Phân tích các nguyên nhân dẫn đến nghèo trên địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững cho huyện ngân sơn, tỉnh bắc kạn (Trang 53 - 58)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thực trạng nghèo tại huyện Ngân Sơn và các giải pháp giảm nghèo đã thực hiện tại huyện Ngân Sơn

3.1.2. Phân tích các nguyên nhân dẫn đến nghèo trên địa bàn nghiên cứu

a) Thực trạng nghèo của 3 xã nghiên cứu

Thực trạng nghèo của 3 xã nghiên cứu được thể hiện qua bảng 3.5, nhìn chung qua 3 năm tỷ lệ giảm nghèo của cả 3 xã đã có sự thay đổi, tuy nhiên không lớn. Thị trấn Nà Phặc giảm từ 45,93% hộ nghèo xuống còn 38,43% hộ nghèo, xã Lãng Ngâm từ 51,56% xuống còn 47,02%, xã Trung Hòa từ 52,13% xuống còn 48,53%. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm nhưng tỷ lệ nghèo của cả 3 xã so với toàn huyện còn rất cao, trên 48%. Mặc dù đã được sự quan tâm của các cấp chính quyền, các chính sách giảm nghèo đã được áp dụng toàn diện, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới triển khai trên địa bàn cả 3 xã nhưng những kết quả giảm nghèo như trên còn chưa đạt được như kỳ vọng.

Bảng 3.5. Thực trạng nghèo tại địa bàn nghiên cứu giai đoạn 2016 - 2018

Tiêu chí

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số

lượng (hộ)

Tỷ lệ (%)

Số lượng

(hộ)

Tỷ lệ (%)

Số lượng

(hộ)

Tỷ lệ (%) Nà Phặc Nghèo 736 45,93 728 43,38 654 38,43

Cận nghèo 187 11,26 190 11,32 231 13,57 Lãng

Ngâm

Nghèo 331 51,56 327 50,23 308 47,02 Cận nghèo 127 19,78 113 17,36 134 20,46 Trung

Hòa

Nghèo 171 52,13 175 52,55 165 48,53 Cận nghèo 77 23,47 80 24,02 92 27,06 (Nguồn: Báo cáo kết quả rà soát hộ nghèo, cận nghèo các năm 2016, 2017,

2018 của UBND các xã Nà Phặc, Lãng Ngâm, Trung Hòa)

Biểu đồ 3.3. Kết quả giảm nghèo của huyện Ngân Sơn và 3 xã nghiên cứu b) Đặc điểm chung của hộ điều tra

Để nghiên cứu tình hình nghèo đói của hộ gia đình thuộc huyện Ngân Sơn, tôi đã điều tra khảo sát 120 hộ, trong đó có 90 hộ nghèo và 30 hộ cận nghèo. Địa điểm được chọn là 3 xã đặc trưng cho 3 vùng phát triển kinh tế của huyện, đó là xã Lãng Ngâm, Nà Phặc và Trung Hòa.

Tình hình chung của các hộ điều tra được thể hiện qua bảng 3.6 Bảng 3.6: Tình hình chung của nhóm hộ điều tra

TT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng

1 Tổng số hộ được điều tra Hộ 120

2 Chủ hộ là nam giới Hộ 109

3 Chủ hộ là nữ giới Hộ 11

4 Tuổi bình quân chủ hộ Tuổi 39,27

5

Cơ cấu dân tộc:

- Nùng - Tày - Mông - Dao - Kinh

Hộ

12 64 23 11 10

6

Trình độ văn hóa của chủ hộ:

- Mù chữ - Cấp 1 - Cấp 2 - Cấp 3

- Chuyên nghiệp

Hộ

61 43 11 5 0

7 Bình quân nhân khẩu/ hộ người/hộ 4.78

8 Bình quân lao động trên hộ lao động/hộ 2,61 (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, năm 2018)

Trong 120 hộ được điều tra tại 3 xã của huyện Ngân Sơn, đa phần chủ hộ là nam giới, tuổi bình quân của chủ hộ được điều tra là 39,27 tuổi, đây là tuổi đã có “độ chín” trong cuộc sống, có kinh nghiệm trong lao động sản xuất, có vốn sống. Về trình độ văn hóa của chủ hộ, tỷ lệ chủ hộ mù chữ chiếm đa số trong cơ cấu mẫu, với 61 chủ hộ chiếm 50,83% được hỏi không biết chữ là một thách thức trong công tác giảm nghèo cho đồng bào dân tộc tại huyện Ngân Sơn. Đặc biệt, trong nhóm đồng bào dân tộc Mông, chủ hộ được hỏi 100% là mù chữ.

c) Thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản của những hộ điều tra

Mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản là một trong 2 tiêu chí quan trọng để đánh giá nghèo đa chiều theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020. Có 10 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt ở 5 dịch vụ xã hội cơ bản là: y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi trường, thông tin. Kết quả nghiên cứu được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.7. Mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản của các hộ điều tra

TT

Các dịch vụ xã hội cơ bản

Các chỉ số thiếu hụt

Nghèo Cận nghèo Tổng Số

lượng (hộ)

Tỷ lệ (%)

Số lượng

(hộ)

Tỷ lệ (%)

Số lượng

(hộ)

Tỷ lệ (%)

1 Y tế Tiếp cận dịch vụ y tế 0 0 0 0 0 0

Bảo hiểm y tế 0 0 0 0 0 0

2 Giáo dục

Trình độ GD của người

lớn 17 18,8 1 3,3 18 15,0

Tình trạng đi học của

trẻ em 1 1,1 0 0 1 0,83

3 Nhà ở Chất lượng nhà ở 36 40,0 11 36,7 47 39,2 Diện tích nhà ở 43 47,7 3 10,4 46 38,3 4

Nước sạch và vệ sinh

Nguồn nước sinh hoạt 13 14,4 1 3,5 14 11,7 Hố xí hợp vệ sinh 79 87,7 12 40,0 91 75,8

5 Thông tin

Sử dụng dịch vụ viễn

thông 5 5,55 1 2,6 6 5,0

Tài sản phục vụ tiếp

cận thông tin 16 17,7 2 6,7 18 15,0

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả năm 2018

Số liệu trên cho thấy trong tổng số 10 chỉ số đo lường thì chỉ số về hố xí/ nhà tiêu hợp vệ sinh bị thiếu hụt nhiều nhất chiếm 75,8% hộ điều tra, trong đó có 87,7% hộ nghèo và 40,0% hộ cận nghèo thiếu hụt, điều đó cho thấy tỷ lệ vệ sinh chưa được người dân quan tâm. Chất lượng nhà ở cũng là chỉ số có tỷ lệ thiếu hụt cao chiếm 39,2% trong đó có 40,0% hộ nghèo và 36,7% hộ cận nghèo. Phong tục ở nhà sàn mái lá của người dân tộc Mông và Dao cũng là một nguyên nhân mà chỉ số này thiếu hụt nhiều. Có 2 chỉ số không có mức độ thiếu hụt là bảo hiểm y tế (0,0%) và tình trạng đi học của trẻ em (0,0%). Số liệu đó cho thấy việc thực hiện chính sách cấp phát thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo và hộ cận nghèo tại địa phương đã được thực hiện rất tốt và không có tình trạng trẻ em bỏ học.

3.1.2.2. Nguyên nhân ảnh hưởng tới nghèo tại địa bàn nghiên cứu

Qua phiếu khảo sát các hộ nghiên cứu, tổng hợp được ý kiến các hộ về nguyên nhân dẫn đến nghèo như sau:

Bảng 3.8. Nguyên nhân đói nghèo của hộ điều tra năm 2018

Loại hộ Nghèo Cận nghèo Tổng

Số hộ CC(%) Số hộ CC(%) Số hộ CC(%) Có lao động nhưng

không có việc làm 68 75,56 15 50,0 83 69,16

Thiếu phương tiện

sản xuất 53 58,89 20 66.67 73 60,83

Thiếu lao động 20 22,22 10 33,33 30 25,0

Thiếu vốn sản xuất 59 65,56 18 60,0 77 64,17

Gia đình đông người 49 54,44 8 26,67 57 47,5

Không có tay nghề 23 25,56 19 63,33 42 35,0

Thiếu đất sản xuất 32 35,55 9 30,0 41 34,17

Ốm đau nặng hoặc

mắc tệ nạn xã hội 9 10,0 6 20,0 15 12,5

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018)

Qua bảng 3.8 ta thấy được nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nghèo của các hộ điều tra là do có lao động nhưng không có việc làm có 83 hộ chiếm 69,16% số hộ điều tra. Tiếp theo là đến thiếu vốn, chiếm 64,17%, do thiếu vốn nên việc mua phương tiện để sản xuất cũng gặp khó khăn có 73 hộ chiếm 60,83% số hộ là không có phương tiện sản xuất, cũng do các hộ không có thêm thu nhập từ bên ngoài.

* Một số nguyên nhân khác liên quan đến nghèo

 Nguyên nhân chủ quan

- Thiếu vốn, không dám đầu tư, vì sợ rủi do, nên chỉ dám làm những công việc mang tính chất an toàn, không thu lợi nhuận, dẫn đến nghèo đói.

Hoặc có vốn vay nhưng không biết cách sử dụng vốn hợp lý, lạm dụng vốn vào những hoạt động không đem lại lợi nhuận.

- Do chính bản thân đối tượng. Người nghèo không biết cách làm ăn, không chịu tiếp thu kiến thức, kĩ năng tay nghề, lười học hỏi, ngại giao tiếp, lười lao động, không biết quy hoạch trong sản xuất, nhất là nông nghiệp, để nâng cao chất lượng công việc dẫn đến nghèo về tri thức, văn hóa, tay nghề.

- Thiếu tài sản sản xuất vẫn phải đi mượn đi thuê làm cản trở sự phát triển kinh tế gia đình.

- Gia đình đông con, không đủ tiền để chi trả cho các nhu cầu thiết yếu trong gia đình như nhà ở, y tế, giáo dục, nước sạch… Dẫn đến nghèo về văn hóa, nghèo sức khỏe, nghèo tiếp cận nhà ở, nước sạch…

- Sức khỏe kém, chưa thực sự quan tâm tới sức khỏe dẫn đến làm giảm sức lao động và làm giảm thu nhập đẫn đến nghèo đói.

- Hộ có phụ nữ làm chủ gia đình, sống khép kín với xã hội.

- Gia đình phải đi thuê lao động về làm việc do thiếu lao động trong nhà.

- Do ăn tiêu lãng phí, mắc tệ nạn xã hội.

- Do gia đình có người tàn tật, người ốm, người khuyết tật, mất khả năng lao động, không có tiếng nói trong gia đình và cộng đồng.

 Nguyên nhân khách quan:

- Do điều kiện tự nhiên, môi trường ô nhiễm, thời tiết không thuận lợi, dẫn đến mất mùa, bệnh dịch, sảy ra.

- Do thị trường không ổn định, giá cả bấp bênh thay đổi liên tục.

- Do sự bất bình đẳng giới, sự phân công lao động giữa nam và nữ.

 Nguyên nhân do cơ chế chính sách của nhà nước:

- Áp dụng các chính sách cứng nhắc từ trên xuống, không phù hợp và không phù hợp với từng đối tượng.

- Chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng kém, chưa hoàn thiện và đảm bảo trong sinh hoạt cộng đồng và sản xuất phát triển.

- Chưa hoàn thiện về các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, tự tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo (thuế, tín dụng ưu đãi), thiếu chính sách trợ giúp đối với gia đình và xã hội, cũng như chính sách tệ nạn xã hội.

- Thiếu sự quan tâm chặt chẽ từ chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội, các chính sách giáo dục, y tế, việc làm chưa đồng bộ và chồng chéo.

3.2. Phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng tới giảm nghèo bền vững tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững cho huyện ngân sơn, tỉnh bắc kạn (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)