Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng tới giảm nghèo bền vững tại địa bàn nghiên cứu
3.2.2. Nguyên nhân chủ quan
1. Trình độ học vấn của chủ hộ
Ngày nay khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển đòi hỏi người sản xuất kinh doanh không chỉ có sức khỏe, cần cù chăm chỉ mà cần phải có trình độ, có kiến thức văn hóa, để có thể tiếp thu nhanh chóng với tiến bộ khoa học kỹ thuật, từ đó đổi mới tư duy, cách nghĩ, quản lý sản xuất kinh doanh mới mang lại hiệu quả cao.
Bảng 3.9. Bảng trình độ văn hóa của chủ hộ năm 2018
Trình độ chủ hộ Hộ nghèo (hộ) CC (%) Hộ cận nghèo (hộ) CC (%)
Mù chữ 57 63,33 4 13,33
Tiểu học 30 33,33 13 43,33
Cấp 2 2 2,2 9 30,0
THPT 1 1,11 4 13,33
Tổng 90 100 30 100
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018)
Từ kết quả điều tra ta thấy trình độ văn hóa của chủ hộ còn thấp nhất là tỉ lệ mù chữ còn cao. Hộ nghèo có 57 hộ chủ hộ mù chữ chiếm 63,33%
tổng số hộ nghèo. Đa số các chủ hộ mù chữ và học hết tiểu học. Tỷ lệ học hết cấp 2 và cấp 3 rất ít, nhất là cấp 3. Khi trình độ văn hóa không có dẫn đến trình độ dân trí thấp, chủ hộ sẽ không biết cách làm ăn để thoát nghèo mà có tư tưởng ỷ lại trông chờ vào trợ cấp của nhà nước. Khi chủ hộ có trình độ dân trí thấp sẽ dẫn tới việc không biết định hướng cho cón cái học hành, không có tư tưởng thoát nghèo. Cái nghèo cứ quanh quẩn vòng từ đời bố sang đời con.
Trình độ văn hóa của chủ hộ liên quan chặt chẽ đến kết quả sản xuất kinh doanh của nông hộ, vì vậy nhóm hộ nghèo và hộ cận nghèo cần được đào tạo về nghề nghiệp, kỹ thuật canh tác, kiến thức thị trường, văn hóa để các hộ đó có thể nâng cao chất lượng cuộc sống.
2. Dân tộc
Huyện Ngân Sơn đa phần là đồng bào dân tộc thiểu số. Đa phần các hộ nghèo và hộ cận nghèo là dân tộc thiểu số vẫn nhiều còn nhiều hủ tục phong kiến trong đời sống kinh tế xã hội. hầu như các hộ này thường hay sống khép kín ít giao lưu, hoặc không giao lưu trao dồi kinh nghiệm trong canh tác hoặc làm ăn buôn bán. Cho nên trong việc canh tác phát triển kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, vẫn chưa thể thoát khỏi khó khăn, hộ nghèo thì vẫn nghèo hộ cận nghèo thì có thể tái nghèo.
3. Quy mô hộ gia đình
Bảng 3.10. Bảng Quy mô hộ gia đình TT Quy mô
Nghèo Cận nghèo Tổng
Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ
1 ≤ 2 người 14 15,56 5 16,67 19 15,83
2 3 - 4 Người 30 33,33 15 50,0 45 37,5
3 ≥ 5 Người 46 51,11 10 33,33 56 46,67
Tổng 90 100 30 100 120 100.00
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Qua bảng 3.10.Quy mô hộ gia đình ta thấy hộ có ≥ 5 người là nhiều nhất có tổng số là 56 hộ chiếm 46,67% số hộ điều tra, số hộ điều tra do các hộ đông người nên dẫn đến tình trạng thiếu ăn, không đủ chi tiêu trong sinh hoạt.
Quy mô hộ ≤ 2 người là chiếm ít nhất.
Qua những con số trong bảng trờn cho ta thấy rừ những hộ nghốo và cận nghèo vẫn còn những hộ có 5 người trở lên vẫn còn cao số nhân khẩu trong một hộ. Như vậy, những hộ đông người tuy có quy mô về nhân khẩu đông nhưng nó cũng sẽ là làm cho kinh tế của hộ khó khăn hơn nhiều. Làm cho gia đình gặp nhiều khó khăn về chỗ ở và nhiều mặt ở trong đời sống xã hội…
4. Đất đai
Đất đai là yếu tố nguồn lực quan trọng đầu tiên để tiến hành sản xuất nông nghiệp. Chất lượng đất canh tác của các hộ nông dân tương đối tốt nhưng sự phân phối không đồng đều giữa các nhóm hộ. Đất chủ yếu tập trung nhiều ở hộ cận nghèo, hộ nghèo thì ít từ thực trạng đất đai và tình hình sử dụng đất của nông hộ điều tra, chính quyền xã cần có những giải pháp hợp lý để giải quyết tình trạng trên, có biện pháp khuyến khích giúp hộ nông dân chuyển dịch đất canh tác sao cho có hiệu quả kinh tế cao hơn trên một đơn vị diện tích đất canh tác.
5. Vốn đầu tư cho sản xuất
Vốn của nông hộ ảnh hưởng trực tiếp đến phương thức sản xuất và lĩnh vực sản xuất của nông hộ, từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của hộ gia đình. Nhìn chung tình trạng thiếu vốn đầu tư đang tồn tại ở hầu hết các hộ nông dân, cả ở nhóm hộ cận nghèo và hộ nghèo, vì vậy nhu cầu vay vốn cho sản xuất kinh doanh là rất lớn. Từ thực tiễn như vậy trong thời gian tới để kinh tế hộ xã phát triển hơn nữa và không để tình trạng thiếu vốn đầu tư sản xuất xảy ra thì các hộ, chính quyền các cấp, đoàn thể cần có những biện pháp tích cực hơn nữa trong việc vay vốn và cho vay vốn, để đồng vốn vay tới được tay người dân và để việc sử dụng vốn vay được đúng mục đích và có phát huy được hiệu quả cao.
6. Cơ sở hạ tầng
- Về hệ thống thủy lợi: Do địa hình của địa phương có rất nhiều núi đá, và hệ thống mạch nước ngầm ít nên thiếu nước vào mùa khô ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất của bà con.
- Về giao thông: Hệ thống giao thông trong bản chưa hoàn thiện, các tuyến đường liên thôn chưa được bê tông hóa, một số đoạn đường đã xuống cấp, chính quyền xã cần có kế hoạch xây dựng và tu bổ lại đảm bảo nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của nhân dân trong bản.
- Về hệ thống điện: Sự cung ứng điện trên địa bàn là tương đối tốt, 99%
số hộ trong xã đã được dùng điện, nguồn điện tương đối ổn định giúp các hộ yên tâm sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sản xuất, phụ vụ các nhu cầu của cuộc sống. Tuy vậy, vẫn còn một số hộ trên bản Thộ Lộ, Huổi Châng do khoảng cách xa nên hiện tại chưa được sử dụng điện lưới quốc gia.