Vi khuẩn cạnh tranh

Một phần của tài liệu Tiểu luận công nghệ sản xuất phân bón (Trang 43)

Trong đất,nhất là ở các vùng trồng chuyên canh (độc canh) tồn tại rất nhiều các vi sinh vật tự nhiên. Các vi khuẩn này sẽ cạnh tranh với vi sinh vật hữu hiệu và làm giảm hiệu quả hoạt động của chúng. Việc lựa chọn các vi sinh vật có khả năng cạnh tranh cao có ý nghĩa rất lớn trong việc hạn chế ảnh hưởng của các chủng vi sinh vật tự nhiên khi sử dụng phân bón vi sinh vật. Bằng phương pháp amarge, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam đã tuyển chọn được một số chủng vi khuẩn có khả năng cạnh tranh cao sử dụng cho sản xuất phân bón vi sinh vật.

VI.

Ả NH H Ư Ở NG CỦA PH Â N BÓN Đ ẾN VI SINH V ẬT

Bón các loại phân hữu cơ và vô cơ vào đất sẽ phát huy tác dụng nhanh hay chậm, nhiều hay ít phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động chuyển hoá của VSV đất. Ngược lại, phân bón có tác dụng tốt tăng cường số lượng và hoạt tính VSV.Tuỳ loại phân bón khác nhau mà ảnh hưởng đến VSV ở những mức độ khác nhau.

1.

Ả nh hư ở ng c ủ a p h ân vô c ơ

Bón phân vô cơ một cách hợp lý có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển của VSV đất. Bón phân vô cơ cùng với phân chuồng và rơm rạ làm cho các loại hình VSV có ít như Azotobacter, VK ôn hoà, nitrat hoá, phân giải xenlulo tăng hơn 3 – 4 lần so với phân khoáng đơn thuần.

.2.

Ả nh hư ở ng c ủ a p h ân h ữ u c ơ

là nguồn dinh dưỡng tốt đối với cây trồng là nhân tố ảnh hưởng tốt đến thành phần cơ giới, kết cấu đất, độ ẩm,…của đất.Ngoài ra phân hữu cơ còn chứa sẵn một khối lượng rất lớn VSV.

Khi bón phân xanh hay phân chuồng cho đất thì làm tăng số lượng các VSV chuyên tính như Azotobacter, VK amôn, VK phân giải xenlulo đều được tăng từ 10 – 100%.

Ảnh hưởng của phân bón đến vi sinh vật đất ( bảng 1 và 2)

Công thức Vi khuẩn Nấm Xạ khuẩn VK phân giải

xenlulo Không bón 100 100 100 100 P2O5 + K2O 185 174 145 670 P2O5 + K2O + N 210 130 195 840 (Bảng1) Loại phân pH sau thí nghiệm VSV tổng số Xạ khuẩn Nấm Không bón phân 5,5 538 150 3 Bón vôi 6,1 640 360 10 Phân chuồng 5,9 1136 610 16 Vôi + phân chuồng 6,1 1397 650 17 (Bảng2)

VII.PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN 1.phương pháp sử dụng. 1.phương pháp sử dụng.

(a) chế phẩm vi sinh vật.

Các chế phẩm vi sinh vật (phân vi sinh vật trên nền chất mang khử trùng) sử dụng theo phương pháp nhiễm hạt đang lưu hành trên thị trường bao gồm:

- Phân vi khuẩn trên nền than bùn.

- Phân vi khuẩn trên nền hữu cơ hoai mục. - Phân vi khuẩn dạng lỏng.

- Phân vi khuẩn dạng đặc sệt.

(*)Nhiễm hạt: Để nhiễm vi khuẩn cho hạt có thể dùng một trong các cách dưới đây:

+ Dịch sệt: Chế phẩm vi sinh vật được hòa với nước tạo thành một dung

dịch sệt đồng nhất có thể đổ ra được. Có thể hòa thêm keo hay đường để tăng độ bám dính của vi khuẩn vào bề mặt hạt. Trộn đều lượng hạt cần gieo với dung dịch vừa pha sau đó đem gieo. Phương pháp này đơn giản dễ làm được nông dân miền Bắc rất ưa chuộng. Đối với các vùng trồng lạc ở phía Nam, phương pháp này không được ưa chuộng vì hạt bị ướt và gây phiền hà trong lúc gieo.

+ Phương pháp bọc khô bằng chế phẩm: trong phương pháp này, hạt

giống được trộn trực tiếp với chế phẩm vi sinh vật mà không cần trộn thêm với nước hay chất lỏng khác. Phương pháp này dễ làm, được nông dân các vùng trồng lạc ở phía Nam rất ưa chuộng, song hiệu quả của phương pháp này không cao vì vi sinh vật không bám dính tốt trên bề mặt hạt, nhất là đối với loại phân

+ Phương pháp bọc hạt bằng bột đá vôi: theo phương pháp này, hạt giống trước tiên được nhiễm vi khuẩn trong dịch sệt, sau đó được trộn đều với bột đá vôi nghiền mịn, sao cho hạt được bọc kín bởi lớp đá vôi này trước khi gieo. Phương pháp này đặc biệt có lợi đối với vùng đất chua, hoặc khi hạt được gieo với phân bón có tính axit. Đối với các vùng đất phèn mặn hay đất chua nên áp dụng phương pháp nhiễm hạt này.

+ Phương pháp bọc hạt bằng chế phẩm vi sinh vật: dùng 1/3 lượng chế

phẩm vi sinh vật cần bón, trộn với nước và chất bám đính tạo dung dịch sệt sau đó trộn đều với lượng hạt giống cần gieo.Trộn tiếp phần còn lại của chế phẩm vi sinh vật với hạt còn ướt sau đó đem gieo. Phương pháp này rất có hiệu quả trong điều kiện gieo hạt ở vùng đất khô, nóng hay chứa sẵn nhiều vi khuẩn không hữu hiệu.

(*) Nhiễm vào đất: phương pháp nhiễm vi khuẩn vào đất tương đối đơn

giản và dễ làm được tiến hành theo một trong hai cách sau:

- Hòa đều chế phẩm vi sinh vật với lượng nước cần tưới và tưới vào hốc, rãnh trước khi gieo hạt.

- Trộn đều chế phẩm vi sinh vật với phân chuồng hoai mục hoặc đất bột sau đó đem bón vào hốc hoặc rãnh trước khi gieo hạt.

Phương pháp nhiễm vi khuẩn vào đất cũng có thể áp dụng trong trường hợp hạt giống đã được gieo và phát triển. Khi đó đùng chế phẩm vi sinh vật bón đều lên bề mặt đất ở vùng rễ cây trước khi mưa hay trước khi tưới nước hoặc hòa đều với nước, tưới trực tiếp vào vùng rễ cây. Phương pháp này mặc dù đơn giản để làm, song lại đòi hỏi nhiều công sức, cần phải phát triển thiết bị tưới dung dịch chứa vi sinh vật vào đất phù hợp với điều kiện của người nông dân.

(b). Phân hữu cơ vi sinh vật

Phân hữu cơ vi sinh vật nhìn chung được dùng như một loại phân bón đất, nghĩa là bón trực tiếp vào đất tương tự như bón phân chuồng hoặc các loại phân hữu cơ khác.Tùy theo từng loại cây và cách thức gieo trồng có thể bón trực tiếp phân hữu cơ vi sinh vật vào đất và cày bừa đều cùng phân chuồng trước khi gieo hạt, trồng cây non hoặc bỏ phân vào các rãnh đã được đào trước xung quanh gốc cây, sau đó lấp kín lại bằng đất. Khi sử dụng phân hữu cơ vi sinh vật cùng các loại phân khoáng khác cần xem xét đến liều lượng sử dụng của phân khoáng vì hàm lượng cao các chất tan của phân khoáng có thể sẽ làm chết vi sinh vật ngay sau khi bón.

Một phần của tài liệu Tiểu luận công nghệ sản xuất phân bón (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w