Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Định hướng, mục tiêu và giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào các dân tộc thiểu số tại huyện Ngân Sơn
3.3.1. Định hướng giảm nghèo bền vững cho đồng bào các dân tộc thiểu số tại huyện Ngân Sơn
Thứ nhất: Tổ chức các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, người dân về giảm nghèo bền vững
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đa dạng các hình thức truyền thông phù hợp với tình hình thực tế và mục tiêu của chương trình giảm nghèo đa chiều gắn với xây dựng nông thôn mới.
- Phát triển mạng lưới tuyên truyền viên, báo cáo viên về giảm nghèo ở cấp xã; xây dựng chuyên mục về giảm nghèo trên Cổng Thông tin điện tử huyện; lưu trữ, bảo quản, sử dụng cơ sở dữ liệu về giảm nghèo để người nghèo có thông tin về chủ trương, chính sách, các dự án của Chương trình giảm nghèo.
Thứ 2. Thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ giảm nghèo, tăng thu nhập cho người nghèo
a. Hỗ trợ phát triển sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo
- Thực hiện hỗ trợ đất sản xuất; mua sắm nông cụ sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.
- Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất chuyên canh, tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá để người nghèo tiếp cận và tham gia; hỗ trợ các
hoạt động chuyển giao kỹ thuật để hướng dẫn cách làm ăn cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng thời hỗ trợ bảo quản, đóng gói, quảng bá, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Thực hiện chính sách tín dụng đối với hộ nghèo; trong giai đoạn, có khoảng 5.400 lượt hộ nghèo, 1.050 lượt hộ cận nghèo và 106 học sinh, sinh viên thuộc diện được vay vốn tín dụng ưu đãi theo quy định.
- Triển khai xây dựng, nhân rộng mô hình giảm nghèo có hiệu quả. Đến năm 2020, dự kiến xây dựng 1 mô hình giảm nghèo cho khoảng 200 hộ nghèo tham gia mô hình.
- Tổ chức sắp xếp lại các Trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện (Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên) thành Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, giáo dục định hướng, thông tin thị trường lao động, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động. Tổ chức đào tạo nghề cho khoảng 2.416 người (cao đẳng nghề 46 người, trung cấp nghề 180 người, sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng cho khoảng 2.190 lao động nông thôn, người nghèo, người khuyết tật, người dân tộc thiểu sô, người bị thu hồi đất canh tác...
- Ổn định việc làm cho lực lượng lao động (hiện có 24.800 lao động), giải quyết việc làm mới cho 2.500 lao động. Xây dựng cơ sở dữ liệu về thông tin thị trường lao động để dự báo cung cầu về lao động phục vụ việc hoạch định các chính sách về lao động việc làm trên địa bàn huyện; tổ chức tuyên truyền, tư vấn giới thiệu việc làm cho lao động đi làm việc trong nước và nước ngoài.
b. Hỗ trợ về giáo dục - đào tạo
Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách ưu đãi về giáo dục đối với học sinh, sinh viên thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của Chính phủ. Khuyến khích và có cơ chế hỗ trợ người nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số tích cực đến trường học tập, nâng cao trình độ. Tăng cường
cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, xây dựng các trường bán trú tại các địa bàn khó khăn; đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
c. Hỗ trợ về y tế
- Cấp thẻ bảo hiểm y tế đầy đủ, kịp thời cho 100% người nghèo, cận nghèo.
- Hỗ trợ kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ cận nghèo, cho học sinh, sinh viên, đảm bảo tăng số người tham gia bảo hiểm y tế. Phấn đấu đến năm 2020, nâng tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 99%.
- Xây dựng, phát triển, quản lý và sử dụng có hiệu quả quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo.
- Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ y tế, khám chữa bệnh, tạo điều kiện để mọi người dân được tiếp cận.
d. Hỗ trợ về nhà ở, điện, nước sinh hoạt
- Thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định số 33/2015/QĐ- TTg ngày 10 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ đảm bảo 3 cứng:
Nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng; trong đó, năm 2016 hỗ trợ cho khoảng 28 hộ; năm 2017 hỗ trợ 55 hộ; năm 2018 hỗ trợ 69 hộ: năm 2019 hỗ trợ 69 hộ; năm 2020 hỗ trợ 56 hộ.
- Xây dựng, củng cố, hoàn thiện lưới điện quốc gia cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn. Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ điện cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội.
- Hỗ trợ xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, nước sinh hoạt phân tán để đảm bảo nguồn nước sạch cho hộ nghèo; vận động nhân dân xây dựng hố xí/nhà tiêu, cải tạo chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh. Tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức của người dân về sinh hoạt hợp vệ sinh, bảo vệ cảnh quan, môi trường và sức khỏe, đồng thời thực hiện đồng bộ các biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa, xử lý ô nhiễm môi trường, xử lý chất thải, nước thải tại các khu đô thị, doanh nghiệp, khu dân cư.
e. Hỗ trợ người nghèo tiếp cận thông tin
- Đầu tư nâng cấp, cải tạo các trạm truyền thanh cơ sở đảm bảo 100%
các xã có tram truyền thanh hoạt động tốt phát triển mạng viễn thông ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa tạo điều kiện để người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, người sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được tiếp cận với các dịch vụ thông tin, sử dụng các thiết bị viễn thông, phát thanh truyền hình giúp họ hiểu biết quyền, nghĩa vụ của mình, chủ động tiếp cận với các chính sách trợ giúp của Nhà nước, vươn lên thoát nghèo.
- Tiếp tục đưa chương trình văn hóa thông tin lưu động về cơ sở, đa dạng hóa các hoạt động thông tin, tuyên truyền để người nghèo được tiếp cận với các hoạt động văn hóa; phổ biến các gương thoát nghèo điển hình, mô hình giảm nghèo có hiệu quả.
- Thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo theo Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg ngày 18 tháng 8 năm 2010 và Quyết định số 59/2012/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ.
Thứ 3. Tiếp tục đầu tư đồng bộ, hoàn thiện các công trình hạ tầng theo Chương trình 135
- Thực hiện tốt các chính sách ưu tiên hỗ trợ cho hộ nghèo, người nghèo dân tộc thiểu số; hộ nghèo, người nghèo sinh sống ở thôn, xã đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu được hưởng các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, đào tạo nghề, tạo việc làm tăng thu nhập, chính sách ưu đãi tín dụng, chính sách cử tuyển, chính sách học bổng, chính sách BHYT, chính sách tiếp cận văn hóa, thông tin, …
- Thực hiện có hiệu quả chính sách ưu đãi đầu tư, ưu tiên hỗ trợ đầu tư trước đối với các xã đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu, thôn đặc biệt khó khăn để hoàn thành đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới.
Thứ 4. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các cấp
- Tổ chức các hội nghị tập huấn, hội thảo, học tập kinh nghiệm về giảm nghèo.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã. Định kỳ hàng năm, tổ chức đánh giá đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp.
Thứ 5. Tổ chức các hoạt động kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, khen thưởng
- Tổ chức theo dừi, giỏm sỏt, đỏnh giỏ hàng năm và đỏnh giỏ giữa kỳ các chỉ tiêu, mục tiêu, lộ trình thực hiện của Chương trình giảm nghèo.
- Xây dựng tài liệu tập huấn, hướng dẫn về công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm làm cơ sở thu thập, cập nhật thông tin dữ liệu phục vụ cho việc theo dừi, quản lý, giỏm sỏt đỏnh giỏ ở cấp xó, thụn, bản.
- Tổ chức họp giao ban hàng quý; 1 năm và tổng kết đánh giá cả giai đoạn; biểu dương khen thưởng các tập thể, cá nhân, các hộ gia đình thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo.
3.3.2. Mục tiêu giảm nghèo bền vững cho đồng bào các dân tộc thiểu số tại huyện Ngân Sơn
3.3.2.1. Mục tiêu tổng quát
Nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc tự vươn lên thoát nghèo. Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới; góp phần tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, dân tộc và nhóm dân cư.
3.3.2.2. Mục tiêu cụ thể
Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 2 - 2,5%/năm theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020, trong đó tỷ lệ hộ nghèo trên trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn giảm bình quân từ 3,5 - 4%/năm.
Nâng cao mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo đến năm 2020:
- 100% người nghèo, cận nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế;
- 87% hộ nghèo có người từ 15 đến dưới 30 tuổi tốt nghiệp trung học cơ sở; 99,5% hộ nghèo có trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường;
- 80% hộ nghèo có nhà ở đảm bảo chất lượng; 95% hộ nghèo đảm bảo về diện tích nhà ở;
- 95% hộ nghèo có nước sinh hoạt hợp vệ sinh;
- 90% hộ nghèo có hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh;
- 97% hộ nghèo sử dụng dịch vụ viễn thông; 90% hộ nghèo có thiết bị phục vụ tiếp cận thông tin.
3.3.3. Một số giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số