Hộ nghèo theo thành phần dân tộc huyện Ngân Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững cho huyện ngân sơn, tỉnh bắc kạn (Trang 51 - 53)

Bảng 3.4. Hộ nghèo theo thành phần dân tộc huyện Ngân Sơn

TT Dân tộc

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tổng số hộ Hộ nghèo Tỷ lệ (%) Tổng số hộ Hộ nghèo Tỷ lệ Tổng số hộ Hộ nghèo Tỷ lệ 1 Kinh 368 88 23,91 367 68 18,53 389 60 15,42 2 Tày 2983 798 26,75 3010 718 23,85 3038 604 19,88 3 Nùng 1381 493 35,69 1373 421 30,66 1358 350 25,77 4 Dao 1823 1386 76,03 1837 1303 70,73 1858 1216 65,45 5 Mông 551 544 98,73 568 556 97,89 587 572 97,44 6 Hoa 150 34 22,67 149 22 14,77 7 Sán Chí 1 0 0 0 0 0 0 0 0 8 DT khác 144 38 26,39 17 3 17,56 20 19 95,0 Tổng 7251 3347 46,16 7323 3101 42,35 7399 2828 38,22

(Nguồn: Phòng Lao động - Thương binh và xã hội huyện Ngân Sơn, Báo cáo kết quả rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2016, 2017, 2018)

Theo số liệu về phân loại nghèo theo thành phần dân tộc, thì huyện Ngân Sơn có hơn 8 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó người Tày chiếm số lượng đông nhất, sau đó đến người Nùng, Dao, Mông, Kinh. Tỷ lệ nghèo của các dân tộc cũng khác nhau, người Mông chiếm số lượng không đông tại huyện nhưng lại là thành phần dân tộc chiếm tỷ lệ nghèo cao nhất. Đa số các hộ người Mông đều là hộ nghèo (chiếm trên 97%), qua 3 năm tỷ lệ có giảm, nhưng giảm không đáng kể.

Tiếp đó là người Dao, tỷ lệ nghèo trong nội bộ dân tộc cũng rất cao chiếm trên 76% vào năm 2016, sang năm 2018 đã giảm xuống còn 65,45%. Các thành phần dân tộc khác, tỷ lệ nghèo cũng dao động dưới 30% và có sự giảm rõ rệt sau 3 năm.

Có sự chênh lệch khác nhau nhiều giữa các dân tộc là do trình độ nhận thức của từng dân tộc khác nhau, dẫn đến việc tiếp thu các thông tin, kiến thức mới phục vụ cho kinh tế hộ gia đình cũng khác nhau.

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ nghèo theo thành phần dân tộc huyện Ngân Sơn năm 2018

3.1.2. Phân tích các nguyên nhân dẫn đến nghèo trên địa bàn nghiên cứu

3.1.2.1. Thực trạng nghèo tại 3 xã nghiên cứu a) Thực trạng nghèo của 3 xã nghiên cứu

Thực trạng nghèo của 3 xã nghiên cứu được thể hiện qua bảng 3.5, nhìn chung qua 3 năm tỷ lệ giảm nghèo của cả 3 xã đã có sự thay đổi, tuy nhiên không lớn. Thị trấn Nà Phặc giảm từ 45,93% hộ nghèo xuống còn 38,43% hộ nghèo, xã Lãng Ngâm từ 51,56% xuống còn 47,02%, xã Trung Hòa từ 52,13% xuống còn 48,53%. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm nhưng tỷ lệ nghèo của cả 3 xã so với toàn huyện còn rất cao, trên 48%. Mặc dù đã được sự quan tâm của các cấp chính quyền, các chính sách giảm nghèo đã được áp dụng toàn diện, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới triển khai trên địa bàn cả 3 xã nhưng những kết quả giảm nghèo như trên còn chưa đạt được như kỳ vọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững cho huyện ngân sơn, tỉnh bắc kạn (Trang 51 - 53)