Đối chiếu, kiểm tra

Máy vi tính Phần mềm kế toán Sổ kế toán: -Sổ tổng hợp -Sổ chi tiết

-Báo cáo tài chính

-Báo cáo kế toán quản trị Bảng tổng hợp

chứng từ kế toán cùng loại Chứng từ kế toán

CHƢƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG TECHCONS

3.1. Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty Cổ phần xây dựng Techcons (công ty Techcons) là đơn vị trực thuộc Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên, được thành lập ngày 26/03/2013 và hoạt động chính thức ngày 01/05/2013 theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0312256896 do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp. Thay đổi lần thứ: 3, ngày 21 tháng 07 năm 2015.

Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG TECHCONS Tên quốc tế: TECHCONS CONSTRUCTION CORPORATION

Địa chỉ:345/134 Trần Hƣng Đạo, Phƣờng Cầu Kho, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Điện thoại: (08)39209810 Fax: (08)39209824

Email: info@techcons.com.vn Website: techcons.com.vn.

Tổng số vốn điều lệ tại công ty: 10.000.000.000 VND (Mười tỷ đồng Việt Nam). Đại diện theo pháp luật: Trần Thị Ngọc Quyên - Tổng Giám đốc.

Lĩnh vực kinh doanh: Xây dựng công trình Ngành nghề kinh doanh:

Xây dựng nhà các loại; xây dựng công trình đường sắt và đường bộ; xây dựng công trình công ích, chuẩn bị mặt bằng; lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sười và điều hòa không khí, xây dựng công trình kỷ thuật dân dụng khác, phá dỡ, lắp đặt hệ thống điện, lắp đặt hệ thống xây dựng khác; hoàn thiện công trình xây dựng, bán buôn vật liệu; bán buôn kim loại và quặng kim loại, cho thuê máy móc, thiết bị, đồ dung hữu hình khác, hoạt động thiết kế chuyên dụng.

Với phương châm “XÂY DỰNG NIỀM TIN”, TECHCONS cam kết không chỉ đặt mục tiêu xây dựng thành công công trình mà TECHCONS phải xây dựng một cách trọn vẹn lòng tin của quý khách hàng đối với TECHCONS.

Là một doanh nghiệp mới thành lập với sự năng động ,sáng tạo và nổ lực cố gắng của hội đồng quản trị, Ban giám đốc, tập thể cán bộ công nhân viên của công ty, TECHCONS đã và đang phát triển vững mạnh trở thành một công ty xây dựng uy tín, được xã hội và khách hàng tín nhiệm. Đến nay, với một đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật lành nghề có tay nghề cao được tuyển chọn kỹ,luôn tiếp thu những công

nghệ tiên tiến cùng với sự năng động tiếp xúc với thị trường mới, Công ty đã ký được nhiều hợp đồng xây dựng công nhiệp, dân dụng, hạ tầng kỹ thuật...vừa và lớn. Hiện tại TECHCONS đang từng bước ổn định sản xuất kinh doanh và phấn đấu trở thành một trong những đơn vị mạnh của ngành xây dựng Việt Nam.

- Logo của công ty:

3.2. Cơ cấu tổ chức quản lý tại công ty 3.2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý 3.2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý

Sơ đồ 3.1. Bộ máy tổ chức của TECHCONS 3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, đơn vị trực thuộc

- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển của Công ty, giải pháp phát triển thị trường, thực hiện hợp đồng kinh tế, cơ cấu tổ chức, cơ cấu quản lý nội bộ Công ty, mua bán cổ phiếu …

- Ban kiểm soát:Có nhiệm vụ kiểm tra tính trung thực hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép, lưu giữ chứng từ sổ sách kế toán và báo cáo tài chính của Công ty.

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

PHÒNG KẾ HOẠCH

ĐẦU TƯ PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN BAN KIỂM SOÁT BAN GIÁM ĐỐC

PHÒNG HÀNH CHÍNH – NHÂN SỰ

BỘ PHẬN DỊCH VỤ CÁC ĐỘI XÂY LẮP

- Tổng giám đốc: Do HĐQT bổ nhiệm. TGĐ có nhiệm vụ điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty, là người đại diện theo pháp luật của công ty, tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty.

- Ban giám đốc: Là người tham mưu cho Tổng Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về các công việc được phân công, chủ động giải quyết những vấn đề mà Tổng Giám đốc đó uỷ quyền và phân công theo đúng chế độ của Nhà nước và điều lệ của Công ty.

- Phòng kế hoạch đầu tư:Tham mưu giúp TGĐ trong công tác xây dựng kế hoạch, kiểm tra thực hiện kế hoạch, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty,công tác thiết lập các chiến lược tiếp thị, marketing...và lĩnh vực thi công công trình, kiểm duyệt hồ sơ thiết kế, hồ sơ dự thầu xây dựng, nghiệm thu sản phẩm, kiểm tra chất lượng kĩ thuật, phát triển sản phẩm mới.... Tính toán lập dự án trung và dài hạn trong điều kiện thực tế của Công ty cùng với những điều kiện bên ngoài của nền kinh tế.

- Phòng Tài chính - Kế toán: Phân tích hoạt động và kiểm soát tài chính của công ty, tham mưu cho TGĐ trong việc tổ chức có hiệu quả các nguồn vốn, tài sản của doanh nghiệp. Thực hiện và chấp hành đầy đủ các chế độ, quy định của Nhà nước. Kế toán toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty bằng việc thu nhận, xử lý, cung cấp một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến hoạt động kinh tế tài chính ở toàn đơn vị, từ đó góp phần vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp.

- Phòng Hành chính - nhân sự: Có chức năng tham mưu giúp HĐQT và TGĐ công ty thực hiện các công việc như: tổ chức nhân sự sản xuất, thực hiện công tác tuyển dụng, quản lý và sử dụng lao động.

3.3. Đặc điểm quy trình công nghệ

Do đặc điểm của ngành xây dựng và sản phẩm XDCB, nên quy trình sản xuất của công ty có đặc điểm sản xuất liên tục, phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi công trình đều có dự toán thiết kế riêng và thi công ở các địa điểm khác nhau. Ta có thể tóm tắt quy trình sản xuất sản phẩm qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.2. Quy trình công nghệ 3.4. Cơ cấu tổ chức kế toán tại công ty

3.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty

Việc tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ hạch toán kế toán trong doanh nghiệp do bộ máy kế toán đảm nhiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây dựng techcons​ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)