vi sinh vật tuyển chọn và khả năng thích ứng của chúng với điều kiện môi
trường sử dụng phân vi sinh vật. Nhằm bảo đảm cho vi sinh vật sinh trưởng, phát triển và phát huy được hoạt tính sinh học của mình, cần thiết phải xác định được các yếu tố ảnh hưởng để từ đó kiểm soát chúng nhằm tạo điều kiện tối ưu cho hoạt động của vi sinh vật. Một số tác nhân chính ảnh hưởng đến hiệu lực của phân bón vi sinh vật được xác định như sau:
1. Thuốc diệt nấm, trừ sâu
Các loại hóa chất xử lý hạt giống chứa các kim loại nặng như thủy ngân, kẽm, đồng hay chì đều độc với vi sinh vật. Không nên nhiễm trực tiếp vi sinh vật lên hạt giống đã xử lý hóa chất diệt nấm chứa kim loại nặng.Trong trường hợp này,nên sử dụng phương pháp nhiễm vi sinh vật vào đất. Các hóa chất diệt nấm hữu cơ tuy ít độc hơn song cũng không tốt cho vi khuẩn.
Các chất này có thể không tiêu diệt vi sinh vật nhưng sẽ làm yếu hoặc làm mất hoạt tính sinh học của chúng. Không nên sử dụng phương pháp nhiễm hạt, nghĩa là trộn hạt giống với phân vi sinh vật khi hạt giống đã xử lý bằng hóa chất diệt nấm, trừ sâu.
Cho đến nay chưa có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến sự tồn tại và hoạt tính của vi sinh vật có ích. Các thuốc trừ sâu thông dụng như Carbofuran, Phorate, aldicarb đã được thử nghiệm và cho thấy với liều lượng khuyến cáo sẽ không ảnh hưởng đến sự tổn tại và hoạt tính sinh học của vi sinh vật sử dụng làm phân bón vi sinh vật.
2.Dưỡng khoáng chứa P
Tùy từng loại phân bón vi sinh vật mà ảnh hưởng của lân đối với hiệu lực của nó nhiều hay ít. Photpho là thành phần của enzyme nitrogenaza – enzyem cố định nitơ. Thiếu lân trong giai đoạn dài sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của vi khuẩn cũng như nốt sần và quá trình cố định nitơ. Kết quả nghiên cứu trên đất trồng lạc ở miền Bắc cho thấy, với liều lượng lân 50 - 80 kg
P2O5/ha năng suất lạc tăng 3 - 4 tạ/ha. Bón lân với lượng cao hơn, năng suất lạc không tăng thêm. Vi sinh vật phân giải lân có khả năng khoáng hóa lân hữu cơ
trồng, nghĩa là chỉ có tác dụng khi có sẵn nguồn lân vô cơ hoặc hữu cơ trong đất.
Sử dụng phối hợp vi sinh vật cố định nitơ, vi sinh vật chuyển hóa lân trên cơ sở có sẵn nguồn lân trong đất sẽ nâng cao hiệu lực của cả hai loại phân bón vi sinh vật này.
Ngoài các yếu tố dinh dưỡng đa lượng chính nêu trên, các nguyên tố trung lượng như Ca, Mg, S và vi lượng như Fe, Mo, Co, Ni ... cũng có nhiều ảnh
hưởng tích cực đến hoạt động của các vi sinh vật.
3. Độ chua của đất (pH đất)
Vi sinh vật đất nói chung và vi sinh vật sử dụng làm phân bón vi sinh nói riêng đều bị ảnh hưởng bởi độ pH đất, hoạt tính sinh học của chúng sẽ bị giảm trong điều kiện pH đất thấp vì tác động trực tiếp của pH thấp đến sự sinh trưởng của vi khuẩn hoặc gián tiếp thông qua việc hạn chế trao đổi chất dinh dưỡng.
Đất có pH thấp thường chứa ít các nguyên tố Ca, Mg P, Mo... và chứa nhiều nguyên tố độc hại với cây trồng như nhôm và mangan. Tuy nhiên vẫn có nhiều loại cây và chủng vi sinh vật tương ứng có độ mẫn cảm cao với pH thấp và ở điều kiện này, chúng vẫn có khả năng sinh tổng hợp các chất có hoạt tính sinh học. Đặc biệt người ta đã nghiên cứu, tuyển chọn và tạo ra được các vi sinh vật có khả năng thích ứng trong dải pH rộng và do vậy nhiều sản phẩm phân vi sinh vật có khả năng sử dụng cho mọi loại đất trồng với các độ pH khác nhau.
4. Nhiệt độ
Nhiệt độ không chỉ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của vi khuẩn mà còn ảnh hưởng cả đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng. Trong khi nhiệt độ đất ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sống của vi sinh vật đất và quá trình sinh tổng hợp các hoạt chất sinh học của chúng thì nhiệt độ không khí
ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây. Hoạt động của vi sinh vật chỉ đạt được mức độ cực đại trong khoảng nhiệt độ nhất định và bị ảnh hưởng rất lớn bởi độ ẩm đất. Dải nhiệt độ tốt nhất đối với các vi sinh vật làm phân bón vi sinh vật khoảng 25oC đến 35oC. Hiện nay các nhà khoa học đang tiến hành tuyển chọn các vi sinh vật có khả năng sinh trưởng tốt trong dải nhiệt độ rộng nhằm khắc phục ảnh hưởng của nhiệt độ đối với hiệu quả của phân bón vi sinh vật.
5. Độ ẩm đất
Độ ẩm đất có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển và sinh tổng hợp hoạt chất sinh học của vi sinh vật tồn tại trong đất. Thiếu nước vi khuẩn không di chuyển được, đồng thời cũng không sinh sản được và qua đó ảnh hưởng đến quá trình sinh tổng hợp hoạt chất sinh học. Thiếu nước đồng thời cũng ngăn cản sự phát triển của cây trồng qua đó ảnh hưởng gián tiếp trở lại hoạt động của vi sinh vật và vai trò của chúng. Tuy nhiên, nhiều vi sinh vật sống cộng sinh hoặc nội sinh trong cây vẫn có khả năng hấp thụ nước thông qua hệ thống rễ cây và như vậy có thể sống và sinh tổng hợp hoạt chất sinh học trong điều kiện đất khô hạn nhưng cây trồng vẫn còn sống. Đa số phân bón vi sinh vật chứa các vi sinh vật sống hiếu khí nghĩa là cần ô xy để sinh trưởng phát triển, do vậy nước dư thừa sẽ có hại cho quá trình sinh trưởng, phát triển của chúng.
6. Phèn, mặn
Trên vùng đất khô, phèn mặn có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sống của vi sinh vật. Nồng độ muối cao ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc màng tế bào
sinh vật. Gần đây, người ta quan tâm nhiều đến việc tuyển chọn các vi sinh vật chịu được nồng độ muối cao và kết quả đã tạo được một số loại phân bón vi sinh vật có khả năng thích ứng với độ phèn mặn cao.
7. Vi khuẩn cạnh tranh
Trong đất,nhất là ở các vùng trồng chuyên canh (độc canh) tồn tại rất nhiều các vi sinh vật tự nhiên. Các vi khuẩn này sẽ cạnh tranh với vi sinh vật hữu hiệu và làm giảm hiệu quả hoạt động của chúng. Việc lựa chọn các vi sinh vật có khả năng cạnh tranh cao có ý nghĩa rất lớn trong việc hạn chế ảnh hưởng của các chủng vi sinh vật tự nhiên khi sử dụng phân bón vi sinh vật. Bằng phương pháp amarge, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam đã tuyển chọn được một số chủng vi khuẩn có khả năng cạnh tranh cao sử dụng cho sản xuất phân bón vi sinh vật.
VI.
Ả NH H Ư Ở NG CỦA PH Â N BểN Đ ẾN VI SINH V ẬT
Bón các loại phân hữu cơ và vô cơ vào đất sẽ phát huy tác dụng nhanh hay chậm, nhiều hay ít phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động chuyển hoá của VSV đất.
Ngược lại, phân bón có tác dụng tốt tăng cường số lượng và hoạt tính VSV.Tuỳ loại phân bón khác nhau mà ảnh hưởng đến VSV ở những mức độ khác nhau.
1.
Ả nh hư ở ng c ủ a p h ân vô c ơ
Bón phân vô cơ một cách hợp lý có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển của VSV đất. Bón phân vô cơ cùng với phân chuồng và rơm rạ làm cho các loại hình VSV có ít như Azotobacter, VK ôn hoà, nitrat hoá, phân giải xenlulo tăng hơn 3 – 4 lần so với phân khoáng đơn thuần.
.2.
Ả nh hư ở ng c ủ a p h ân h ữ u c ơ
Các loại phân hữu cơ như: phân chuồng, phân xanh, bùn ao, rơm rạ,…
là nguồn dinh dưỡng tốt đối với cây trồng là nhân tố ảnh hưởng tốt đến thành phần cơ giới, kết cấu đất, độ ẩm,…của đất.Ngoài ra phân hữu cơ còn chứa sẵn một khối lượng rất lớn VSV.
Khi bón phân xanh hay phân chuồng cho đất thì làm tăng số lượng các VSV chuyên tính như Azotobacter, VK amôn, VK phân giải xenlulo đều được tăng từ 10 – 100%.
Ảnh hưởng của phân bón đến vi sinh vật đất ( bảng 1 và 2)
Công thức Vi khuẩn Nấm Xạ khuẩn VK phân giải xenlulo
Không bón 100 100 100 100
P2O5 + K2O 185 174 145 670
P2O5 + K2O + N
210 130 195 840
(Bảng1)
Loại phân pH
sau thí nghiệm
VSV tổng số
Xạ khuẩn Nấm
Không bón phân
5,5 538 150 3
Bón vôi 6,1 640 360 10
Phân chuồng 5,9 1136 610 16
Vôi + phân chuồng
6,1 1397 650 17
(Bảng2)
VII.PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN