Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm dở cuối kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây dựng techcons​ (Trang 75)

4.6.1. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty Cổ phần xây dựng là từng CT, HMCT. Vì vậy các chi phí sản xuất liên quan đến CT, HMCT nào thì được tập hợp cho CT, HMCT. Để tập hợp chi phí sản xuất công ty sử dụng TK 154 – “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng CT, HMCT.

Cụ thể, đối với công trình Nhà ở Vạn Phúc lô O55- O60 tập hợp kết chuyển chi phí sản xuất vào TK 154_CT_VP1811, kết chuyển chi phí sản xuất bao gồm các khoản mục:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Từ các chứng từ liên quan, kế toán đã tổng hợp được chi phí NVLTT cho công trình Nhà ở Vạn Phúc 1 lô O55- O60 là

1.690.264.446 đồng.

- Chi phí nhân công trực tiếp: Theo kế toán đã tổng hợp được chi phí NCTT cho công trình Nhà ở Vạn Phúc 1 lô O55- O60 là 820.732.500 đồng.

- Chi phí sản xuất chung: Kế toán tổng hợp cho CT nhà ở Vạn Phúc 1 lô O55- O60 là 256.459.324 đồng. Hạch toán kết chuyển: Nợ TK 154: 2.767.456.270 Có TK 621: 1.690.264.446 Có TK 622: 820.732.500 Có TK 627: 256.459.324

Sau khi nghiệm thu công trình, kế toán kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang quan tài khoản 632_ “giá vốn công trình”.

(Trích) BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT Năm 2016 ĐVT: đồng công trình Tên công trình

Chi phí phát sinh trong kỳ

Tổng cộng

Chi phí trực tiếp Chi phí gián tiếp

CP nguyên vật

liệu CP nhân công Cộng

Chi phí sản xuất chung Cộng CT_V P1811 CT Nhà ở Vạn Phúc 1 lô O55 – O60 1.690.264.446 820.732.500 2.510.996.946 256.459.324 256.459.324 2.767.456.270 ... ...

Công ty Cổ phần xây dựng Techcons

345/134 Trần Hưng đạo, p. Cầu Kho, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN

Tài khoản: 154 - Chi phí SXKD dở dang

154CT_VP1811: Công trình nhà ở Vạn Phúc 1 lô O55- O60

Ngày chứng từ Số chứng từ Diễn giải TK ĐƢ Số phát sinh Nợ

31/03/2016 KT00148 KC Chi phí NVLTT Công trình nhà ở Vạn Phúc 1 lô

O55- O60

621CT_VP1811

1.690.264.446

31/03/2016 KT00149 KC Chi phí NVLTT Công trình nhà ở Vạn Phúc 1 lô

O55- O60

622CT_ VP1811

820.732.500

31/03/2016 KT00150 KC Chi phí NVLTT Công trình nhà ở Vạn Phúc 1 lô

O55- O60

627CT_ VP1811 256.459.324

30/04/2016 KT00157 KC giá vốn công trình nhà ở Vạn Phúc 1 lô O55-

O60

632CT_VP1811

2.767.456.270

Cộng 2.767.456.270 2.767.456.270

4.6.2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

Sản phẩm dở dang trong các DNXL có thể là các CT, HMCT dở dang, chưa hoàn thành hay khối lượng xây lắp dở dang trong kỳ chưa được chủ đầu tư nghiệm thu, chấp nhận thanh toán.

Với Techcons, các công trình chủ yếu là do nhận thầu và nghiệm thu giai đoạn tạm ứng theo giá trị % hợp đồng. Khi hoàn thành công trình kế toán tâp hợp chi phí và tính giá thành. Vì vây sản phẩm dở dang cuối kỳ chính là những công trình chưa hoàn thành, chưa bàn giáo tính vào khối lượng bàn giao thanh toán.

Cụ thể công trình Nhà ở Vạn Phúc 1 lô O55 – O60 là công trình bàn giao một lần, chi phí dở dang cuối kỳ đánh giá theo chi phí thực tế nên bằng không.

4.7. Tính giá thành sản phẩm công trình Vạn Phúc lô O55-O60 tại Công ty Cổ phần xây dựng Techcons xây dựng Techcons

Do những đặc điểm của ngành xây lắp như quy trình sản xuất phức tạp, sản phẩm mang tính đơn chiếc có giá trị lớn, thời gian thi công dài… nên công ty xác định đối tượng tính giá thành là từng CT, HMCT cụ thể.

Để phản ánh giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng TK 632 – “Giá vốn hàng bán”. TK này được chi tiết cho từng CT, HMCT.

Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành trực tiếp (giản đơn) cho từng CT, HMCT. Theo đó, giá thành của từng CT, HMCT được xác định bằng chi phí dở dang đầu kỳ (Dđk) cộng (+) toàn bộ các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ (C) trừ (-) đi chi phí dở dang cuối kỳ (Dck).

Ví dụ:Với công trình nhà ở Vạn Phúc 1 lô O55 – O60 - Chi phí dở dang đầu kỳ: 0

- Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ: 2.767.456.270; trong đó: + Chi phí NVLTT: 1.690.264.446

+ Chi phí NCTT: 820.732.500 + CPSXC: 256.459.324

Vậy giá thành công trình Nhà ở Vạn Phúc 1 lô O55 đến O60 là: Z = 0 + 2.767.456.270 - 0 = 2.767.456.270

Kế toán thực hiện nhập liệu theo định khoản Nợ TK 632/Có TK 154: 2.767.456.270. Quá trình nhập liệu tương tự phần kết chuyển các TK chi phí sang TK 154.

Đối với công trình Vạn Phúc 1 lô O55 – O60: Ngày 02/01/2016, công ty Vạn Tín đã tạm ứng 5% giá trị công trình theo hợp đồng xây dựng. Ngày 21/01/2016 thanh toán 30% giá trị công trình theo hợp đồng xây dựng. Kế toán ghi nhận vào 3387-“Doanh thu chưa thực hiện”, lúc này kế toán chưa ghi nhận doanh thu do chưa có chi phí phù hợp. Ngày 02/04/2016, sau khi nghiệm thu công trình, dựa theo “ Hợp đồng thi công” và “Bảng quyết toán giá trị công trình”, và “ Biên bản thanh lý hợp đồng”, kế toán sẽ làm hóa đơn GTGT số 0000012 (phụ lục 6) và giấy đề nghị thanh toán (phụ lục 7) số tiền 65% giá trị công trình theo hợp đồng xây dựng bao gồm cả 5% giá trị bảo hành công trình sau khi Công ty Techcons nộp chứng thư bảo lãnh tiền bảo hành (trong thời gian 12 tháng) của ngân hàng. Sau khi nhận được tiền thanh toán, cuối kỳ kế toán sẽ kết chuyển chi phí và doanh thu.

69 BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH CÔNG TRÌNH Năm 2016 ĐVT: Đồng TT Công trình Chi phí dở dang đầu kỳ

Chi phí phát sinh trong kỳ

Chi phí dở dang cuối kỳ Giá thành thực tế Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Cộng ... ... ... … ... ... ... … ... 4 Công trình Vạn Phúc 1 Lô O55 đến O60 0 1.690.264.446 820.732.500 256.459.324 2.767.456.270 0 2.767.456.270 … ... ... ... ... ... ... ... ...

Công ty Cổ phần xây dựng Techcons

CHƢƠNG 5: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Nhận xét

5.1.1. Nhận xét tổng quan về tình hình hoạt động tại công ty

Qua quá trình tìm hiểu thực tế công tác quản lý, công tác kế toán tại Công ty Cổ Phần Xây Dựng Techcons, tôi nhận thấy công ty không những đáp ứng được công tác quản lý sản xuất kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường mà còn khẳng định được vai trò, vị thế của minh trong ngành xây dựng. Mặc dù là một doanh nghiệp mới thành lập, và Techcons cần phải cố gắng nhiều hơn nữa, song Techcons đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận. Công ty luôn tìm cách tiếp cận thị trường , mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nhằm thu hút khách hàng và ký kết các hợp đồng xây dựng. Cụ thể:

- Về bộ máy quản lý: Công ty đã xây dựng được bộ máy quản lý chặt chẽ. Các phòng ban hoạt động có hiệu quả và có thể tiếp cận được với tình hình thực tế tại công trường. Do vậy, các thông tin cần thiết trong việc giám sát kỹ thuật, quá trình lắp đặt thi công luôn được cung cấp đầy đủ phù hợp với yêu cầu quản lý và sản xuất kinh doanh của công ty. Sự phân cấp chức năng hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà quản lý có thể độc lập giải quyết công việc thuộc phạm vi chức năng của mình.

- Về tổ chức sản xuất: Công áp dụng hình thức khoán gọn nên đã tiết kiệm được chi phí quản lý, chi phí gián tiếp, nâng cao ý thức trách nhiệm và quyền làm chủ cho đội thi công tại công trình. Đồng thời sự phối hợp chẳn chẽ giữa các phòng ban luôn đảm bảo cho công ty là một khối thống nhất.

- Về bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán tại công ty được tổ chức chặt chẽ, làm việc khoa học, cán bộ kế toán có trình độ, năng lực, nhiệt tình. Công việc của mỗi phần hành kế toán được bố trí hợp lý tạo điều kiện nâng cao trách nhiệm trong công vieeck được giao, công tác kế toán làm tốt là một trong những yếu tố hàng đầu trợ giúp cho công tác quản lý kinh tế tài chính cũng như phương hướng hoạt động của công ty.

5.1.2. Nhận xét về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty công ty

o Ƣu điểm:

Công tác kế toán tại công ty đã thực sự thể hiện được vai trò của bộ phận cung cấp thông tin.

-Về tài khoản sử dụng và phương pháp kế toán: công ty có hệ thống chứng từ ban đầu đầy đủ, hợp lệ và tuân thủ theo hệ thống tài khoản chế độ kế toán quy định của Bộ Tài Chính. Công ty hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp này cho phép phản ánh kịp thời và thường xuyên tình hình sử dụng NVL, sự hoạt động của tài sản cũng như mội hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

-Về hình thức kế toán: công ty áp dụng hình thức “Sổ nhật ký chung”. Đây là hình thức đơn giản, dễ làm, số lượng sổ sách cũng không nhiều. Toàn bộ phần lớn công việc được thực hiện trên máy tính nên đã giảm nhẹ đáng kể khối lượng công việc của phòng kế toán

-Về hệ thống sổ sách: Hệ thống sổ sách của công ty được trình bày rõ ràng, chi tiết và khoa học. Thuận tiện cho việc theo dõi và lên các báo cáo quản trị. Các biểu mẫu kế toán áp dụng đúng theo quy định và phù hợp với việc áp dụng phần mềm kế toán.

-Về công tác hạch toán chi phí sản xuất tại công ty:

Giá thành sản phẩm xây lắp được xác định theo từng khoản mục chi phí: chi phí NVLTT, chi phí NVTT, chi phí SXC là phù hợp với đặc điểm tính giá thành sản phẩm xây lắp

Nguyên vật liệu luôn được quản lý chặt chẽ và cung cấp đầy đủ, kịp thời cho các công trình. Hơn nữa NVL mua sử dụng ngay cho công trình nên thuận lợi cho kê toán ghi sổ nhanh chóng, dễ dàng, giảm bớt chi phí quản lý của công ty. Việc hạch toán chi phí NVLTT được hạch toán riêng cho từng CT, HMCT nên tương đối chính xác, nhanh chóng và hiệu quả.

Kế toán luôn theo dõi chi phí nhân công một cách chặt chẽ, chính xác thông qua biên bản nghiệm thu khối lượng công trình hoàn thành, hợp đồng giao thầu, biên bản đối chiếu công nợ với nhà thầu phụ.

Công tác kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ được tổ chức tương đối tốt, cung cấp số liệu trung thực, hợp lý, đầy đủ, kịp thời phục vụ cho việc tính giá thành.

o Nhƣợc điểm:

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên thì công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí, tính giá thành nói riêng vẫn còn những hạn chế nhất định:

-Về luân chyển chứng từ: do đăc thù của ngành xây lắp là địa bàn hoạt động rộng, phân tán nhiều nơi nên việc tập hớp các chứng từ kiểm kê nhiều khi bị chậm thành ra

-Đội trưởng hoặc giám sát công trình sẽ là người chịu trách nhiệm đi mua NVL, số vật liệu này được giao thẳng xuống công trình, kịp thời đưa vào thi công. Người giữ kho công trình làm phiếu nhập kho xuất kho chỉ là hình thức và chứng từ về phòng kế toán thì kế toán viên vẫn nhập xuất bình thường nên không tránh khỏi việc thất thoát khi NVL dung không hết nhưng không nhập lại kho hay là bị chiếm dụng.

-Về các khoản thiệt hại trong sản xuất tại các DN xây lắp chịu ảnh hướng nhiều của điều kiện tự nhiên. Do đó có thể nói khoản thiệt hại trong sản xuất không những phát sinh mà còn rất lớn. Ví dụ: do thời tiết khu vực phía Nam là hai mùa, mùa khô và mùa mưa. Khi vào mùa mưa, cơn mưa thường tới nhanh, với những công trình ở phần xây thô không kịp che chắn sẽ gây thiệt hại, .... đó là những thiệt hại khách quan. Bên cạnh đó cũng không tránh khỏi những thiệt hại mang tính chủ quan liên quan tới kỹ thuật, cụ thể như đối với những HMCT không đạt yêu cầu phải phá đi làm lại hay phải sửa lỗi. Tất cả những điều kể trền đều ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả hoạt động sản xuất của công ty. Tuy vậy các khoản thiệt hại này không được theo dõi riêng và vẫn được tính vào giá thành công trình. Vì thế đã làm giảm đi tinh thân trách nhiệm của người lao động.

-Công ty đang áp dụng phương pháp tính giá thành trực tiếp, áp dụng cho tất cả các CT, HMCT lớn nhỏ. Phương pháp này không thật sự phù hợp với những công trình nhỏ, thời gian thi công ngắn.

5.2. Kiến nghị

-Công ty chưa có tài khoản chi phí 623_ “Chi phí sử dụng máy thi công”. Theo tôi thì công ty nên tổ chức hạch toán những chi phí liên quan đến máy thi công vào TK 623 để thuận tiện hơn cho việc theo dõi.

-Công ty có khoản chi thưởng cho nhân viên trong các ngày lễ như 8/3, ngày giỗ tổ, ngày 30/4, …. Kế toán hạch toán luôn vào chi phí mà không đưa qua tài khoản 334. Theo ý kiến của tôi thì nên đưa qua tài khoản 334 để lúc lũy kế tổng thu nhập trong có thể thấy được thực tế công ty đã trả cho nhân viên là bao nhiêu. Bởi một trong những yếu tố để nói lên rằng doanh nghiệp đó hoạt động tốt hay không và môi trường làm việc như thế nào là yếu tố thu nhập của mỗi nhân viên.

-Công ty vẫn còn chi lương cho nhân viên bằng tiền mặt do công ty mới thành lập, nhân sự ít. Tuy nhiên theo tôi, công ty nên thay đồi hình thức thanh toán lương qua ngân hàng để nhanh hơn, tiết kiệm thời gian.

-Để cập nhật kịp thời các chứng từ và giảm bớt công việc cho kế toán vào cuối tháng thì việc tiến hành xuống kho, công trình lấy chứng từ nhập xuất NVL một cách thường xuyên hơn. Đồng thời như vậy có thể cập nhật kịp thời số liệu, kiểm tra khối lượng NVL tiêu hao có vượt định mức hay không vượt định mức bao nhiêu đê bộ phận quản lý có hướng đi phù hợp.

-Để tránh thất thoát NVL, ở công trường cần chuẩn bị nhà kho đủ chứa vật liệu, chỗ để vật tư dễ bảo vệ và việc kiểm tra đong đếm số lượng vật liệu sử dụng cũng phải được thực hiện một cách hợp lý để tránh xảy ra trường hợp thất thoát không ai chịu trách nhiệm. Công tác thu mua NVL thì vấn đề giá cả cần phải được tham khảo kỹ lưỡng, cần cố gắng khai tháng những nguồn cung cấp có chất lượng, giá cả hợp lý, khả năng cung cấp dồi dào để đảm bảo tiến độ thi công không bị gián đoạn. Công ty cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra giám sát tại các công trình

-Về thiệt hại trong sản xuất xây lắp bao gồm thiệt hại phá đi làm lại, ngừng sản xuất hay thiệt hại do nguyên nhân khách quan. Thì đối với những khoản thiệt hại do ngừng sản xuất hoặc do nguyên nhân khách quan thì chi phí NVL và chi phí nhân công bỏ ra để khắc phục thiệt hại này cần được tính vào giá thành. Như: thiệt hại do chủ đâu tư (ví dụ: sai thiết kế) thì sẽ đòi chủ đầu tư thanh toán thêm phần phát sinh ngoài hợp đồng xây dựng. Thiệt hại do cá nhân gây ra thì đòi bồi thường theo mức độ xử lý thiệt hại. Thiệt hại do khách quan, nhà thầu phải chịu và hạch toán vào chi phí khác. Tất cả các thiệt hại phát sinh đều cần được hạch toán riêng và xử lý theo quyết định, theo nguyên nhân:

+ Thiệt hại do bên đầu tư, bên giao thầu gây ra: Nợ TK 632/ Có TK 154;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây dựng techcons​ (Trang 75)