Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội huyện Ngân Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững cho huyện ngân sơn, tỉnh bắc kạn (Trang 37 - 38)

Chương 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội huyện Ngân Sơn

* Vị trí địa lý:

Ngân Sơn là một huyện miền núi phía Bắc của tỉnh Bắc Kạn, vị trí toàn huyện nằm trong toạ độ địa lý 105o50’10” - 106o01’10” kinh độ Đông và 22o10’00” - 22o29’00” vĩ độ Bắc.

Ranh giới của huyện: Phía Đông giáp huyện Tràng Định - Lạng Sơn, huyện Thạch An tỉnh Cao Bằng; Phía Tây giáp huyện Ba Bể - Bắc Kạn; Phía Nam giáp Bạch Thông, Na Rì - Bắc Kạn; Phía Bắc giáp huyện Nguyên Bình - Cao Bằng.

Trung tâm huyện nằm trên địa bàn xã Vân Tùng, cách thành phố Bắc Kạn 60 km về phía Bắc, cách thành phố Thái Nguyên 145 km và cách thành phố Cao Bằng 58 km theo quốc lộ 3. Huyện có vị trí địa lý tương đối thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội với các huyện trong tỉnh và các tỉnh lân cận.

* Địa hình

Huyện Ngân Sơn có địa hình rất đa dạng, mang đặc thù của địa hình miền núi, là nơi hội tụ của hệ thống nép lồi dạng cánh cung. Địa hình bị chia cắt mạnh, có độ dốc lớn. Diện tích đồi núi chiếm 90% tổng diện tích đất tự nhiên, hướng núi không đồng nhất. Độ cao trung bình phổ biến từ 600 - 800 m so với mặt nước biển, các dãy núi phía tây bắc có đỉnh cao trên 1.200 m.

* Khí hậu, thuỷ văn

Ngân Sơn có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm 18 - 20,70C, lượng mưa trung bình hàng năm 1.248 mm, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung nhiều vào các tháng 6,7. Độ ẩm không khí trung bình 83%. Ngoài ra trên địa bàn huyện hàng năm thường

xuất hiện 80 - 90 ngày có sương mù, 35 - 37 ngày có mưa phùn, 45 - 50 ngày có giông và một số đợt sương muối. Nhìn chung Ngân Sơn có khí hậu thời tiết tương đối thuận lợi cho việc phát triển nông - lâm nghiệp theo hướng đa dạng hoá cây trồng vật nuôi. Tuy nhiên, do địa hình cao, độ dốc lớn dễ gây lũ cuốn, lũ quyết làm sói mòn, trượt lở đất dọc theo các suối và các sườn núi. Mặt khác mùa đông trời lạnh, thời tiết hanh khô, gây hạn hán đặc biệt ở vùng sâu, vùng cao và vùng núi đá vôi. Tiểu khí hậu có sự khác biệt khá rõ Bắc và Nam của huyện.

* Sông ngòi

Ngân Sơn không có sông lớn nhưng có nhiều suối nhỏ và phân bố khá đều trên địa bàn. Tuy nhiên, các suối đều có lưu lượng nhỏ, độ dốc lớn. Một số không có nước về mùa khô.

* Các nguồn tài nguyên

Đất đai của huyện Ngân Sơn thuộc loại nâu đỏ vàng (Macma trung tính, macma axít) là chủ yếu, phù hợp trồng cây dài ngày và cây nông nghiệp. Ngoài ra còn có đất đen và đất phù sa nhưng chiếm tỷ lệ ít.

Tài nguyên khoáng sản: Huyện có một số tài nguyên quý như đá vôi, quặng sắt, quặng chì kẽm, quặng vàng. Đây là nguồn tài nguyên quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội huyện, vì vậy cần phải có những biện pháp phù hợp trong quá trình khai thác và quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững cho huyện ngân sơn, tỉnh bắc kạn (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)