XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHÂN BểN VI SINH TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu Tiểu luận công nghệ sản xuất phân bón (Trang 49 - 52)

Trong những năm qua, phân bón vi sinh vật đã thể hiện vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.Tuy nhiên do hệ vi sinh vật rất đa dạng và mỗi vi sinh vật trong đất đều chịu nhiều tác động qua lại của các vi sinh vật khác cũng như điều kiện môi trường nên hiệu quả của các sản phẩm vi sinh trong các điều kiện khác nhau không giống nhau.Tại nhiều quốc gia như Ấn Độ,Trung Quốc, Đức, Nhật, Mỹ, Anh, Úc... người ta ngày càng chú ý nhiều đến các sản phẩm phân vi sinh vật hỗn hợp bao gồm tập hợp các nhóm vi sinh vật cố định nitơ, phân giải lân, kích thích sinh trưởng thực vật, đối kháng vi sinh vật gây bệnh vùng rễ cây trồng do tác dụng tổng hợp của nó đối với đất, cây trồng và môi trường sinh thái. Các sản phẩm phân bón vi sinh vật chuyên tính như cố định nitơ hay phân giải lân đang dần dần được thay bằng sản phẩm vi sinh vật hỗn hợp. Thực tế sử dụng ở nhiều nơi cho thấy, phân vi sinh vật đa chủng trên nền hữu cơ đang là nhân tố quan trọng trong sản xuất nông phẩm hữu cơ. Việt Nam là đất nước nông nghiệp có nhiều lợi thế về điều kiện khí hậu, đất đai, sự đa dạng sinh học cũng như nhân lực sản xuất. Nông nghiệp Việt Nam đã có nhiều phát triền vượt bậc, song lợi nhuận do sản xuất nông nghiệp mang lại vẫn còn rất thấp. Để phù hợp với cơ chế thị trường nông sản Việt Nam cần nâng cao chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế. Nông sản hữu cơ đang là sản phẩm được người tiêu dùng ở các nước công nghiệp ưa chuộng và có tiềm năng mở rộng thị trường ngày càng lớn. Quản lý dinh dưỡng tổng hợp cây trồng kết hợp với quản lý dịch hại tổng hợp là điều

kiện tiên quyết cho sản xuất bền vững các nông sản an toàn. Kết hợp các tiến bộ kỹ thuật về phân bón vi sinh vật, phân bón sinh học và kiểm soát sinh học dịch hại cây trồng, tạo ra giải pháp tổng hợp chăm bón cây và đất trồng là xu hướng phát triển chính của nền nông nghiệp hữu cơ bền vững, trong đó phân vi sinh vật là yếu tố cơ sở quan trọng.

Sản phẩm phân bón vi sinh vật trong tương lai không xa sẽ được tạo ra từ tổ hợp các vi sinh vật nhiều hoạt tính. Khi đó vi sinh vật trong phân bón vừa có nhiệm vụ cung cấp, chuyển hóa chất dinh dưỡng, tạo điều kiện cho cây trồng sử dụng dinh dưỡng hiệu quả hơn,vừa có tác dụng nâng cao độ phì của đất trồng, giảm thiểu các tác động sinh học và không sinh học bất lợi đối với cây và đất trồng.

ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM ƯU

ĐIỂM:

-Phân bón được bán rộng rãi trên thị trường thế giới.

- Sử dụng phân bón có thể tăng năng suất cây trồng lên rất nhiều.

- Sử dụng phân bón vi sinh giúp trả lại độ phì nhiêu cho đất bằng cách làm

tăng hàm lượng phospho và kali dễ tan trong đất canh tác. Các nhà khoa học đã kết

luận: sử dụng phân hữu cơ vi sinh làm tăng năng suất cây trồng, chất lượng sản phẩm tốt hơn, giảm ô nhiễm của hàm lượng NO3. Điều này cũng có nghĩa phân hữu cơ vi sinh đã góp phần quan trọng trong việc cải tạo đất, đáp ứng cho một nền nông nghiệp hữu cơ bền vững, xanh sạch và an toàn.

- Góp phần làm giảm các vấn đề ô nhiễm môi trường, ít gây nhiễm độc hoá chất trong các loại nông sản thực phẩm so với sử dụng phân bón hóa học.

- Giá thành hạ.

- Có thể sản xuất được tại địa phương và giải quyết được việc làm cho một số

lao động, ngoài ra cũng giảm được một phần chi phí ngoại tệ nhập khẩu phân hoá

học.

- Hiệu quả của vi sinh vật trong việc làm tăng khả năng sinh trưởng và phát triển cây trồng, tiết kiệm phân bón hoá học cũng như tăng năng suất, chất lượng nông sản.

- Các sản phẩm vi sinh như phân bón vi sinh vật cố định nitơ, phân giải photphat khó tan, chế phẩm vi sinh vật kích thích sinh trưởng thực vật.

- Một số loại phân bón được nhà nước trợ giá nên giá thành phù hợp với túi tiền của người nông dân.

NH

Ư Ợ C Đ I ỂM:

- Phân hữu cơ vi sinh là loại phân bón hiệu quả chậm, nên được sử dụng chủ yếu để bón lót với liều lượng như trên. Đối với phân NPK, tùy thuộc vào tập quán bón phân và thực tế canh tác có thể giảm đến 40-45% vào vụ thứ 3 khi sử dụng phân hữu cơ vi sinh, từ vụ thứ 4 trở đi có thể duy trì mức giảm 40-50% lượng NPK thông thường.

- Sự cạnh tranh giữa các thương hiệu gây chấn động về giá sản phẩm.

- Việc sử dụng phân bón hóa học gây thoái hóa đất.Nếu sử dụng nhiều gây ra

hiện tượng ô nhiễm đất.

- Nguyên liệu tuy rất nhiều nhưng khó thu gom và xử lý.Nguồn nguyên liệu sản xuất phân bón hóa học còn phụ thuộc nhiều vào nước ngoài.

- Trình độ sản xuất còn yếu kém, chất lượng sản phẩm còn thấp .

Một phần của tài liệu Tiểu luận công nghệ sản xuất phân bón (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w