Nguyên nhân đói nghèo của hộ điều tra năm 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững cho huyện ngân sơn, tỉnh bắc kạn (Trang 56 - 59)

Loại hộ Nghèo Cận nghèo Tổng

Số hộ CC(%) Số hộ CC(%) Số hộ CC(%)

Có lao động nhưng

không có việc làm 68 75,56 15 50,0 83 69,16

Thiếu phương tiện

sản xuất 53 58,89 20 66.67 73 60,83

Thiếu lao động 20 22,22 10 33,33 30 25,0

Thiếu vốn sản xuất 59 65,56 18 60,0 77 64,17

Gia đình đông người 49 54,44 8 26,67 57 47,5

Không có tay nghề 23 25,56 19 63,33 42 35,0

Thiếu đất sản xuất 32 35,55 9 30,0 41 34,17

Ốm đau nặng hoặc

mắc tệ nạn xã hội 9 10,0 6 20,0 15 12,5

Qua bảng 3.8 ta thấy được nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nghèo của các hộ điều tra là do có lao động nhưng không có việc làm có 83 hộ chiếm 69,16% số hộ điều tra. Tiếp theo là đến thiếu vốn, chiếm 64,17%, do thiếu vốn nên việc mua phương tiện để sản xuất cũng gặp khó khăn có 73 hộ chiếm 60,83% số hộ là không có phương tiện sản xuất, cũng do các hộ không có thêm thu nhập từ bên ngoài.

* Một số nguyên nhân khác liên quan đến nghèo

Nguyên nhân chủ quan

- Thiếu vốn, không dám đầu tư, vì sợ rủi do, nên chỉ dám làm những công việc mang tính chất an toàn, không thu lợi nhuận, dẫn đến nghèo đói. Hoặc có vốn vay nhưng không biết cách sử dụng vốn hợp lý, lạm dụng vốn vào những hoạt động không đem lại lợi nhuận.

- Do chính bản thân đối tượng. Người nghèo không biết cách làm ăn, không chịu tiếp thu kiến thức, kĩ năng tay nghề, lười học hỏi, ngại giao tiếp, lười lao động, không biết quy hoạch trong sản xuất, nhất là nông nghiệp, để nâng cao chất lượng công việc dẫn đến nghèo về tri thức, văn hóa, tay nghề.

- Thiếu tài sản sản xuất vẫn phải đi mượn đi thuê làm cản trở sự phát triển kinh tế gia đình.

- Gia đình đông con, không đủ tiền để chi trả cho các nhu cầu thiết yếu trong gia đình như nhà ở, y tế, giáo dục, nước sạch… Dẫn đến nghèo về văn hóa, nghèo sức khỏe, nghèo tiếp cận nhà ở, nước sạch…

- Sức khỏe kém, chưa thực sự quan tâm tới sức khỏe dẫn đến làm giảm sức lao động và làm giảm thu nhập đẫn đến nghèo đói.

- Hộ có phụ nữ làm chủ gia đình, sống khép kín với xã hội.

- Gia đình phải đi thuê lao động về làm việc do thiếu lao động trong nhà. - Do ăn tiêu lãng phí, mắc tệ nạn xã hội.

- Do gia đình có người tàn tật, người ốm, người khuyết tật, mất khả năng lao động, không có tiếng nói trong gia đình và cộng đồng.

Nguyên nhân khách quan:

- Do điều kiện tự nhiên, môi trường ô nhiễm, thời tiết không thuận lợi, dẫn đến mất mùa, bệnh dịch, sảy ra.

- Do thị trường không ổn định, giá cả bấp bênh thay đổi liên tục. - Do sự bất bình đẳng giới, sự phân công lao động giữa nam và nữ. Nguyên nhân do cơ chế chính sách của nhà nước:

- Áp dụng các chính sách cứng nhắc từ trên xuống, không phù hợp và không phù hợp với từng đối tượng.

- Chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng kém, chưa hoàn thiện và đảm bảo trong sinh hoạt cộng đồng và sản xuất phát triển.

- Chưa hoàn thiện về các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, tự tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo (thuế, tín dụng ưu đãi), thiếu chính sách trợ giúp đối với gia đình và xã hội, cũng như chính sách tệ nạn xã hội.

- Thiếu sự quan tâm chặt chẽ từ chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội, các chính sách giáo dục, y tế, việc làm chưa đồng bộ và chồng chéo.

3.2. Phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng tới giảm nghèo bền vững tại địa bàn nghiên cứu địa bàn nghiên cứu

3.2.1. Nguyên nhân khách quan

- Do điều kiện tự nhiên: Khí hậu khắc nghiệt, thiên tai, bão lụt, hạn hán, sâu bệnh, đất đai cằn cỗi, địa hình phức tạp, môi trường ô nhiễm, đất đai canh tác ít, hộ phải đi thuê đất đai về canh tác. Điều kiện thời tiết không thuận lợi ảnh hưởng đến thu nhập.

- Do ảnh hưởng của nền kinh tế vĩ mô tác động vào người dân, giá cả không ổn định, thu nhập bấp bênh.

- Do môi trường kinh tế không thuận lợi, thị trường không ổn định. - Cơ chế chính sách về giảm nghèo được thực hiện trong thời gian qua thực chất thực hiện đã đa chiều, như chính sách về trợ giúp nhà ở, y tế, giáo dục, nước sinh hoạt, thông tin. Tuy nhiên hệ thống chính sách vẫn còn chồng

chéo, manh múm. Quy trình xây dựng chính sách vẫn từ trên xuống, chưa huy động sự tham gia của cộng đồng, người dân. Cơ chế tổ chức thực hiện vừa trùng lắp, phân tán, chưa phân cấp rõ ràng cho địa phương nên chưa phát huy được tính chủ động. Huy động nguồn lực chưa tương xứng với tiềm năng, còn hạn chế.

- Áp dụng các chính sách cứng nhắc từ trên xuống, không phù hợp và không phù hợp với từng đối tượng.

- Chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng kém, chưa hoàn thiện và đảm bảo trong sinh hoạt cộng đồng và sản xuất phát triển.

- Chưa hoàn thiện về các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, tự tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo (thuế, tín dụng, ưu đãi), thiếu chính sách trợ giúp đối với gia đình và xã hội.

- Thiếu sự quan tâm chặt chẽ từ chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội, các chính sách giáo dục, y tế, việc làm chưa đồng bộ và chồng chéo.

3.2.2. Nguyên nhân chủ quan

1. Trình độ học vấn của chủ hộ

Ngày nay khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển đòi hỏi người sản xuất kinh doanh không chỉ có sức khỏe, cần cù chăm chỉ mà cần phải có trình độ, có kiến thức văn hóa, để có thể tiếp thu nhanh chóng với tiến bộ khoa học kỹ thuật, từ đó đổi mới tư duy, cách nghĩ, quản lý sản xuất kinh doanh mới mang lại hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững cho huyện ngân sơn, tỉnh bắc kạn (Trang 56 - 59)