Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững cho huyện ngân sơn, tỉnh bắc kạn (Trang 28)

Chương 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.4. Cơ sở thực tiễn

1.4.1. Các bài học về giảm nghèo trên thế giới và Việt Nam

Một thực tế cho thấy rằng hầu hết những người nghèo đều tập trung ở khu vực nông thôn, bởi vì đây là khu vực hết sức khó khăn về mọi mặt như: Điện, nước sinh hoạt, đường, trạm y tế,... Ở các nước đang phát triển với nền kinh tế sản xuất là chủ yếu thì sự thành công của chương trình xoá đói giảm nghèo phụ thuộc vào chính sách của Nhà nước đối với chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn của các quốc gia. Thực tế cho thấy rằng các con rồng châu á như: Hàn Quốc, Singapo, Đài Loan; các nước ASEAN và Trung Quốc đều rất chú ý đến phát triển nông nghiệp và nông thôn. Xem nó không những là nhiệm vụ xây dựng nền móng cho quá trình CNH-HĐH, mà còn là

sự đảm bảo cho phát triển bền vững của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, không phải nước nào cũng ngay từ đầu và trong suốt quá trình vật lộn để trở thành các con rồng đều thực hiện sự phát triển cân đối, hợp lý ở từng giai đoạn, từng thời kỳ giữa công nghiệp với nông nghiệp. Dưới đây là kết quả và bài học kinh nghiệm của 1 số nước trên thế giới.

* Hàn Quốc

Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, chính phủ Hàn Quốc không chú ý đến việc phát triển nông nghiệp nông thôn mà đi vào tập trung phát triển ở các vùng đô thị, xây dựng các khu công nghiệp tập trung ở các thành phố lớn, thế nhưng 60% dân số Hàn Quốc sống ở khu vực nông thôn, cuộc sống nghèo đói, tuyệt đại đa số là tá điền, ruộng đất tập trung vào sở hữu của giai cấp địa chủ, nhân dân sống trong cảnh nghèo đói tột cùng. Từ đó, gây ra làn sóng di dân tự do từ nông thôn vào thành thị để kiếm việc làm, chính phủ không thể kiểm soát nổi, gây nên tình trạng mất ổn định chính trị - xã hội. Để ổn định tình hình chính trị - xã hội, chính phủ Hàn Quốc buộc phải xem xét lại các chính sách kinh tế - xã hội của mình, cuối cùng đã phải chú ý đến việc điều chỉnh các chính sách về phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn và một chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn được ra đời gồm 4 nội dung cơ bản:

-Mở rộng hệ thống tín dụng nông thôn bằng cách tăng số tiền cho hộ nông dân vay.

-Nhà nước thu mua ngũ cốc của nông dân với giá cao. -Thay giống lúa mới có năng suất cao.

-Khuyến khích xây dựng cộng đồng mới ở nông thôn bằng việc thành lập các HTX sản xuất và các đội ngũ lao động để sửa chữa đường xá, cầu cống và nâng cấp nhà ở.

Với những nội dung này, chính phủ Hàn Quốc đã phần nào giúp nhân dân có việc làm, ổn định cuộc sống, giảm bớt tình trạng di dân các thành phố

lớn dể kiếm việc làm. Chính sách này đã được thể hiện thông qua kế hoạch 10 năm cải tiến cơ cấu nông thôn nhằm cải tiến cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, từng bước đưa nền kinh tế phát triển nhằm xoá đói giảm nghèo cho dân chúng ở khu vực nông thôn.

Tóm lại: Hàn Quốc đã trở thành 1 nước công nghiệp phát triển nhưng chính phủ vẫn coi trọng những chính sách có liên quan đến việc phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn nhằm xoá đói giảm nghèo cho dân chúng ở khu vực nông thôn, có như vậy mới xoá đói giảm nghèo cho nhân dân tạo thế ổn định và bền vững cho nền kinh tế.

* Đài Loan:

Đài Loan là một trong những nước công nghiệp mới (NIES), nhưng là 1 nước thành công nhất về mô hình kết hợp chặt trẽ giữa phát triển công nghiệp với phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn ( mặc dù Đài Loan không có các điều kiện thuận lợi như một số nước trong khu vực) đó là chính phủ Đài Loan đã áp dụng thành công một số chính sách về phát triển kinh tế -xã hội như:

- Đưa lại ruộng đất cho nông dân, tạo điều kiện hình thành các trang trại gia đình với quy mô nhỏ, chủ yếu đi vào sản xuất nông phẩm theo hướng sản xuất hàng hoá.

- Đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn, mở mang thêm những nghành sản xuát kinh doanh ngoài nông nghiẹp cũng được phát triển nhanh chóng, số trang trại vừa sản xuất nông nghiệp, vừa kinh doanh ngoài nông nghiệp chiếm 91% số trang trại sản xuất thuần nông chiếm 90%. Việc tăng sản lượng và tăng năng suất lao động ttrong nông nghiệp đến lượt nó lại tạo điều kiện cho các nghành công nghiệp phát triển.

- Đầu tư cho kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để phát triển nông thôn. Đài Loan rất coi trọng phát triển mạng lưới giao thông nông thôn cả về đường bộ, đường sắt và đường thuỷ.

Trong nhiều thập kỷ qua, Đài Loan coi trọng việc phát triển giao thông nông thôn đều khắp các miền, các vùng sâu vùng xa, công cuộc điện khí hoá nông thôn góp phàn cải thiện điều kiện sản xuất, điều kiện sinh hoạt ở nông thôn. Chính quyền Đài Loan cho xây dựng các cơ sở sản xuất công nghiệp ngay ở vùng nông thôn để thu hút những lao đông nhàn rỗi của khu vực nông nghiệp, tăng thu nhập cho những người nông dân nghèo, góp phần cho họ ổn định cuộc sống. Đài Loan áp dụng chế độ giáo dục bắt buộc đối với những người trong độ tuổi, do đó trình độ học vấn của nhân dân nông thôn được nâng lên đáng kể, cùng với trình độ dân trí được nâng lên và điều kiện sống được cải thiện, Tỷ lệ tăng dân số đã giảm từ 3,2%/năm(1950) xuống còn 1,5%/năm(1985). Hệ thống ytế, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân cũng được quan tâm đầu tư thích đáng.

* Ở Việt Nam

Sau 10 năm thực hiện “Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói, giảm nghèo” (2002-2013) và 5 năm thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về “Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo nhất trong cả nước (2008-2013), Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng mừng trong công tác xóa đói giảm nghèo.

Theo Báo cáo đánh giá nghèo Việt Nam năm 2012 mới công bố của Ngân hàng thế giới World Bank, hơn 30 triệu người Việt Nam đã thoát khỏi đói nghèo trong hai thập kỷ qua. Nghèo đói ở Việt Nam đã giảm nhanh chóng từ 60% hồi đầu những năm 1990 xuống 20,7% trong năm 2010. Việt Nam đã đạt được tỷ lệ nhập học tiểu học và trung học cơ sở cao, lần lượt hơn 90% và 70%.

Theo đánh giá gần đây nhất của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc FAO, Việt Nam là một trong những nước đạt được thành tích nổi bật trong việc giảm số người bị đói từ 46,9% (32,16 triệu người) giai đoạn 1990 - 1992 xuống còn 9% (8,01 triệu người) trong giai đoạn 2010 - 2012, và đã đạt được

Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ 1 (MDG1) - hướng tới mục tiêu giảm một nửa số người bị đói vào năm 2015.

1.4.2. Đặc điểm tình trạng nghèo đói của nước ta

* Giảm nghèo bấp bênh

Bộ trưởng Bộ LĐTB & XH thừa nhận: “Việt Nam đang đứng trước những thách thức lớn, đó là tốc độ giảm đói, nghèo không đồng đều, chưa bền vững và thiếu tập trung cao. Tỷ lệ giả nghèo đã giảm nhanh ở các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc, nhưng nhiều nơi tỷ lệ nghèo vẫn còn trên 50%, cá biệt còn trên 60 - 70%, tỷ trọng hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm 47% tổng số hộ nghèo cả nước, thu nhập bình quân của hộ dân tộc thiểu số bằng 1/6 mức thu nhập bình quân của cả nước, khoảng cách chênh lệch giàu nghèo tăng 9,2 lần (năm 2010) lên khoảng 9,4 - 9,5 lần (năm 2012). Đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB) từ cuối năm 2012 cũng phản ánh một thực tế là tình trạng phân hóa giàu nghèo tại Việt Nam đang chuyển dần từ mức tương đối bình đẳng (năm 2002) sang mức ngày càng tăng giữa các nhóm dân cư. Cho thấy sự bình đẳng giảm đi còn sự bất bình đẳng đang tăng lên và đạt mức độ nguy hiểm. Trên thực tế, việc nhìn ra khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam không khó, nó có thể ước đoán qua những quan sát vế chênh lệch giữa người có mức tiền lương cao nhất so với trung bình hoặc cách thức chi trả lương khá chênh lệch giữa người lao động với người quản lý. Ngoài ra một số doanh nghiệp còn trả lương cao cho tầng lớp quản lý, và xu thế đô thị hóa ồ ạt làm nhiều người giàu lên nhanh chóng nhờ đất đai, đó là chưa kể những người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham nhũng, làm giàu bất hợp pháp. Tất cả các vấn đề đó đã góp phần nới rộng khoảng cách giàu nghèo điều dẫn đến bất bình đẳng xã hội. Người giàu có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ xã hội như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, đào tào nghề…. Và họ lại có điều kiện để giàu thêm. Số liệu thống kê cho thấy, 20% nhóm giàu được hưởng phúc lợi nhiều hơn so với 20% người nghèo.

* Nghèo không chỉ về tiền bạc

Đánh giá công tác giảm nghèo, Bộ LĐTB & XH cho biết, trên thực tế Việt Nam đã thực hiện giảm nghèo đa chiều với nhiều chính sách hỗ trợ đồng bộ như về y tế, giáo dục, nhà ở, vay vốn… Tuy nhiên, có điểm khác biệt là Việt Nam vẫn dùng thu nhập làm thước đo để xác định đối tượng nghèo. Từ chuẩn đó mới xem xét, tìm ra nguyên nhân và đưa ra các chính sách hỗ trợ.

Lâu nay công tác giảm nghèo ở Việt Nam tiến hành theo kiểu “thiếu thứ gì thì hỗ trợ thứ đó” là rất sai lầm. Nó đã vô tình tạo ra tâm lý ỷ lại không muốn thoát nghèo. Ngoài ra không ít người nghèo cho rằng mình phải được nhận tất cả mọi chính sách hỗ trợ. Thực tế không phải vậy, ví dụ để vay vốn sản xuất đối tượng phải có sức lao động, được học nghề, đáp ứng độ tuổi. Từ trước tới nay nhiều địa phương áp dụng phương pháp đo lường nghèo đơn chiều vì thế đã dẫn tới hạn chế không làm rõ được từng đối tượng nên áp dụng chính sách gì.

Nghèo đa chiều” là chìa khóa tháo gỡ cho tình trạng “nghèo - thoát nghèo -tái nghèo” ở Việt Nam. Trong công tác xóa đói giảm nghèo, bên cạnh kế thừa những kinh nghiệm, cách làm hay cần có chiến lược giảm nghèo mới là một yêu cầu cấp bách. Song việc chuyên đổi phương pháp sang nghèo đa chiều để thực sự đem lại hiệu quả thì cần nhiều việc phải làm. Việc bình đẳng tuyệt đối giữa giàu với nghèo là rất khó. Chính vì vậy, việc thực hiện chính sách an sinh xã hội nhà nước cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ như cải thiện chất lượng khan chữa bệnh, nâng cao chất lượng giáo dục…

1.4.3. Bài học kinh nghiệm giảm nghèo bền vững cho huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn tỉnh Bắc Kạn

Tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các phương thức sản xuất mới, các loại hình doanh nghiệp mới ra đời và phát triển khá mạnh trên thực tế đã mang lại những hiệu quả tích cực cho tiến trình “tấn công đói nghèo”.

Bài học kinh nghiệm

Thứ nhất, cần xã hội hoá công tác giảm nghèo, nhằm huy động tối đa các nguồn vốn tăng cường đầu tư cho địa phương, các vùng có điều kiện khó khăn, kinh tế chưa phát triển, hỗ trợ cho người nghèo, nhằm tạo điều kiện các địa phương, các vùng khắc phục khó khăn thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tạo tiền đề cho các hộ nghèo cải thiện đời sống vươn lên tự thoát nghèo.

Thứ hai, cần có những cơ chế chính sách đặc thù nhằm sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, ưu tiên đầu tư cho cơ sở hạ tầng, cho khoa học - công nghệ, cho sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường.

Thứ ba, quan tâm đầu tư cho giáo dục - đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề cho người lao động. Điều này có tác dụng nâng cao chất lượng lao động, phát triển nguồn nhân lực, tăng năng suất lao động.

Thứ tư, cần có cơ chế, chính sách và kinh phí hợp lý, nhằm phát huy hiệu quả công tác khuyến nông, khuyến lâm tăng cường nâng cao hiểu biết của người dân trong sản xuất nông lâm nghiệp.

Thứ năm, cần có chính sách cụ thể để phát triển các loại hình dịch vụ giáo dục, y tế , văn hoá và các lĩnh vực khác.

Thứ sáu, cần mở rộng hình thức hỗ trợ trực tiếp cho người dân nhằm đảm bảo nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ đến được tận tay những người nghèo, tránh thất thoát lãng phí.

Thứ bảy, trong công tác giảm nghèo Nhà nước đóng vai trò quan trọng, nhưng phải coi đây là nhiệm vụ của xã hội, mà trước hết là của chính những người dân nghèo phải tự giác vươn lên.

Thứ tám, cần phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục cho người dân hiểu rõ vấn đề, hiểu rõ trách nhiệm của mình tránh tình trạng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ cộng đồng, của Nhà nước.

Thuận lợi:

- Được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác giảm nghèo, đồng thời được sự đồng tình hưởng ứng của nhân dân.

- Quá trình thực hiện các Chương trình, chính sách dân tộc trên địa bàn huyện trong thời gian qua đã thu được nhiều kết quả và bài học kinh nghiệm trong quản lý điều hành và thực hiện là cơ sở để tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa trong thời gian tới.

- Nhận thức của người dân về vấn đề nghèo, đói, ý thức tự phấn đấu vươn lên thoát nghèo ngày càng cao. Người dân đã biết học hỏi cách thức làm ăn, phát triển kinh tế, thực hành tiết kiệm, tận dung các cơ hội và sử dụng hiệu quả sự hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng.

- Hệ thống cán bộ làm công tác dân tộc, giảm nghèo ở các cấp cũng được cũng cố và phát triển.

Khó khăn:

- Cuộc sống của người dân huyện Ngân Sơn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tại chỗ, chủ yếu sống bằng nghề nông, quỹ đất sản xuất quy hoạch để thực hiện hỗ trợ gặp nhiều khó khăn, dễ bị tác động bởi các yếu tố thời tiết, khí hậu gây nên tình trạng mất mùa, dịch bệnh, nghèo đói.

- Hiện nay toàn huyện có một bộ phận hộ nghèo DTTS thuộc diện đối tượng bảo trợ xã hội như người cô đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi, phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ… Nhóm hộ nghèo này khó có thể thoát nghèo vì không có sức lao động và nhân lực lao động, hoàn toàn dự vào sự hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng.

- Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc, giảm nghèo ở cơ sở còn yếu, phụ cấp thấp chưa tạo điều kiện để họ yên tâm công tác.

1.4.4. Các nghiên cứu có liên quan

Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về công tác xóa đói giảm nghèo nói chung, đề ra các cơ chế, chính sách cũng như tổ chức thực hiện các chương trình giảm nghèo. Một số công trình như sau:

Những giải pháp nhằm nâng cao thu nhập của hộ nông dân nghèo vùng bằng Sông Hồng, luận án TS của nghiên cứu sinh Lê Thị Nghệ, Bộ NN

và PTNT bảo vệ năm 1995 tại Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.

Đóng góp: Đã đưa ra những giải pháp giảm nghèo mang tính vùng miền đầu tiên ở nước ta.

Một số giải pháp chủ yếu nhằm xóa đói giảm nghèo ở vùng Tây bắc giai đoạn 2006 - 2010, luận văn Thạc sĩ của học viên cao học Ngô Xuân

Quyết, bảo vệ tại Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2006.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững cho huyện ngân sơn, tỉnh bắc kạn (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)