Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
* Điều kiện tự nhiên
Ngân sơn là một huyện vùng cao có tổng diện tích đất tự nhiên là 64.588ha, toàn huyện có 11 đơn vị hành chính (gồm 10 xã và 1 thị trấn), 174 thôn bản. Dân số của huyện là 30.705 người, trong đó dân số nông thôn 23.827 người (chiếm 77,6%); mật độ dân số 47,94 người/km2. Huyện gồm 6 dân tộc cùng chung sống, trong đó đông nhất là dân tộc Tày 12.022 người (chiếm 39,15%), dân tộc Dao 7.745 người (25,22% dân số), dân tộc
Nùng 5.543 người (18,05% dân số), dân tộc H’Mông 2.479 người (chiếm 8,07% dân số), dân tộc kinh 1.701 người (chiếm 5,53% dân số), Hoa 712 người (chiếm 2,32%) và các dân tộc khác chiếm khoảng 1,66% dân số. Đa số các dân tộc sống bằng nghề nông lâm nghiệp là chủ yếu. Toàn huyện có 3.103/7.323 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 42,37% (Chi cục Thống kê huyện Ngân Sơn, 2017; Phòng Lao động TB&XH huyện Ngân Sơn, 2017).
* Thuận lợi
Trong những năm vừa qua huyện Ngân Sơn luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh trong công tác phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Huyện Ngân Sơn có trục đường quốc lộ 3 trải dài đi qua với chiều dài hơn 100km rất thuận tiện cho việc giao thương hàng hóa, có nhiều tiềm năng về khai thác khoáng sản và lâm sản.
Các chính sách, các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình giảm nghèo bền vững được đồng bộ triển khai thực hiện như các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông nông thôn, Tiểu dự án 3 - Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và Tiểu dự án 4 - Hỗ trợ người lao động đi xuất khẩu có thời hạn ở nước ngoài ...
*Khó khăn
Là một huyện vùng cao điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, đại đa số nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nông, lâm nghiệp; cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn mặc dù đã được quan tâm đầu tư nhưng chưa đáng kể; địa hình nhiều đối núi chia cắt, các khu rừng trồng sản xuất chưa có đường lâm nghiệp nên khó khăn trong việc khai thác, vận chuyển.
Kết quả giảm nghèo qua các năm đều giảm tuy nhiên còn thấp và chưa bền vững, người dân ở vùng dân tộc thiểu số vẫn còn khó khăn. Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn vẫn còn. Nguồn lực để thực hiện chính sách giảm nghèo còn hạn chế, chủ yếu dựa vào ngân sách Trung ương. Huy động từ các
nguồn khác, đặc biệt từ cộng đồng cho công atcs giảm nghèo còn hạn chế, nhất là vùng nông thôn, vùng khó khăn của huyện.
Các hình thức bảo hiểm chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người dân tại cơ sở; chất lượng các dịch vụ y tế nhìn chung vẫn còn thấp, vẫn xảy ra không ít phiền hà, đặc biệt là dịch vụ y tế chất lượng cao còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội và sự gia tăng mức sống của dân cư.
Một số chương trình hỗ trợ hộ nghèo mức hỗ trợ còn thấp nên ảnh hưởng đến kết quả thực hiện như: Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, mức hỗ trợ thấp chỉ đảm bảo một phần kinh phí xây dựng một ngôi nhà, mà việc huy động các nguồn kinh phí khác hỗ trợ chương trình còn hạn chế; chính sách trợ giúp các đối tượng Bảo trợ xã hội thuộc diện hộ nghèo tại cộng đồng hiện nay của huyện chưa đáp ứng được điều kiện sống thực tế các đối tượng.
Việc ban hành nhiều chính sách hỗ trợ gây ra tâm lý trông chờ vào chính sách hỗ trợ của nhà nước và tinh thần của một bộ phận không nhỏ đối tượng thụ hưởng, điển hình như: Hộ nghèo không muốn thoát nghèo...., xét duyệt thẩm định hồ sơ không đúng đối tượng thụ hưởng chính sách.
Cán bộ triển khai thực thi chính sách giảm nghèo tại cơ sở còn nhiều hạn chế, bất cập, nhiều cán bộ chưa được đào tạo bài bản chuyên sâu về công tác giảm nghèo, thực hiện nhiệm vụ còn kiêm nhiệm, sự luân chuyển đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách giảm nghèo tại các cấp khiến cho công tác triển khai thực thi chính sách đến với các đối tuợng còn chậm và khó khăn.
Nguồn lực đảm bảo cho chính sách giảm nghèo của huyện còn hạn chế, trong khi đó nguồn lực đóng góp của cộng đồng còn hạn chế, nhất là đối với các nhóm đối tượng: Người nghèo, bảo trợ xã hội, khu vực vực nông thôn và vùng khó khăn của huyện.
* Cơ sở hạ tầng - Giao thông
Hiện nay toàn Huyện có 103km đường liên tỉnh đã được nhựa hóa (Quốc lộ 3, Quốc lộ 279, Đườn tỉnh ĐT 252); 03 tuyến đường trục xã, liên xã
đã được đầu tư có chiều dài 36,9km (Tuy nhiên 22,5km đã được rải cấp phối nhưng xuống cấp, còn lại 14,4m theo tiêu chuẩn đường cấp V miền núi). Hệ thống đường trục thôn, liên thôn đi lại được đầu tư khoảng hơn 60%, tuy nhiên mới có một số tuyến được đầu tư cứng hóa bằng bê tông, xi măng. Còn lại là đường đất do người dân mở với chiều rộng mặt đường là 1,2 đến 1,5m, chỉ đi lại được trong mùa khô, do đó đường giao thông các thôn vùng cao, vùng sâu đi lại rất khó khăn, nhất là mùa mưa lũ.
- Hệ thống thuỷ lợi toàn huyện có 251 công trình, phần lớn có quy mô nhỏ, phạm vi phục vụ hẹp, phai đập và kênh tưới tiêu trong những năm qua cũng được quan tâm cải tạo và nâng cấp. Theo đánh giá của ngành nông nghiệp diện tích kênh mương kiên cố chủ động tưới toàn huyện đến nay mới chỉ đạt 70%.
- Điện: Toàn huyện có 89 trạm biến áp với tổng công suất 9.383 KVA, tổng chiều dài đường dây 225,75 km. Hiện nay 11/11 xã, thị trấn trên địa bàn huyện có điện lưới quốc gia đến trung tâm và các thôn vùng thấp, tỷ lệ hộ được sử dụng điện là 93,6%. Còn lại một số hộ dân thôn vùng cao, do sống rải rác, địa hình khó khăn, xa trung tâm xã đồng thời chưa có vốn đầu tư kéo điện vì vậy các hộ tự lắp đặt máy thuỷ điện nhỏ và đèn dầu để thắp sáng (còn 25/174 thôn dân cư chưa có điện lưới).
- Nước sinh hoạt nông thôn: Hệ thống nước sinh hoạt nông thôn được quan tâm đầu tư xây dựng từ nguồn vốn nước sạch nông thôn, 134, 755 của Chính phủ được 127 công trình, tuy nhiên đã đầu tư lâu nên nay còn 103 công tình sử dụng được… tỷ lệ hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 85%.
- Bưu chính viễn thông: 100% các xã, thị trấn có Bưu điện văn hóa xã, có tủ sách nhân dân với nhiều loại sách báo, mạng viễn thông được phủ sóng thông tin liên lạc được thông suốt. Toàn huyện có 22.234 thuê bao điện thoại, đường cáp quan, Internet tốc độ cao kết nối đến 11 xã và thị trấn là 1.756 thuê bao.
* Giáo dục, Y tế, Văn hóa thể thao
- Giáo dục: Toàn huyện có 33 trường, gồm 02 trường Trung học phổ thông; 01 trường Nội trú; 02 trường phổ thông cơ sở; 03 trường phổ thông Dân tộc bán trú 03 trường trung học cơ sở; 10 trường tiểu học; 12 trường mầm non. Những năm qua nhờ có chương trình 135, kiên cố hóa lớp học nên hầu hết hệ thống trường lớp được xây cấp IV, có 14/33 trường đã được xây hai tầng. Tuy nhiên hệ thống trường học được đầu tư xây dựng từ gia đoạn 2000- 2005 nên trường học cũng đã bị xuống cấp, một số lợp phải học ghép.
Chất lượng dạy và học nhìn chung đảm bảo chất lượng.
- Y tế: Trên địa bàn huyện có 01 bệnh viện trung tâm, 11/11 Trạm y tế xã với quy mô 50 giường bệnh. 100% xã, thị trấn có y, bác sĩ đủ để phục vụ tốt công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Tuy nhiên trang thiết bị chưa đáp ứng nhu cầu, các ca bệnh hiểm nghèo, phức tạp vẫn phải chuyển lên tuyến trên.
- Văn hóa thể thao: Hoạt động văn hóa văn nghệ thể thao được huyện quan tâm tạo điều kiện phát triển ở mọi cấp mọi ngành và các thôn khu, một số khu trung tâm các xã được thành lập câu lạc bộ văn hóa - thể thao; cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư xây dựng như nhà văn hóa thôn.
* Nguồn lao động
- Tổng số lao động trong hoạt động các ngành kinh tế tính đến năm 2017 là 19.542 lao động (chiếm 63,64 % tổng dân số), nam 47,2%, nữ 52,8%.
Trong đó: Lao động nông lâm ngư nghiệp: 16.801 người chiếm 85,97
%; Lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng: 229 người, chiếm 1,17%; Lao động dịch vụ, thương mại: 236 người, chiếm 1,2 %; Lao đông khác: 2.276 người, chiếm 11,64%.
- Chất lượng nguồn lao động:
Toàn huyện có 14,02% tổng dân số đang theo học các cấp phổ thông với 4.108 học sinh các cấp học. Nguồn lao động (từ 15 tuổi trở lên) khá dồi dào
(chiếm 59,7% dân số), tuy nhiên tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn cao còn thiếu. Lao động qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ thấp (22,2% lực lượng lao động xã hội), đây cũng là một hạn chế lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện Ngân Sơn. Theo số liệu của Chi cục Thống kê huyện, lực lượng lao động thiếu việc làm hiện nay chiếm khoảng 1,1% (khoảng 300-320 người). Hệ số sử dụng thời gian lao động ở nông thôn mới đạt 75%, năng suất lao động còn thấp.
* Thu nhập và mức sống dân cư
Nguồn thu nhập chính của nhân dân chủ yếu từ trồng trọt, chăn nuôi và trồng rừng. Trong những năm gần đây, nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất như cải tạo giống, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi... đã làm cho kinh tế của huyện ngày càng phát triển. Đời sống văn hóa của nhân dân ngày càng được nâng cao, nhiều hộ có ti vi, xe máy và tài sản có giá trị kinh tế cao.
Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2017 huyện Ngân Sơn Nội dung Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 64.588,23 100
1. Đất nông nghiệp 59.535,66 92,18
Trong đó:
- Đất sản xuất nông nghiệp 5.208,11 8,06
- Đất lâm nghiệp 54.242,29 83,98
- Đất nuôi trồng thuỷ sản 84,40 0,13
- Đất nông nghiệp khác 0,86 0,13
2. Đất phi nông nghiệp 3.269,49 5,06
- Đất ở 274,95 0,43
- Đất chuyên dùng 2.391,92 3,07
- Đất cơ sở tôn giáo 0,15 0,0002
- Đất cơ sở tín ngưỡng 0,27 0,0004
- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ 16,50 0,03 - Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 548,89 0,85
- Đất có mặt nước chuyên dùng 36,81 0,06
3. Đất chưa sử dụng 1.783,08 2,67
- Đất bằng chưa sử dụng 142,89 0,22
- Đất đồi núi chưa sử dụng 1.527,99 2,37
- Núi đá không có rừng cây 122,20 0,17
(Nguồn Chi cục thống kê huyện Ngân Sơn, Niên giám thống kê năm 2017)